Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH CÀ MAU
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng ở Tỉnh Cà Mau
2.2.3. Các nhân tố khác
Về cơ chế chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Cà Mau chính quyền địa phương các cấp đã ban hành các văn bản chỉ đạo phát triển ngành du lịch địa phương với mục tiêu khai thác các lợi thế về tài nguyên, khí hậu, lợi thế tự nhiên để phát triển du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng du lịch - dịch vụ, giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, nâng cấp cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nâng cao vị thế du lịch tỉnh Cà Mau.
Dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 24/07/2012, về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Việc ban hành quyết định dựa trên quan điểm: Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau nhanh, đồng bộ và vững chắc trên cơ sở phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các địa phương trong khu vực ĐBSCL,
đặc biệt là mối quan hệ với thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có các văn bản khác như là Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 theo Quyết định số 163/2008/QĐ- TTg ngày 11/12/2008, Quyết định 1363/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Đất Mũi giai đoạn 2015 – 2020, Đề án 01/ĐA- SVHTTDL xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Đất Mũi giai đoạn 2015 – 2020, Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt điều chỉnh dự án bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VIII, kỳ họp thứ ba về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Công văn số 1273/TCDL-VP ngày 23 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục Du lịch về việc thỏa thuận phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Thông báo số 23-TB/TU ngày 07 tháng 10 năm 2011 của Tỉnh ủy Cà Mau về ý kiến của Ban thường vụ Tỉnh ủy đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch số 50-KH/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 14/4/2017 thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy… qua đó cho thấy Cà Mau luôn khẳng định vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển của tỉnh.
2.2.3.2. Yếu tố nguồn nhân lực
Hiện tại, hầu hết đội ngũ lao động trong cơ quan QLNN, các đơn vị sự nghiệp và từ cấp trưởng, phó phụ trách bộ phận trở lên tại các doanh nghiệp đều tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học. Còn lại phần lớn người lao động là nhân viên phục vụ và lao động khác trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ khách du lịch chỉ tốt nghiệp phổ thông, chưa qua đào tạo kể cả nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.
Nhìn chung, chất lượng lao động của ngành du lịch Cà Mau còn thấp thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo, thực tế được qua đào tạo chỉ chiếm khoảng từ 30 –
40%. Có thể nhận thấy tỉ lệ lao động ngành du lịch qua đào tạo tuy có tăng qua các năm nhưng lao động chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỉ lệ cao làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động du lịch.
Xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Do đó, thời gian qua ngành du lịch không ngừng quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch, có nghiệp vụ tay nghề cao, phẩm chất tốt,… nhất là tổ chức nhiều chuyến học tập, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch trong và ngoài nước, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lí nhà nước về du lịch, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều rà soát nhu cầu và bố trí một phần kinh phí để phối hợp các trường đào tạo nghề du lịch.
Từ năm 2016 – 2018, tỉnh đã bố trí ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo kiến thức chuyên về du lịch; tổ chức 06 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ du lịch cho gần 400 đối tượng quản lí nhà nước ở địa phương, đội ngũ quản lí, nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch chủ động liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, chất lượng cao, có kĩ năng và kiến thức nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới. Đến nay, lực lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch khoảng trên 5.000 người.
Bảng 2.3. Số lao động ngành du lịch tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị: Người Năm
Thị trường
2015 2016 2017 2018
Tổng số 3.050 3.050 4.840 5.100
Đại học & trên Đại học 112 112 553 600
Cao đẳng, Trung cấp 94 94 845 1000
Đào tạo khác 856 856 1.377 1.500
Chƣa qua đào tạo - - 2.065 2.000
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Cà Mau
2.2.3.3. Thị trường khách du lịch
Thời gian qua Cà Mau chủ yếu thu hút khách du lịch nội địa kết hợp giữa công tác, hội nghị, thăm người thân và tham quan, du lịch.
Thời gian hiện nay và sắp tới mở rộng thị trường khách du lịch hướng đến nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học… để tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ; thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Chú trọng khách du lịch tham quan, trải nghiệm, khám phá cảnh quan thiên nhiên,…
Đối với thị trường khách quốc tế ưu tiên khai thác thị trường mục tiêu như:
Mỹ, Úc, các nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản). Đồng thời mở rộng thị trường các nước Tây Âu (Anh, Pháp), Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia…) trong đó, đặc biệt chú ý mối liên hệ bằng đường biển và tuyến hàng lang ven biển phía Nam, chú trọng phân khúc thị trường khách du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng biển, du thuyền, vui chơi giải trí.
