Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH CÀ MAU
2.4. Kết quả khảo sát về các nhân tố và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Cà Mau
2.4.3 Phân tích SWOT trong việc phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Cà
Việc tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu thuộc môi trường bên trong địa phương để khai thác những cơ hội và hạn chế thách thức, đe dọa từ môi trường bên ngoài giúp đưa ra những giải pháp thiết thực để phát triển DLCĐ tại Cà Mau.
* Điểm mạnh
Là tỉnh cuối cùng của Việt Nam nên được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nông
thôn đồng bộ, địa phương được tuyên truyền quảng bá trên các kênh truyền thông đại chúng;
- Là vùng có tiềm năng cả về du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên nhân văn – điểm
“hút” khách của tỉnh Cà Mau góp phần tạo cơ hội thu hút du khách tìm kiếm trải nghiệm mới;
- Vị trí địa lý thuận lợi để đón khách du lịch.
- Cảnh quan tự nhiên đẹp, còn hoang sơ, giản dị, chưa bị khai thác ồ ạt để phát triển du lịch nên tạo sức hấp dẫn, tính mới lạ cho du khách;
- Khí hậu mát mẻ, bầu không khí thoáng đãng, trong lành tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch;
- Là nơi hấp dẫn du khách bởi những cánh rừng ngập mặn và tạo nên sự trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên cho du khách từ đó xuất hiện hiệu ứng “du lịch trải nghiệm” đến tỉnh Cà Mau, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau đến với du khách thông qua mạng xã hội, báo điện tử, quảng cáo truyền miệng;
- Là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Khmer và lưu giữ đậm nét giá trị văn hóa của đồng bào Khmer;
- Là vùng nuôi trồng thủy sản lớn tạo sức hấp dẫn du khách với mô hình trải nghiệm một ngày làm nông dân và cung cấp những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị kinh tế cao ra thị trường;
- Giá cả hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ ăn uống còn rẻ vì hiện nay chủ yếu cung cấp cho người dân địa phương;
- Lãnh đạo cấp huyện “tâm đắc” với lĩnh vực DLCĐ, tích cực đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch;
- Người dân nhận thức được lợi ích của loại hình du lịch cộng đồng đối với chính họ và đối với việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
- Người dân sẵn sàng tham gia vào việc phát triển du lịch từ khâu lập kế hoạch đến khâu triển khai, thực hiện bao gồm tham gia cuộc họp bàn về vấn đề du lịch địa phương, đóng góp ý kiến để phát triển du lịch địa phương, cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch (phục vụ lưu trú tại nhà, đón tiếp khách tại vườn rau, hoa, phục vụ ăn uống, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, …);
- Người dân hoàn toàn ủng hộ việc phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và du lịch nói chung tại địa phương, có đến 94.7% người dân được khảo sát đồng ý;
- Lượng khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm du lịch ở Cà Mau ngày một tăng.
* Điểm yếu
- Hệ thống giao thông nội huyện, tuyến xã lộ vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp - Công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa được thực hiện;
- Công tác quảng bá du lịch tỉnh Cà Mau còn hạn chế, cụ thể là cổng thông tin điện tử của tỉnh chưa cập nhật thường xuyên thông tin du lịch, chưa có bản đồ du lịch, thiếu thông tin và hình ảnh du lịch địa phương trên các báo điện tử, tạp chí du lịch, sách hướng dẫn du lịch, thiếu hệ thống bản chỉ dẫn du lịch, ...;
- Các điểm hấp dẫn du lịch phân bố rời rạc, không tập trung dẫn đến việc khó thiết kế tuyến du lịch trong huyện;
- Chưa thu hút hỗ trợ đầu tư của các tổ chức phi chính phủ về phát triển du lịch;
- Nguồn nhân lực phục vụ còn thiếu và yếu, công tác đào tạo chưa được chú trọng;
- Tính liên kết giữa chính quyền địa phương và thành phần tư nhân trong hoạt động du lịch chưa chặt chẽ do vậy hiện nay một số công ty du lịch tự đưa khách đến Cà Mau hoặc doanh nghiệp địa phương tự đón khách du lịch tham quan mà thỉnh thoảng mới báo cáo với chính quyền địa phương hoặc thậm chí không báo cáo.
