Tài nguyên du lịch văn hóa và sự hấp dẫn của tài nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh cà mau (Trang 62 - 68)

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH CÀ MAU

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng ở Tỉnh Cà Mau

2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa và sự hấp dẫn của tài nguyên

TNDL nhân văn của Cà Mau khá dồi dào và mang đặc trưng của khu vực ĐBSCL nên có điều kiện tổ chức các loại hình du lịch văn hóa, tham quan di tích lịch sử, di tích tâm linh, DLCĐ gắn liền với sinh thái nhân văn của cộng đồng dân cư địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, với 41 di tích lịch sử văn hóa (trong đó có 12 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 29 di tích được xếp hạng cấp tỉnh), Ngoài ra, năm 2019 nghề gác kèo ong và muối ba khía Rạch Gốc của tỉnh Cà Mau vừa được

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tài nguyên nhân văn

TNDL nhân văn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch phải kể đến các di tích lịch sử như:

Di tích lịch sử - văn hóa Hòn Khoai, nằm ở phía Đông – Nam Mũi Cà Mau, cách đất liền hơn 14 km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích - thắng cảnh cấp quốc gia. Với diện tích khoảng 4km2, bãi biển Hòn Khoai hoang sơ và thơ mộng, đá chen cát, sóng chen đá, hòa quyện với làn nước biển trong xanh tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ vô cùng. Xung quanh hòn còn có nhiều hòn khác như Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Bên cạnh đó, nơi đây còn nổi tiếng bởi hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng, với trên 221 loài thực vật bậc cao, thuộc 78 họ đang sinh sống. Từ các loại cây ăn quả như: mít, xoài, dừa…đến những cây cổ thụ, cây hoa rừng xanh tốt quanh năm. Ở đảo còn có nhiều chim quý, ngoài những bầy chim nhạn, chim én còn có chim cao các.

Ngoài ra, phía trên đỉnh Hòn Khoai, có ngọn tháp hải đăng cao sừng sững, có tuổi đời hơn 100 năm do Pháp xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh. Đây chính là nơi dẫn đường cho các tàu hải quân, tàu đánh cá của ngư dân, là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Dù đã tồn tại gần 100 năm nhưng kiến trúc của nó vẫn còn khá nguyên vẹn. Tại tháp hải đăng này, ngày 13/12/1940, thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo quân nổi dậy khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Hòn Đá Bạc, thuộc xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau 50km đường thủy. Đây là một cụm hòn nằm nhô cao khoảng 50m so với mặt nước biển, gồm các hòn liền nhau: hòn Trọi, hòn Ông Ngộ và hòn Đá Bạc với tổng diện tích khoảng 6,5ha. Nơi đây có nét đẹp của rừng nguyên sinh hoang sơ, của đá núi sừng sững cao, của bờ biển vòng quanh tung bọt sóng vỗ. Hòn Đá Bạc có vị trí quan trọng

trong phong thủy và tâm linh, nằm ngoài cửa Kinh Hòn như định hướng cho thuyền về cửa, gió to sóng cả đảo chở che. Trong dân gian đến nay còn truyền tụng nhiều câu chuyện thần thoại về Đức Ông - loài cá voi lớn thường hiện lên cứu người và thuyền ngoài khơi. Từ đó, cứ mỗi chuyến đi làm ăn ngoài khơi xa lại đến cầu xin Đức Ông được thuận buồm xuôi gió..

Những câu chuyện truyền thuyết về Hòn Đá Bạc xưa, nay trong thời hiện đại lại được tiếp tục viết thêm bởi câu chuyện có thật, huyền thoại về công tác bảo vệ an ninh của Tổ quốc. Đó là câu chuyện về chuyên án CM12 (Hai chữ cái CM lấy hai chữ cái đầu của Cà Mau, còn 12 là ngày xuất phát của toán biệt kích- 12 tháng 5 năm 1981).