2.2.3.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
Điều kiện về CSHT-VCKT thể hiện tính tiện nghi của SPDL, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của du khách khi trải nghiệm DLCĐ. Đây là những điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách khi đi đến một địa điểm du lịch nào đó như đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc sức khỏe…
Các yếu tố này bao gồm hạ tầng giao thông, điện, nước... cơ sở lưu trú, địa điểm vui chơi, trung tâm mua sắm và các điều kiện khác như trạm xăng, sửa chữa xe... Đây được xem là các yếu tố cơ bản để phát triển DLCĐ, vì là điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc khai thác TNDL, một địa điểm có TNDL hấp dẫn, nếu không xây dựng hệ thống CSHT-VCKT để phục vụ khai thác thì tài nguyên đó vẫn chỉ là tiềm năng và ngành du lịch không thể phát triển mạnh.
Để đánh giá tiêu chí này tác giả tiến hành khảo sát với nội dung “Đánh giá điều kiện CSHT-VCKT phục vụ du lịch của các điểm du lịch cộng đồng, tỉnh Cà Mau”. Trong đó bao gồm: hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống và các
cơ sở phục vụ khác.
2.2.3.5. Hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông tỉnh Cà Mau từng bước được hoàn thiện, cụ thể như sau:
Nhìn chung, về hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch hiện nay đã khá thông thoáng, đường xá được đầu tư nâng cấp sửa chữa. Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến quan trọng là quốc lộ 1A, quốc lộ 63 và tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam kết nối Cà Mau với Kiên Giang và Campuchia. Đường đến Cà Mau từ thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh trong vùng ĐBSCL thuận tiện, với hàng loạt các công ty dịch vụ vận chuyển tại bến xe khách Cà Mau. Tuyến Quốc lộ 1A nối các tỉnh trong vùng và về đến Đất Mũi, hoạt động khai thác tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Năm Căn – Đất Mũi của các hãng dịch vụ vận chuyển hành khách ngày càng sôi động.
Đường thủy ở Cà Mau khá phát triển với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với các sông lớn như sông Bảy Háp, Gành Hào, Sông Trẹm, Sông Đốc…Từ Cà Mau có thể đi bằng đường thủy đến Cần Thơ, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tháng 7 năm 2020 Cà Mau đưa vào hoạt động tuyến cao tốc biển từ Cà Mau đi đảo Nam Du và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đây là tuyến du lịch biển, đảo đầu tiên của tỉnh Cà Mau, có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Cà Mau. Đây còn là sản phẩm du lịch mới giúp du khách có thêm những trải nghiệm thú vị, tạo sức bật mới cho du lịch Cà Mau, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần tăng doanh thu du lịch, tạo điều kiện giúp ngành du lịch nơi tận cùng cực nam Tổ quốc sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Ngoài tuyến đường bộ, Cà Mau còn có sân bay với tuyến bay Cà Mau đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, giúp rút ngắn thời gian di chuyển của du khách đi từ thành phố Hồ Chí Minh. Theo QHTT PTDL tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, sắp tới sẽ hình thành Cụm du lịch Năm Căn – Đất Mũi – Hòn Khoai: đây là cụm du lịch quan trọng nhất của du lịch Cà Mau với khả năng thu hút khách du lịch rất cao nếu hình thành được các điểm đón tiếp khách ngay tại Đất Mũi, có thể xây dựng một sân bay trực thăng để đón khách trực tiếp từ TPHCM xuống hay từ Phú Quốc lên hoặc từ Côn Đảo sang.
Do đó, hạ tầng giao thông là yếu tố cực kì quan trọng trong việc phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Về cơ bản, DLCĐ tỉnh Cà Mau vẫn sử dụng chung hệ thống giao thông của phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác. Vì vậy, việc đánh giá hạ tầng giao thông là đánh giá chung về sự thông thoáng, thuận tiện, đầy đủ của các tuyến đường giao thông. Với nội dung khảo sát này, kết quả đánh giá của du khách như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá hạ tầng giao thông phục vụ du lịch cộng đồng Cà Mau Mức đánh giá Tổng Kém Trung bình Khá tốt Rất tốt
Du khách (người) 130 33 73 24 0
Tỉ lệ (%) 100 25.4 56.2 18.5 0.0
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020
Kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện hạ tầng giao thông phục vụ CLCĐ của Cà Mau được đa số du khách đánh giá ở bậc 2 – “Trung bình”, chiếm 56.2%. Không có du khách nào đánh giá ở bậc “Rất tốt”, số du khách đánh giá “Khá tốt” chiếm tỉ lệ khá cao 18.5%, đáng chú ý, có đến 25.4% du khách đánh giá ở bậc 1. Như vậy, điều kiện hạ tầng giao thông phục vụ du lịch của địa phương chưa được đánh giá cao, thể hiện thông qua ý kiến đánh giá của du khách chỉ ở mức có những điều kiện giao thông cơ bản, nhưng chưa đầy đủ, chưa tiện nghi.
