Sự tham gia phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh cà mau (Trang 94 - 102)

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH CÀ MAU

2.4. Kết quả khảo sát về các nhân tố và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Cà Mau

2.4.2. Sự tham gia phát triển du lịch cộng đồng

Hầu hết người dân đều đồng tình với quan điểm cho rằng DLCĐ là loại hình du lịch tham quan làng bản, người dân tham gia, quản lý hoạt động du lịch chiếm tỷ lệ đồng ý (hoàn toàn đồng ý) trên 88.6%; Mặt khác người dân phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, tài nguyên văn hóa địa phương chiếm tỷ lệ

74.0%, đặc biệt 78.6% người dân đồng ý DLCĐ là loại hình du lịch giúp du khách trải nghiệm bản sắc CĐĐP. Còn 66.7% là tỷ lệ người dân đồng ý DLCĐ nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các cá nhận, tổ chức cũng như chính quyền địa phương.

Bảng 2.14. Quan điểm nhận thức của người dân về du lịch cộng đồng

Nội dung Giá trị trung

bình (Mean)a

Tỉ lệ đồng ýb

(%)

Tham quan làng, xã 4.30 88.6

Có trách nhiệm bảo về tài nguyên môi trường văn hóa

3.93 74.0

Người dân tham gia vào hoạt động du lịch

3.93 70.7

Trải nghiệm bản sắc CĐĐP 3.82 78.6

Người dân được hưởng lợi về kinh tế xã hội

3.81 67.3

Do CĐĐP sở hữu, quản lí 3.79 68.6

Nhận được sự giúp đỡ của cá nhân, tổ chức chính quyền địa phương.

3.76 66.7

Nguồn: Kết quả khảo sát 2020 – Phụ lục 6

Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng cho thấy quan điểm của họ về tác động của DLCĐ trên cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường, cụ thể trong bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.15. Nhận thức của người dân về tác động của DLCĐ

Nội dung Giá trị trung

bình (Mean)a

Tỉ lệ đồng ýb (%) Tích cực

Tạo ra nguồn quỹ để phát triển cộng đồng 4.18 85.4 Tăng thêm thu nhập cho người dân địa

phương

3.99 62.0

Nội dung Giá trị trung bình (Mean)a

Tỉ lệ đồng ýb (%) Tạo thêm việc làm cho người dân địa phương 4.42 98.0 Giúp cho đời sống của người dân được cải

thiện

3.98 78.0

Giúp giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa 4.11 79.3 Giúp tăng lòng tự hào về văn hóa cộng đồng 3.81 70.6 Tạo ra vai trò công bằng giữa nam giới/phụ

nữ, người già/người trẻ tuổi

4.02 76.0

Thành lập tổ chức được quản lý bởi cộng đồng

3.85 74.7

Cộng đồng có quyền trong việc phát triển hoạt động du lịch

3.93 74.7

Tạo sự giao lưu giữa người dân địa phương và khách du lịch

3.95 75.3

Giúp nâng cao nhận thức cho người dân về việc bảo vệ môi trường

3.84 69.4

Có ý thức về việc quản lý chất thải 3.75 68.7

Tiêu cực

Làm tăng giá cả hàng hoá 4.01 76.6

Làm gia tăng tệ nạn xã hội 3.48 53.3

Làm gia tăng ô nhiễm môi trường 3.27 44.7

Làm tổn hại chuẩn mực đạo đức của cộng đồng

3.25 48.0

Làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày 3.20 44.6 Khó tìm ra một không gian yên tĩnh trong

khu vực sinh sống của người dân

3.31 49.3

Làm thương mại hóa giá trị văn hóa địa phương

3.42 50.6

Nguồn: Kết quả khảo sát 2020 – Phụ lục 6

Nhìn chung, hầu hết người dân đều đồng ý về những tác động tích cực của DLCĐ nhất là việc tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, chiếm tỷ lệ 98%,

giúp giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, chiếm tỷ lệ 98%; riêng việc tạo ra vai trò công bằng giữa nam giới/nữ giới, người già/người trẻ tuổi chiếm 76.0% và tỷ lệ đồng ý thấp nhất là giúp người dân có ý thức về việc quản lý chất thải chỉ chiếm 68.7%, giá trị trung bình của thang đo này đạt 3,75/5 điều này cho thấy người dân gần như không có ý kiến về tác động này. Trong khi đó, tỷ lệ người dân đồng ý về những tác động tiêu cực của DLCĐ như làm tổn hại chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày, người dân khó tìm ra một không gian yên tĩnh trong khu vực sinh sống của họ, chiếm tỷ lệ 48 – 49.36%; tỷ lệ đồng ý cao nhất là du lịch làm tăng giá cả hàng hóa, chiếm 76,6% và tỷ lệ thấp nhất là việc làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày địa phương, chiếm 44.6%; còn tỷ lệ người dân đồng ý du lịch cộng đồng làm tăng ô nhiễm môi trường chiếm 44.7%;

làm tăng tệ nạn xã hội chiếm 53.3%.