Hòn Đá Bạc, nơi ghi dấu chiến công vẻ vang của các lực lượng Công an nhân dân, đã trở thành Di tích lịch sử quốc gia. Tại đây vào dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-2010), bức Tượng đài chiến thắng và tượng Bác đã được dựng trên đỉnh cao nhất của Hòn Đá Lớn. Trong không gian linh thiêng của Hòn Đá Bạc còn có phòng trưng bày về lịch sử và chiến công của hòn đảo cùng với đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, như là một khẳng định vững trãi chủ quyền vùng biển Tây của Tổ quốc. Hòn Đá Bạc không chỉ là địa danh thiêng của người dân Kinh Hòn, đó còn là đất thiêng của truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Hồng Ân Thƣ Quán, là một di tích lịch sử cách mạng hết sức giá trị, tọa lạc tại số 43, đường Phạm Văn Ký, phường 2, thành phố Cà Mau. Ngôi nhà với diện tích xây dựng 74m² (ngang 3,7m, dài 20m) mặt quay về hướng Đông Bắc, giáp chợ Cà Mau, trên bờ kinh Xáng, là một căn phố trong dãy phố lầu 2 tầng được thực dân Pháp xây dựng khoảng năm 1900, được gọi là nhà ngủ Á Châu (còn gọi là phố ông Sơn). Trải qua thời gian dài với chiến tranh ác liệt nhưng đến nay di tích vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà gốc, được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ nguyên giá trị. Tháng 1/1929, Chi hội Việt Nam thanh niên cách mạng thị trấn Cà Mau được thành lập, với nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, giáo dục ý thức cách mạng trong nông dân, công nhân, học sinh, trí thức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ. Trong phong trào đấu tranh đó, Chi hội mở hiệu sách “Hồng Anh Thư Quán” bán các loại

sách báo tiến bộ đương thời được xuất bản tại Sài Gòn. Sau một thời gian hoạt động tích cực, Hồng Anh Thư Quán đã gây ảnh hưởng tư tưởng sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, tạo tiền đề chính trị cho sự ra đời của các cơ sở Đảng Cộng sản sau này.

Với ý nghĩa là ngọn cờ tiên phong trong phong trào cách mạng tại Cà Mau, Hồng Anh Thư Quán đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 04/8/1992. Trở thành một địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách đam mê tìm hiểu về văn hoá, lịch sử vùng đất Cà Mau và là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cánh mạng cho thế hệ trẻ.

Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia Chùa Quan Âm Cổ Tự, gắn với thời kỳ khai khẩn đất và Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự mà dân gian hay gọi chùa Phật Tổ là một di tích kiến trúc tâm linh độc đáo còn lưu giữ được dáng vẻ đặc trưng của một mái đình Nam Bộ xưa. Tọa lạc tại phường 4, thành phố Cà Mau. Chùa được xây dựng vào năm 1840, mang đậm lối kiến trúc cổ của thế kỷ 19, đây là nơi truyền giáo Phật pháp sớm nhất ở vùng đất Cà Mau. Nguyên cách gọi tên chùa Phật Tổ là do sự tôn kính từ lâu đời của người dân vùng Cà Mau với vị hòa thượng lập dựng chùa: Hòa thượng Thích Trí Tâm. Chùa đã qua nhiều lần tu sửa, lần đại trùng tu là vào năm 1937. Tuy nhiên về cơ bản vẫn giữ được hiện trạng của ngôi chùa cổ. Mái chùa hình quả ấn, lợp ngói máng, kiến trúc sắc nét, mô phỏng mái đình ở vùng ĐBSCL. Mái được chia thành phần nóc chính và mái nghi môn. Phần nóc chính thể hiện giá trị nghệ thuật đặc sắc của ngôi cổ tự với hình lưỡng long tranh châu cách điệu, bên dưới là phù điêu, hình ảnh mô tả cảnh thiên nhiên. Mặt chính trên nóc chùa đề 6 chữ: “Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự”. Các hiện vật phụng thờ như tượng gỗ, khánh gỗ, độc bình, chuông đồng, câu đối, sắc phong của vua ban… vẫn còn lưu giữ, minh chứng cho sự phát triển Phật giáo của thời kỳ người Việt bắt đầu những bước tiến quan trọng trong công cuộc khẩn hoang và hình thành một xã hội cộng cư với ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trên vùng đất phương Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Phật Tổ là nơi che giấu các chiến sĩ cách mạng. Chùa Phật Tổ cũng là ngôi chùa đầu tiên của tỉnh Cà Mau vinh dự được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 24/11/2000. Chùa Phật Tổ