Theo ý kiến đánh giá trả lời phỏng vấn trực tiếp của người dân tại các điểm khảo sát, về hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch có nhiều cải thiện. Từ năm 2015, cầu Năm Căn được khánh thành, tạo nên sự xuyên suốt trên tuyến đường từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi, đường đến các KDL Khai Long, Đất Mũi cũng được xây mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của khách tham quan đến các điểm du lịch khu vực Mũi Cà Mau. Còn tại điểm du lịch Hòn Đá Bạc đã xây được cầu nối từ đất liền ra đảo rất thuận tiện cho du khách đến tham quan. Một số tuyến đường đến các điểm du lịch như KĐDSH Sông Trẹm, Hòn Đá Bạc, VQG U Minh Hạ bị xuống cấp, đường nhỏ hẹp chỉ đủ không gian xe khách từ 7 chỗ trở xuống, đây cũng là điểm hạn chế, gây khó khăn cho việc phục vụ các đoàn khách có số người đông.
Ngoài ra, nhiều du khách tỏ ra không hài lòng vì tại nhiều tuyến giao thông đến các điểm du lịch mặt đường xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, xuất hiện nhiều hố to làm cho việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Với những đoạn đường đã sửa chữa thì lại có quá nhiều bụi, gây khuất tầm nhìn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người đi đường, vấn đề này cũng tạo nên tâm lí e ngại cho nhiều du khách.
2.2.3.6. Cơ sở lưu trú
Phần lớn các cơ sở lưu trú hiện chỉ tập trung tại thành phố Cà Mau. Đến nay, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đều quan tâm nâng cao chất lượng; dịch vụ du lịch được nâng cao hơn trước như: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Khuyến khích đầu tư, nâng cấp cơ sở lưu trú tiêu chuẩn cao có quy mô từ 3 sao trở lên, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, hướng dẫn cho các điểm du lịch cộng đồng như: đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, xây dựng phát triển sản phẩm du lịch mới phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Bảng 2.5. Cơ sở lưu trú tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2014 - 2018 Năm
Cơ sở 2014 2015 2016 2017 2018
Khách sạn 1-3 sao 17 23 30 37 39
Khách sạn 4-5 sao 0 0 0 1 1
Homestay 5 6 8 9 9
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể Thao – Du lịch Cà Mau
Bên cạnh việc đi lại tham quan, nhu cầu về chỗ ở, nghỉ ngơi cũng là nhu cầu thiết yếu của du khách khi đi du lịch. Vì vậy, việc cung cấp cơ sở lưu trú cho du khách là vấn đề cần được chú trọng quan tâm hàng đầu. Chất lượng và số lượng của các cơ sở lưu trú cũng góp phần không nhỏ vào việc đánh giá chất lượng của DLCĐ. Hiện nay, số lượng cơ sở lưu trú trong địa bàn tỉnh gia tăng trong vòng 05 năm qua, cụ thể là:
Bảng 2.6. Chi tiết các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch tỉnh Cà Mau
2014 2015 2016 2017 2018 1. Số cơ sở lưu trú (Cơ sở) 473 290 387 401 403
- Khách sạn 55 56 67 71 71
- Nhà nghỉ 418 234 320 330 332
2. Số phòng nghỉ (Phòng) 5125 4.269 5430 5675 5704
- Khách sạn 1424 1650 1940 2132 2.132
- Nhà nghỉ 3701 2619 3490 3543 3.572
3. Số giường nghỉ (Nghìn giường)
5,96 4,92 6,34 6,75 7,35
- Khách sạn 2,11 2,28 2,80 3,10 3,10
- Nhà nghỉ 3,85 2,64 3,54 3,65 4,25
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau
Trong tương lai, mục tiêu của tỉnh sẽ nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú, đặc biệt chú trọng hệ thống lưu trú tại nhà dân (homestay), đảm bảo đến năm 2030 có khoảng 11.700 buồng khách sạn.
Kết quả khảo sát việc đánh giá của du khách đối với hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ DLCĐ tại một số huyện phát triển DLCĐ nổi bật ở Cà Mau cho thấy điều kiện cơ sở lưu trú của địa phương khá tốt.
Bảng 2.7. Đánh giá cơ sở lưu trú phục vụ du lịch cộng đồng Cà Mau
Mức đánh giá Tổng Kém Trung bình Khá tốt Rất tốt
Du khách (người) 130 22 84 22 0
Tỉ lệ (%) 100 16.9 64.6 16.9 0.0
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020
Cụ thể, kết quả đánh giá có 64.6% du khách đánh giá ở bậc 2 - “Trung bình”
về cơ bản có các cơ sở phục vụ lưu trú nhưng chưa đầy đủ, tiện nghi và chất lượng chưa cao. Số du khách đánh giá “Khá tốt” chiếm 16.9%, trong khi đó có đến 16.9%
du khách đánh giá ở mức “Kém” và không có du khách đánh giá “Rất tốt”.
Kết quả phỏng vấn trực tiếp cũng cho kết quả tương tự, nhiều du khách và