Về sự đồng thuận của cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh cà mau (Trang 91 - 94)

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH CÀ MAU

2.4. Kết quả khảo sát về các nhân tố và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Cà Mau

2.4.1. Về sự đồng thuận của cộng đồng địa phương

Tỉnh Cà Mau là nơi có TNDL phong phú đa dạng, có những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển DLCĐ. Các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của cơ quan chính quyền địa phương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Đối với CĐĐP với nhu cầu sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch, người dân Cà Mau mong muốn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía chính quyền địa

phương, các tổ chức bên ngoài cộng đồng và các doanh nghiệp du lịch để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời đem lại lợi ích cho cộng đồng.

(Thang đo: a. Thang đo của nội dung xếp hạng từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý đến 5 = Hoàn toàn đồng ý; b. Tỉ lệ đồng ý từ mức 4 – 5 của thang đo)

Bảng 2.13. Mong đợi của người dân về phát triển du lịch cộng đồng tại Cà Mau

Nội dung Giá trị trung

bình (Mean)a

Tỉ lệ đồng ýb

(%)

Muốn thấy khách du lịch nhiều hơn 3.70 65.3

Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện 3.57 58.7

Được hỗ trợ vốn, thiết bị vật chất 3.77 67.3

Được cung cấp tài liệu hướng dẫn du lịch 3.76 69.3 Được hỗ trợ quảng bá về du lịch cộng

đồng

3.67 64.7

Có quyền quyết định trong việc phát triển du lịch

3.77 74.0

Mong muốn được chia sẻ thu nhập 3.70 65.0

Ủng hộ việc phát triển du lịch cộng đồng 3.74 73.0

Tập huấn kĩ năng nghiệp vụ 3.93 74.7

a. Thang đo của nội dung xếp hạng từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý đến 5 = Hoàn toàn đồng ý; b. Tỉ lệ đồng ý từ mức 4 – 5 của thang đo

Nguồn: kết quả khảo sát 2020 – Phụ lục 6 Người dân địa phương mong muốn được hỗ trợ từ khâu vốn, kỹ thuật, tài liệu

đến khâu tập huấn, đào tạo và quảng bá du lịch địa phương. Mong đợi lớn nhất của người dân địa phương là được hỗ trợ về vốn, trang thiết bị, vật chất kĩ thuật với 3.77, tiếp đến là mong muốn có quyền quyết định trong việc phát triển DLCĐ tại địa phương với 3.77 và một phần tiền thu được từ khách du lịch phải để lại cho

CĐĐP với 3.70, phần tiền này có thể được sử dụng như một nguồn quỹ phát triển cộng đồng. Phần lớn người dân đều mong muốn được cung cấp tài liệu hướng dẫn quản lý, phục vụ du lịch, được tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cơ bản để đón tiếp khách du lịch và có quyền quyết định trong việc phát triển du lịch tại địa phương.

Tóm lại, hầu hết người dân được khảo sát đều ủng hộ việc phát triển du lịch tại Cà Mau, chiếm đến 72%. Điều này thể hiện quan điểm đồng tình của người dân đối với việc phát triển du lịch địa phương gắn với điều kiện tự nhiên sẵn có và giá trị văn hóa bản địa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để đưa ra các kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và lĩnh vực du lịch nói chung của tỉnh.

Nguồn: kết quả khảo sát 2020 – Phụ lục 6

Biểu đồ 2.1. Mức độ đồng tình của người dân về phát triển du lịch cộng đồng tại Cà Mau

Như vậy, có thể thấy nguyên tắc này tại tỉnh Cà Mau đã thực hiện tương đối tốt. Trong thời gian tới, cần phát huy để đảm bảo tốt hơn nữa.

Để thực hiện nguyên tắc này cần đa dạng vai trò của CĐĐP bằng cách tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai và kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Có thể thành lập Ban quản lý DLCĐ mà CĐĐP là một thành viên để tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch, đa dạng vai trò tham gia của CĐ vào hoạt động du lịch để đảm bảo nguyên tắc phát triển DLCĐ.

* Tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng

Bất cứ chương trình du lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch tại Cà Mau cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi tham gia hoạt động du lịch người dân ở đây luôn luôn có ý thức bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa của địa phương. Các sở, ban, ngành địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức về du lịch cho CĐĐP.

Theo kết quả điều tra người dân tại Cà Mau, 66% người dân trả lời luôn luôn giữ gìn và duy trì nghề thủ công truyền thống, chỉ có 7.3% trả lời ý thức ở mức độ bình hoàn toàn không đồng ý. Như vậy, đa số người dân ở đây đã có ý thức giữ gìn, bảo vệ TNDL.

Nhờ cung cấp cho du khách các hoạt động trải nghiệm về làm nghề nông sản, thủy sản… người dân địa phương cũng đã thấy được rằng các giá trị văn hóa của cộng đồng được lưu giữ và tôn trọng. Đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DLCĐ, vì văn hóa của CĐ cần được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là người dân địa phương bởi không đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hóa tốt hơn họ.

Các dự án, đề tài nghiên cứu được triển khai từ các nguồn khác nhau nhưng cùng chung một mục đích: tập trung để bảo vệ và phát triển khu bảo tồn giá trị này.

Các chương trình dự án đó đã tuyên truyền ý thức bảo vệ TNDL cho CĐĐP, cho khách du lịch, các đối tượng tham gia hoạt động du lịch cũng như chính các nhà quản lí góp phần không nhỏ thay đổi hành vi của cộng đồng theo hướng có lợi cho bảo tồn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh cà mau (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)