Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh cà mau (Trang 41 - 47)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng

* Địa hình: Địa hình là một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi…

Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo… thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.

* Khí hậu: Những nơi khí hậu điều hòa thường khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thường thích những điều kiện sau: Số ngày mưa tương đối ít vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, không khí ban đêm không cao, nhiệt độ nước biển ôn hòa (nhiệt độ thích hợp để tắm biển là 20 độ C) và ban ngày không có gió.

* Động vật: Động vật cũng là một nhân tố để góp phần thu hút khách du lịch.

Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loại động vật quý hiếm là đối tượng nghiên cứu và lập vườn bách thú.

* Thực vật: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa,… Rừng là nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự. Nếu thực vật phong phú và quí hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hóa với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên.

Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Ví dụ, khách du lịch Châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới nhiều cây leo, cây to và cao,…

* Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông ngòi, đầm… vừa tạo điều kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát triển từ thời đế chế La Mã. Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh. Những nước giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng là: Cộng hòa liên bang Nga, Bungari, Cộng hòa Séc, Pháp, Ý, Đức,…

* Vị trí địa lí cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch. Điều kiện về vị trí địa lí bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch;

khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhận khách du lịch. Nếu tỉnh nhận khách khu du lịch ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khía cạnh:

Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa; Khách du lịch

phải rút ngắn thời gian lưu trú lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều. Lẽ dĩ nhiên, những bất lợi trên của khoảng cách là đối với du lịch quần chúng với phương tiện đi lại là ô tô, tàu hỏa và tàu thủy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khoảng cách xa từ nơi đón khách tới nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kì.

* Các cảnh quan thiên nhiên

Trong định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng của Việt Nam, các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) được xác định là nguồn tài nguyên quý giá, cần được khai thác một cách hiệu quả và bền vững.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, được thiên nhiên ưu đãi, với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt, giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ. Vùng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, miệt vườn, sông nước… tập trung hầu hết ở các tỉnh. Đó là rừng dừa Bến Tre; Tràm Chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp); rừng tràm Trà Sư (An Giang); chợ nổi Cần Thơ - Tiền Giang với các loại trái cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang); rừng đước Năm Căn, Đất Mũi Cà Mau…

Sản phẩm đặc trưng của ĐBSCL là: “DLST, khai thác các giá trị văn hóa sông nước, miệt vườn, nghỉ dưỡng, sinh thái biển, đảo…”. Theo đó, Đề án Phát triển du lịch khu vực ĐBSCL đến năm 2020 đã chia thành 4 cụm du lịch, trong đó, cụm trung tâm gồm TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang với sản phẩm nổi trội là du lịch tham quan vùng sông nước, nghỉ dưỡng biển cao cấp. Cụm bán đảo Cà Mau gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, DLST tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng. Cụm duyên hải phía Đông gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm chủ đạo như du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng. Cụm Đồng Tháp Mười gồm 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp với các sản phẩm du lịch đặc trưng là DLST tại các khu rừng đặc dụng ngập

nước nội địa Đồng Tháp Mười.

1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế và văn hóa

*Dân cư, thành phần, phân bố dân cư và truyền thống

- Điều kiện về kinh tế: Kinh tế ảnh hưởng không nhỏ vào sự phát triển du lịch, nếu một quốc gia có tiềm năng về du lịch nhưng không có hoặc không đảm bảo được nguồn vốn để phục vụ du lịch thì cũng không thể thu hút được nhiều khách du lịch. Muốn phát triển du lịch phải đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, bởi vì ngành du lịch là ngành luôn luôn đi đầu về phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới. Đặc biệt phải có điều kiện về kinh tế để tạo lập các mối quan hệ với các bạn hàng trong cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch.

- Dân cư và lao động: Lao động của con người là yếu tố quan trọng đảm bảo cho nền sản xuất tồn tại và phát triển. Trong các tổ chức kinh doanh du lịch cũng vậy, lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng, họ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, tạo ra thu nhập quốc dân, làm cho ngành du lịch vận động và phát triển. Hơn thế nữa, những người lao động trong lĩnh vực du lịch còn thực hiện chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng văn hoá, giao tiếp, là đại diện cho một đất nước, một nền văn hoá trước du khách nước ngoài. Khách du lịch nước ngoài tiếp xúc với một đất nước mới lạ với một nền văn hoá mới mẽ, trước hết là thông qua hướng dẫn viên, lái xe, đến phục vụ buồng, bếp, những nhân viên này là cầu nối tình hữu nghị, mang những thông điệp đặc trưng về đất nước mình và nền văn hoá của đất nước mình, thuyết phục khách du lịch bằng những việc làm cụ thể và bằng văn hoá du lịch của mình. Nhờ vậy, số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động trong ngành du lịch nói chung, trong tổ chức kinh doanh du lịch nói riêng, sẽ quyết định chất lượng công tác kinh doanh của ngành và của tổ chức du lịch đó.