là niềm tự hào của người dân Cà Mau, trở thành địa điểm du lịch hút khách về tham quan, chiêm bái và khám phá về đời sống tâm linh của đồng bào nơi vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Đình Tân Hƣng, cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước. Đình được xây dựng năm 1907, trải qua chiến tranh đã bị hư hỏng toàn bộ. Còn giữ lại phần nền cao 0,5m, diện tích khoảng 25m2. Trên nền đó, nhân dân dựng lại một ngôi đình khác nhỏ hơn có diện tích 45,5m2. Đình được sắc phong (Thần Hoàng Bổn cảnh) của vua Tự Đức Đệ ngũ niên. Hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức cúng đình để cầu quốc thái dân an. Tuy nhiên, tại vùng ven thành phố Cà Mau trong thời kỳ kháng chiến, tại đình này đã diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng. Đình Tân Hưng là nơi đầu tiên của Cà Mau treo cờ Đảng năm 1930. Nơi đây còn là vị trí đóng quân của Bộ chỉ huy mặt trận Tân Hưng. Mặt trận này đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia chống thực dân Pháp, cản không cho chúng từ Cà Mau tấn công vùng nông thôn hàng tháng trời để xây dựng căn cứ kháng chiến cho Việt Minh. Thắng lợi của mặt trận Tân Hưng thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, linh hoạt của Đảng, tạo niềm tin cho mọi tầng lớp nhân dân vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Khu chứng tích tội ác chiến tranh Hải Yến – Bình Hƣng, ở ấp Thanh Đạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Theo quy luật tự nhiên, nơi nào có áp bức, đàn áp ắt phải có đấu tranh. Nhân dân Phú Mỹ, Tân Hưng nói riêng và cả miền Nam nói chung đã đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa (1959-1960). Bọn Bình Hưng ráo riết thực hiện những cuộc càn quét, bắt bớ, chém giết rất man rợ. Chúng đã đưa về đây một cuộc thí nghiệm tra tấn, giết người bằng nhiều cách hết sức dã man, tàn nhẫn, không còn tính đồng loại. Hiện nay, gần 30 ha đất còn lại cùng với các tài liệu, tư liệu lịch sử của các nhân chứng sống… Di tích là một bằng chứng hùng hồn chứng minh những âm mưu và tội ác đẫm máu của bọn Mỹ-Ngụy nói chung. Nó càng khiến lòng căm thù của nhân dân và đồng bào ta càng thêm sâu sắc hơn, nung nấu thêm lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng, quyết đánh đuổi kẻ thù giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà.

Lễ hội

Lễ hội ở Cà Mau, ngoài tết cổ truyền của người Việt Nam, còn có một số lễ hội mang tính chất vùng thông qua đó du khách có thể khám phá đời sống tâm linh của những con người Cà Mau thông qua những lễ hội đặc trưng như:

Lễ hội Nghinh Ông tại cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng 2 âm lịch để cầu cho sóng yên gió lặng, người dân ra khơi được “xuôi thuyền, mát mái”;

Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu ngày 23/3 âm lịch tại chùa Bà Thiên Hậu, Phường 2, TP Cà Mau, người dân tập hợp đông đúc để cầu bình an, làm ăn thuận lợi, trả lễ và rước lộc của bà về nhà;

Lễ hội Chol Chnăm Thmây, Đolta, Okombok của người Khmer tại chùa Monivongsa và một số ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh… Các lễ hội đã thể hiện phần nào nét tín ngưỡng văn hoá cũng như sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc Kinh - Hoa - Khmer.

Các làng nghề truyền thống như chiếu Tân Thành, tôm khô Rạch Gốc; hầm than đước ở huyện Ngọc Hiển; nghề làm mắm ba khía Rạch Gốc; nghề làm đũa đước ở Năm Căn; dưa bồn bồn ở Cái Nước… đã góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Cà Mau.

Với tính đa dạng về tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên khá đặc sắc, Cà Mau hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch không trùng lặp không chỉ đối với hoạt động phát triển du lịch của bản thân địa phương Cà Mau mà còn không trùng lập với sản phẩm du lịch của nhiều địa phương khác trong khu vực. Điều này sẽ tạo cho du lịch Cà Mau có được sức hấp dẫn du lịch riêng và đây sẽ là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch Cà Mau trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt Nam. Khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm du lịch đang là yếu tố cản trở sự phát triển, làm hạn chế tính hấp dẫn du lịch Việt Nam nói chung, du lịch các “vùng miền” và các địa phương nói riêng. Hơn nữa các tài nguyên này được phân bố ở các vị trí khá thuận lợi cho việc khai thác phục vụ phát triển du lịch, thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình tham quan du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch trở về cội nguồn, du lịch tham quan làng nghề, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch

tham quan làng nghề, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch cộng đồng gắn với sinh thái nhân văn của cộng đồng dân cư địa phương, nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá, trải nghiệm… đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch của khu vực và trên thế giới có sức cuốn hút du khách hết sức mạnh mẽ.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay là ở một số nơi đất di tích còn bị xâm hại, nhiều điểm chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở hạ tầng tại các khu di tích chưa được đầu tư, hệ thống giao thông đi đến một số điểm chưa thuận tiện, một số hạng mục tại các điểm công trình thi công chậm tiến độ ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị di tích.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh cà mau (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)