* Chia sẻ lợi ích và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững từ DLCĐ

Theo nguyên tắc này, cộng đồng tại địa phương phải được hưởng lợi như các thành phần khác khi tham gia hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Lợi ích kinh tế sẽ được phân chia công bằng cho tất cả các thành viên tham gia và một phần tái đầu tư cho cộng đồng về cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Trên thực tế, tại Cà Mau nhờ hoạt động du lịch phát triển nền kinh tế của địa phương đã được cải thiện nhiều, hàng năm, nguồn thu từ hoạt động du lịch đều được cơ quan, đơn vị trích nộp cho ngân sách nhà nước theo quy định; cơ sở hạ tầng đến các khu điểm du lịch được chỉnh trang, nâng cấp; du lịch phát triển tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho CĐĐP, du lịch thực sự đã mang lại lợi ích cho cộng đồng.

* Thực trạng tham gia du lịch của người dân

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người dân địa phương thỉnh thoảng gặp gỡ hoặc trò chuyện với khách du lịch, chiếm tỷ lệ 68.67% còn mức độ không bao giờ chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 4.0% trong khi đó tỷ lệ người dân có thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch thì chiếm 27.33%.

Nguồn: kết quả khảo sát 2020 – Phụ lục 6 Biểu đồ 2.2. Mức độ người dân gặp gỡ, trò chuyện hay giúp đỡ khách du lịch

Nguồn: kết quả khảo sát 2020 – Phụ lục 6 Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ người dân tham gia vào hoạt động du lịch

Trong số những người dân được khảo sát thì có đến (75.33%) có tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch hoặc làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, số còn lại 24.67% không tham gia vào hoạt động du lịch.

Thêm vào đó, trong số 41% người dân tham gia vào hoạt động du lịch thì có đến 82% đồng ý cho rằng hoạt động du lịch có giúp gia đình họ tăng thêm thu nhập và 72.3% người dân hài lòng với mức thu nhập này.

Nguồn: kết quả khảo sát 2020 – Phụ lục 6 Biểu đồ 2.4. Hoạt động du lịch giúp tăng thêm thu nhập cho người dân Qua biểu đồ 2.7 cho thấy, phần lớn người dân địa phương nhận ra rằng hoạt động du lịch giúp gia đình họ tăng thêm thu nhập bên cạnh các nguồn thu khác, chiếm đến 82% người dân được khảo sát.

Ngoài ra, tỷ lệ người dân cảm thấy hài lòng với mức thu nhập này chỉ chiếm 34.35% (qua biểu đồ 3.5.) bởi vì nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, buôn bán và các nghề nghiệp khác.

Nguồn: kết quả khảo sát 2020 – Phụ lục 6 Biểu đồ 2.5. Người dân hài lòng với mức thu nhập từ hoạt động du lịch Tạo cơ hội việc làm là một trong những nguyên tắc cũng như mục tiêu quan

trọng của DLCĐ. Lợi nhuận không chỉ thuộc về cơ quan quản lí, hoặc doanh nghiệp du lịch mà phần lớn lợi nhuận sẽ đóng góp cải thiện môi trường sống của CĐĐP.

Sức ép của cộng đồng với môi trường sẽ giảm đi và chính cộng đồng là người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa của nơi diễn ra hoạt động DLCĐ. Du lịch Cà Mau phát triển đã thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch. Họ có thể tham gia các dịch vụ du lịch chính như: tham gia chèo đò phục vụ khách tại khu bảo tồn, tham gia vận chuyển khách bằng xuồng, cho thuê xe đạp, bán hàng, cung cấp dịch vụ homestay, chăn nuôi và trồng cây ăn quả… Công việc mà ngành du lịch tạo ra đã giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo được việc làm cho người dân.

2.4.2.2. Các cơ sở kinh doanh du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa bàn tỉnh Cà Mau được thống kê hầu hết là cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng. Các cơ sở kinh doanh ăn uống cũng tập trung tại đây và đối tượng phục vụ chủ yếu là người dân địa phương. Hoạt động du lịch phát triển một cách tự phát, rời rạc bởi khách tham quan chủ yếu là cá nhân hoặc nhóm nhỏ đi tự túc.