* Cảnh quan văn hóa

Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có hấp dẫn đặc biệt đối với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt đối với khách du

lịch.

Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hóa chung của loài người: Những giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút được khách du lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau.

Những giá trị lịch sử đặc biệt: loại này thường không nổi tiếng lắm và thường chỉ được các chuyên gia trong cùng lĩnh vực quan tâm. Tất cả các nước điều có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch.

Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu và thu hút được đa số khách du lịch với mục đích khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả các khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa hoặc tổ chức những hoạt động văn hóa đều được khách tới thăm và điều trở thành trung tâm du lịch văn hóa.

1.1.2.3. Các nhân tố khác

* Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng: Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người mà tốt sẽ thu hút được nhiều người đi du lịch bởi vì những người đi du lịch có ít thời gian vẫn có thể tham gia du lịch dưới hình thức “du lịch ngắn ngày”. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Do đó để phát triển du lịch thì chúng ta phải đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật như: các khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, trạm cung cấp xãng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao...

Các điều kiện về kỹ thuật ảnh huởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là cơ sở vật chất du lịch (của một cơ sở một vùng hay một đất nước) và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch (có thể là một cơ sở du lịch, có thể là một khu du lịch).

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả TNDL và việc thoả mãn các nhu cầu của khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội: Là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng… Đối với ngành du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vân tải. Hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện. Nó được xây dựng phục vụ dân địa phương, sau nữa là phục vụ khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong một chuẩn mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch.

- Về ý thức của người dân: Đối với người dân sống ở khu du lịch thì ý thức của họ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch. Hiện nay ở một số khu du lịch đang mắc phải các hiện tượng như: trộm cắp, cướp giật, ăn xin, xin tiền và một số hành lý của khách du lịch, điều này ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch và hoạt động phát triển du lịch. Khách du lịch không chỉ đến để tận hưởng những phong cảnh đẹp hay những ẩm thực về du lịch mà họ còn đến để thưởng thức nhũng nét văn hoá đặc sắc của vùng du lịch. Vì vậy, ý thức của người dân đóng vai trò quan trọng xây dựng nét văn hoá trong lòng khách du lịch. Đặc biệt hơn nữa nếu người dân chưa nhận thức được các di sản văn hoá ở khu vực nơi họ sinh sống rất có thể chính họ lại là những người tàn phá các di sản đó, đều này cũng gây ảnh hưởng sự phát triển du lịch.

* Các chính sách phát triển

- Đường lối chính sách: Đường lối chính sách là điều kiện quan trọng có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển du lịch. Có một cơ chế thông thoáng, rõ ràng, thống nhất về đầu tư phát triển du lịch, về vấn đề đón khách quốc tế (thủ tục vào tham quan Việt Nam) ... sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch phát triển và khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài vào du lịch thu hút ngày càng đông khách đến tham quan các điểm du lịch.

- Nguồn lực bên ngoài: Việc đặt các văn phòng đại diện ở nước ngoài sẽ giúp cho sự quảng bá ngày càng rộng rãi về các di tích, lễ hội, danh lam thắng cảnh... của Việt Nam với bạn bè quốc tế để thu hút mọi người đến tham quan và đầu tư ở Việt Nam. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nước hợp tác với Việt Nam để hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

- Tình hình chính trị, hòa bình ổn định: là tiền đề cho sự phát triển (đời sống) kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển về du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình, từ đó sẽ không thu hút được khách du lịch. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp của khách du lịch như: Tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nạn khủng bố…); Lòng hận thù của dân bản sứ đối với một số dân tộc nào đó (thường xuất phát từ các nguyên nhân tôn giáo, lịch sử đô hộ…); Các loại bệnh dịch như tả, sốt rét… Các nhân tố này đều ảnh hưởng một cách độc lập tới sự phát triển du lịch. Do vậy, nếu thiếu một trong các yếu tố ấy sự phát triển du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh cà mau (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)