Tiềm năng, thực trạng, xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LAI CHÂU

2.1. Tiềm năng, thực trạng, xu hướng phát triển

Việt Nam cú nhiều lợi thế phỏt triển du lịch mạo hiểm với địa hỡnh ắ là đồi nỳi, hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hang động đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia rộng lớn, và bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn, và hơn 3.000 km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều hòn đảo đá vôi....Đỉnh Fansipan, khu vực đỉnh Mã Pì Lèng, dãy Liang Biang là những điểm lý tưởng cho các hoạt động leo núi. Hệ thống hang động thu hút sự chú ý của những người ưa mạo hiểm trên khắp thế giới như tại Phong Nha – Kẻ Bàng với động Phong Nha – Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng. Bờ biển dài và các hòn đảo đẹp là địa điểm thuận lợi cho nhiều hoạt động du lịch mạo hiểm như lặn biển, đua thuyền buồm, lướt ván. Hệ thống sông và hồ dày đặc lại là tiềm năng cho các tour du lịch chèo thuyền, vượt thác, nhảy dù, dù lượn, khinh khí cầu… Ngoài lợi thế về địa hình, Việt Nam còn có lợi thế to lớn về văn hóa với 54 dân tộc, nhiều phong tục tập quán, lễ hội vẫn được duy trì và gìn giữ. Một số hoạt động du lịch mạo hiểm đã bắt đầu được thực hiện tại các địa điểm này đang được ưa chuộng trong thị trường khách quốc tế và nội địa.

Khu vực miền núi Đông bắc, Tây Bắc, miền Trung Tây Nguyên có lợi thế về điều kiện tự nhiên cùng với bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số, thuận lợi cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm ở Việt Nam. Đặc biệt, tuyến đường từ Đà Nẵng lên Kon Tum, từ Đà Lạt về Phan Rang, tuyến đường số 4 từ Cao Bằng đến Hà Giang, 2 tuyến đường tại Hà Giang (từ Thị xã Hà Giang lên Đồng Văn và từ Bắc Quang đến Hoàng Su Phì sang Xín Mần), tuyến đường vòng cung Tây Bắc từ Hoà Bình qua Sơn La lên Điện Biên, Lai Châu sang Sa Pa (Lào Cai) và từ thành phố Lào Cai đến Bắc Hà là những tuyến đường có cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và rất thích hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm như mô tô, ô tô, xe đạp.

Đỉnh Phan Xi Păng, khu vực đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), dãy núi Lang

28

Biang (Đà Lạt), dãy núi Yên Tử (Quảng Ninh), đỉnh Bạch Mã, vách núi hòn Phụ Tử ở Hà Tiên, là những nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch leo núi.

Ở Việt Nam còn có rất nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ thích hợp với các loại hình du lịch mạo hiểm như: thác Đầu Đẳng (Hồ Ba Bể), Thác Dray Sap, Dray Nu, Thác Dam Bri ở Tây Nguyên, Thác Bản Giốc (Cao Bằng) và nhiều thác nước khác ở vùng núi Đông bắc và Tây bắc. Bên cạnh đó, hệ thống sông, hồ dày đặc phù hợp cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm dưới nước như: hồ Ba Bể, hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà, hồ Núi Cốc và các con sông có độ dốc lớn như sông Đà, sông Mã, sông Lô, sông Krông Nô,... Hơn nữa Việt Nam có các dân tộc thiểu số với sự phong phú về sắc tộc và các giá trị văn hóa bản địa, điều đó góp phần tạo ra sự hấp dẫn lớn cho việc phát triển loại hình và các sản phẩm du lịch mạo hiểm.

Như vậy, tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam là rất lớn và phong phú với nhiều kiểu địa hình khác nhau, và các giá trị văn hóa đặc sắc, đặc biệt là vùng núi phía Tây Nguyên và vùng Tây Bắc trong đó có Lai Châu.

2.1.2. Thực trạng khai thác du lịch mạo hiểm tại Việt Nam

Du lịch mạo hiểm được Didier, một huấn luyện viên người Pháp, đưa vào Việt Nam vào năm 1995 - 1996 với các môn chơi như leo núi, vượt thác, lượn dù ở Đà Lạt. Tuy chưa phát triển nhưng việc tổ chức các loại hình du lịch vẫn được duy trì bởi một số cựu huấn luyện do ông Didier đào tạo. Từ những năm 2000, khi khách nước ngoài đến Việt Nam tăng mạnh, đã xuất hiện rất nhiều công ty chuyên tổ chức các hoạt động du lịch mạo hiểm trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các khu vực như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Sapa, là nơi tập trung nhiều khách du lịch quốc tế. Các hoạt động cũng trở nên phong phú hơn.

Về phía các cơ quan quản lý, Vụ Lữ hành và Tổng cục Du lịch trong mấy năm qua đã thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành và báo chí đi khảo sát các tuyến điểm du lịch ở hầu khắp cả nước. Qua đó, thấy được tiềm năng và thế mạnh để hình thành các tour du lịch mạo hiểm hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, chủ yếu mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ,… còn một phần rất lớn tài nguyên du lịch phong phú và quý giá để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm vẫn chưa được đẩy mạnh khai thác như vùng như Tây Nguyên, các vùng miền núi phía Bắc.