Thêm vào đó, thông qua quá trình phỏng vấn, các doanh nghiệp còn cho biết là họ chưa hề tham gia vào bất kỳ cuộc họp hoặc hội thảo nào có liên quan đến việc phát triển du lịch Cà Mau;
- Lãnh đạo cấp xã chưa mặn mà với hoạt động du lịch do đó việc bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch gắn liền với địa phương chưa được chú trọng;
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu và đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của du khách;
- Sản phẩm dịch vụ du lịch còn nghèo nàn bởi hầu hết cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống chỉ tập trung ở thị trấn, chủ yếu phục vụ người dân địa phương trong
khi đó các điểm hấp dẫn du lịch thì phân bố ở các xã trong huyện;
- Thành phần tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch tại Cà Mau còn hạn chế, chủ yếu là cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống quy mô nhỏ, chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý hạn chế, chưa có công ty hoặc đại lý lữ hành;
- Kỹ năng đón tiếp của cộng đồng địa phương đối với khách du lịch còn hạn chế vì người dân chưa được tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch;
- Đa số người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch ở mức độ Thụ động hoặc Khuyến khích (chỉ là cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch một cách tự phát);
* Cơ hội
- Tình hình an ninh, chính trị trong nước ổn định giúp Việt Nam được bình chọn là điểm đến an toàn, thân thiện; cụ thể Tờ DeMorgen (Bỉ) bình chọn Việt Nam là 1 trong 3 điểm đến an toàn nhất đối với du khách (2009), Tờ Telegraph (Anh) chọn Việt Nam là 1 trong 5 đại diện của Châu Á lọt vào top điểm đến đáng du lịch nhất thế giới (2015) góp phần tăng cơ hội lựa chọn điểm đến của du khách quốc tế
- Chính sách mở cửa, tăng cường giao lưu hội nhập quốc tế tạo cơ hội thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung ví dụ như gia nhập WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN, …;
- Việc tham gia vào Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN giúp đảm bảo tính thống nhất về năng lực nghề du lịch từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch của tỉnh Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung;
- Hệ thống văn bản pháp quy về du lịch ngày càng hoàn thiện;
- Chính phủ Việt Nam vừa công bố chính sách miễn visa cho nhiều thị trường gửi khách quốc tế giúp mở ra cơ hội lớn để gia tăng lượng khách quốc tế trong thời gian tới đến Cà Mau;
- Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam được đẩy mạnh, bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam ngày nhiều hơn như chiến dịch “Exciting Viet Nam: Việt Nam – Điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn” 2014, tham gia triển lãm tại Hội chợ du lịch quốc tế MITT (2015), Clip “Welcome to Vietnam” 2016, …
- Du lịch cộng đồng đã và đang trở thành xu thế được quan tâm, khuyến khích phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững;
- Lượng khách đến Cà Mau tăng trưởng nhanh là nguồn khách tiềm năng lớn giúp DLCĐ tại Cà Mau khởi sắc;
- Du khách luôn tìm kiếm các điểm đến mới, hấp dẫn để trải nghiệm, họ ngày càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình đối với môi trường, xã hội và có xu hướng lựa chọn những loại hình du lịch hướng đến mục tiêu bền vững như DLCĐ, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch giảm nghèo;
- Một số mô hình du lịch cộng đồng ở trong nước đã gặt hái thành công, đem lại lợi ích thiết thực cho CĐĐP góp phần phát triển du lịch bền vững, đem lại sự hài lòng đối với du khách trong và ngoài nước.
* Thách thức
- Tình hình an ninh, an toàn trên thế giới trở nên bất ổn bởi các vụ khủng bố, tai nạn máy bay, dịch bệnh, … làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch địa phương nói riêng và trong nước nói chung như dịch bệnh Covid 19 (2020)…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu gia tăng, hiện tượng trái đất ấm lên làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch nói chung;
- Sự thành công của một số mô hình du lịch cộng đồng ở trong nước và trên thế giới đã để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách từ đó dễ tạo tâm lý so sánh giữa các điểm đến du lịch cộng đồng;
- Sự phát triển kinh tế nhanh chóng và mặt trái của công nghệ thông tin đã vô tình làm mờ nhạt giá trị văn hóa bản địa ví dụ người dân địa phương dễ dàng tiếp nhận trào lưu thời trang mới, nghệ thuật văn hóa đương đại dẫn đến tình trạng “mai một” giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, địa phương;
- Hoạt động du lịch bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tính thời vụ dẫn đến giá cả dịch vụ du lịch tăng cao, tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm chất thải vào mùa cao điểm;
- Du khách ngày càng có yêu cầu cao khi chọn lựa một điểm đến du lịch, điều này đòi hỏi các điểm đến luôn luôn phải đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ;
- Hiện tượng khách du lịch đến tham quan ồ ạt, quá sức tải của một điểm đến gây ra tình trạng xung đột giữa người dân địa phương và khách du lịch;
- Mô hình DLCĐ được đầu tư, quảng bá rầm rộ đồng thời được xác định là sản phẩm du lịch mới để thu hút khách đến Cà Mau;
- Là điểm đến mới, dễ bị cạnh tranh gay gắt với các tỉnh khác.