Hộp số 1: Phỏng vấn đại diện điểm du lịch sinh thái cộng đồng vườn chim Tƣ Sự

Chức vụ: Giám đốc – Ông: Trương Minh Thắng Lĩnh vực kinh doanh: Du lịch sinh thái cộng đồng

Địa chỉ: ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình.

Tổng số nhân viên của doanh nghiệp: 15

Về quy mô và cơ cấu khách: công ty phục vụ vào cao điểm lễ Tết có khoảng từ 500 – 700 khách/tháng trong đó chủ yếu là khách nội địa chiếm 90%.

Mỗi tour vườn chim, cò Tư Sự mở cửa đón khách từ 5h30 sáng và đóng cửa vào lúc 20h tối, phí dịch vụ cho chuyến tham quan bằng đường bộ 20.000 đồng/người và đường thủy 50.000 đồng/người. Du khách đánh giá cảnh quan tự nhiên nơi đây đẹp, cuộc sống người dân yên bình và họ thích tham quan. Khách thường đi vào dịp lễ hội, mùa hè và cuối năm. Đa số du khách đều hài lòng về

chuyến đi.

Về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch địa phương dành cho doanh nghiệp: Có pa-nô du lịch, bảng hướng dẫn chỉ đường và được Sở VH-TT&DL cùng UBND huyện tạo điều kiện làm du lịch, nhất là kỹ năng, phương pháp làm du lịch. Về kinh phí cho đến nay, doanh nghiệp chưa nhận được gói kinh phí hỗ trợ nào từ các cơ quan, chủ yếu là dựa trên nguồn lực tài chính của gia đình.

Theo đáp viên, khó khăn chính của doanh nghiệp là muốn đầu tư xây dựng đa dạng các sản phẩm du lịch nhưng lại ngại làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chim cò nơi đây. Ngoài ra, khi cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách là hình ảnh địa phương, thông tin du lịch còn hạn chế. Đặc biệt là thiếu kinh phí xây dựng các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, người dân địa phương rất thân thiện, cởi mở cho nên ông Thắng ủng hộ việc phát triển du lịch cộng đồng tại Cà Mau. Vấn đề cần làm là chọn ra những điểm hấp dẫn du lịch theo từng chủ đề, xây dựng tuyến du lịch, thiết kế sản phẩm du lịch, tập huấn cho người dân cách đón tiếp và phục vụ khách và quảng bá du lịch địa phương.

2.4.2.3. Chính quyền địa phương

Để phát triển DLCĐ tỉnh Cà Mau cần phải có sự quan tâm, định hướng của chính quyền các cấp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của UBND tỉnh. Với lợi thế là vùng tận cùng của tô quốc Việt Nam nên Cà Mau có cơ hội để thu hút khách, phát triển du lịch nhờ các chính sách đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch Cà Mau nói chung.

Hộp số 2: Phỏng vấn cán bộ Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau Chức vụ: Trưởng phòng

Cơ quan: Phòng Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau

Về chính sách hỗ trợ, phát triển du lịch: Nghị quyết 04 của UBND tỉnh Cà Mau về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Thủ tướng chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 23/3/2020 của UBND tỉnh Cà Mau về

Chương trình Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch trong nước năm 2020, iPEC kết hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cùng các công ty lữ hành thực hiện kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch và hỗ trợ kinh doanh, phát triển mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2020.… tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư sản phẩm, dịch vụ du lịch mới; tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành trong nước, quảng bá xúc tiến du lịch ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, địa phương luôn cố gắng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch; nâng mức ưu đãi, giảm thuế sử dụng đất đối với các dự án đầu tư hoạt động kinh doanh lĩnh vực lưu trú, lữ hành, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Địa phương nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ để phát triển kinh tế xã hội trong đó bao gồm lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay tỉnh chưa có ban quản lý điểm đến du lịch.

Về phía Tỉnh Cà Mau, cấp lãnh đạo nhận thấy những lợi ích của việc phát triển du lịch đối với hoạt động kinh tế xã hội địa phương dựa trên thế mạnh sẵn có về hoạt động nông nghiệp. Các cấp lãnh đạo địa phương đã xây dựng dự án phát triển du lịch, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và triển khai công tác quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau, đặc biệt du lịch cộng đồng được xác định là một trong những loại hình du lịch ưu tiên khai thác phát triển tuy nhiên công tác quy hoạch du lịch nơi đây vẫn còn nhiều hạn chế, tính liên kết giữa chính quyền với doanh nghiệp du lịch còn yếu, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về du lịch chưa được triển khai.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh cà mau (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)