Một số doanh nghiệp lữ hành đã chủ động nghiên cứu, tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm cho khách quốc tế như: chương trình chinh phục đỉnh Fan Xi Păng,

29

đỉnh Lang Biang, đỉnh Bạch Mã, đèo Prenn, đi xe đạp địa hình, xe mô tô thể thao ở vùng núi, chèo thuyền kayak ở các hồ lớn,.... Các chương trình này đã thu được những kết quả nhất định cho doanh nghiệp và bước đầu góp phần hình thành và phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.

Các công ty khai thác du lịch mạo hiểm chưa có nhiều và đa phần là phục vụ khách nước ngoài. Có thể kể đến một số công ty lớn như Lửa Việt, Hồng Bàng, Fiditourist với các tour leo núi, trekking ngắn tại Đà Lạt, Cát Tiên, còn các tour xuyên rừng chinh phục đỉnh FanxiPang, xe máy vòng cung Tây - Đông Bắc... đa phần do các công ty tư nhân, văn phòng du lịch nhỏ thực hiện. Ở miền Bắc thịnh hành nhiều loại hình mạo hiểm hơn, phải kể đến Topas travel, Handspan travel, trekking có Footprint, Bufalo, tour xe đạp có Marco Polo, Sinh travel (Sinh cafe), Exotissimo (Pháp), canoeing và rafting có Handspan, Marco Polo...

Tại tỉnh Lâm Đồng các đơn vị được trao giấy xác nhận gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thử thách Việt, Công ty TNHH Mạo hiểm PTA, Công ty TNHH Kỳ nghỉ Cao Nguyên, Công ty TNHH Thể thao Cao Nguyên, Công ty TNHH Du ngoạn Đà Lạt, công ty TNHH Tắc Kè Xinh, công ty TNHH Chuyển động Việt, Chi nhánh công ty cổ phần Mạo hiểm Việt tại Đà Lạt, Công ty cổ phần Du lịch Lâm Đồng và Công ty cổ phần Sài Gòn Madagui. Theo đó, các công ty trên có thể khai thác kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm tại 6 địa điểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm: Hồ Tuyền Lâm (TP. Đà Lạt), thác Đatanla (TP. Đà Lạt), khu du lịch Thung lũng Vàng (huyện Lạc Dương), khu du lịch Madagui (huyện Đạ Huoai), thác Đasar (huyện Lạc Dương), sông Đạ Đờn (huyện Lâm Hà). Các loại hình tổ chức du lịch thể thao mạo hiểm mà các đơn vị trên được cấp phép khai thác gồm đu dây vượt thác, chèo thuyền vượt ghềnh thác, chèo thuyền Kayzak, đu dây Zipline, leo vách đá nhân tạo, đi bộ băng rừng (Trekking)…[Sở Du lịch tỉnh Lâm Đồng, 2019].

Theo các chuyên gia về du lịch, với địa hình phức tạp, núi non hùng vĩ, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là khách từ Mỹ và các nước châu Âu. Mặc dù du lịch mạo hiểm tại Việt Nam chưa phổ biến nhưng trên thực tế loại hình này đã được một số doanh nghiệp du lịch khai thác.

Tóm lại, du lịch mạo hiểm bước đầu được khai thác tại Việt Nam nhưng mới chỉ là sơ khai, chưa có tính chuyên nghiệp cao, chủ yếu là do các công ty địa phương tổ chức, các hoạt động cũng chưa nhiều và đa phần mang tính truyền thống. Việc thiếu hướng dẫn viên, thiếu kỹ thuật, thiếu đầu tư và quy hoạch, sản phẩm đơn điệu.. nên du lịch mạo hiểm tại Việt Nam nói chung còn manh mún, chất lượng còn chưa cao.

30

2.1.3. Xu hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại Việt Nam

Hiện nay du lịch mạo hiểm đã trở thành một trào lưu chính với sự xuất hiện của những nhóm rộng hơn, có thể là nhóm gia đình. Khách du lịch mạo hiểm thường có vài chuyến du lịch một năm và tìm kiếm kinh nghiệm và điểm đến mang tính đặc sắc và mới lạ. Khách du lịch mạo hiểm có xu hướng quan tâm hơn đến các hoạt động bảo vệ môi trường.

Việt Nam cú nhiều lợi thế phỏt triển du lịch mạo hiểm với địa hỡnh ắ là đồi nỳi, hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hang động đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia rộng lớn, và bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam. Đỉnh Fansipan, khu vực đỉnh Mã Pì Lèng, dãy Liang Biang là những điểm lý tưởng cho các hoạt động leo núi. Hệ thống hang động thu hút sự chú ý của những người ưa mạo hiểm trên khắp thế giới như tại Phong Nha – Kẻ Bàng với động Phong Nha – Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng. Bờ biển dài và các hòn đảo đẹp là địa điểm thuận lợi cho nhiều hoạt động du lịch mạo hiểm như lặn biển, đua thuyền buồm, lướt ván. Hệ thống sông và hồ dày đặc lại là tiềm năng cho các tour du lịch chèo thuyền, vượt thác…

Ngoài lợi thế về địa hình, Việt Nam còn có lợi thế to lớn về văn hóa với 54 dân tộc, nhiều phong tục tập quán, lễ hội vẫn được duy trì và gìn giữ. Một số hoạt động DLMH đã bắt đầu được thực hiện tại các địa điểm này đang được ưa chuộng trong thị trường khách quốc tế và nội địa.Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế về địa hình, cảnh quan tự nhiên và văn hóa, sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước cho loại hình DLMH vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch mạo hiểm tại lai châu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)