Việc vạch ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về điều kiện, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Cà Mau sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp thiết thực trong chương tiếp theo, cụ thể được phân tích trong bảng ma trận SWOT sau đây:
Các yếu tố thuộc môi trường
bên ngoài địa phương
Các yếu tố thuộc
môi trường địa phương
Cơ hội (O)
O1: Tình hình an ninh, chính trị trong nước ổn định giúp Việt Nam được bình chọn là điểm an toàn, thân thiện;
O2: Chính sách mở cửa, tăng cường giao lưu hội nhập quốc tế tạo cơ hội thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung;
O3: Tham gia vào Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN giúp đảm bảo tính thống nhất về năng lực nghề du lịch trong ASEAN giúp đảm bảo tính thống nhất về năng lực nghề du lịch;
O4: Nhà nước luôn quan tâm và đưa ra những chính sách đầu tư, phát triển tỉnh Cà Mau, địa bàn vùng sâu vùng xa;
O5: Chính phủ Việt Nam vừa công bố chính sách miễn visa cho nhiều thị trường gửi khách quốc tế;
O6: Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam được đẩy mạnh giúp bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam
Thách thức (T)
T1: Tình hình an ninh, an toàn trên thế giới trở nên bất ổn bởi các vụ khủng bố, tai nạn máy bay, dịch bệnh…;
T2: Tình trạng ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu gia tăng, hiện tượng Trái Đất ấm lên làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch nói chung;
T3: Việc tham gia các Hiệp định, hiệp ước hợp tác ở quy mô quốc tế sẽ dẫn đến nguồn nhân lực phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp cao hơn, đòi hỏi phải có thời gian để bắt kịp với khu vực;
T4: Tính hỗ trợ, tương tác gắn kết trong ngành chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh DL;
T5: Sự thành công của một số mô hình DLCĐ ở trong nước và trên thế giới đã để lại ấn tượng sâu
ngày càng nhiều;
O7: DLCĐ đã và đang trở thành xu thế được quan tâm, khuyến khích phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững;
O8: Du khách luôn luôn tìm kiếm các điểm mới, hấp dẫn, có nhu cầu tăng về du lịch trải nghiệm và ngày càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình đối với môi trường, xã hội;
O9: Lượng khách đến ĐBSCL nói riêng tăng trưởng nhanh là nguồn khách tiềm năng lớn giúp DLCĐ tại Cà Mau khởi sắc;
O10: Một số mô hình DLCĐ ở trong nước đã gặt hái được những thành công, đem lại lợi ích thiết thực cho CĐĐP đồng thời đem lại sự hài lòng đối với du khách trong và ngoài nước.
sắc cho du khách từ đó dễ tạo tâm lý so sánh giữa các điểm đến DLCĐ;
T6: Sự phát triển kinh tế nhanh chóng và mặt trái của công nghệ thông tin đã vô tình làm mờ nhạt giá trị văn hóa bản địa;
T7: Hoạt động du lịch bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tính thời vụ dẫn đến giá cả dịch vụ tăng cao, tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm chất thải vào mùa cao điểm;
T8: Du khách ngày càng có yêu cầu cao khi chọn lựa một điểm đến du lịch, điều này đòi hỏi các điểm đến luôn luôn phải đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ;
T9: Hiện tượng khách du lịch đến tham quan ồ ạt, quá sức tải của một điểm đến gây tình trạng xung đột giữa người dân địa phương và khách du lịch;
T10: Là điểm mới, dễ bị cạnh tranh gay gắt;
Điểm mạnh (S)
S1: Có vị trí thuận lợi, là vùng cực Nam của tổ quốc tạo cơ hội cho Cà Mau thu hút du khách tìm kiếm trải nghiệm mới;
S2: Khí hậu mát mẻ, trong lành và cảnh quan tự nhiên đẹp, còn hoang sơ, giản dị, chưa bị khai thác ồ ạt nên tạo sức hấp dẫn, tính mới lạ cho du khách;
S3: Là nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Cà Mau và lưu giữ đậm nét giá trị văn hóa của đồng bào Khmer;
S4: Là vùng nuôi trồng thủy sản lớn, tạo sức hấp dẫn du khách;
S5: Là nơi xuất hiện hiệu ứng du lịch trải nghiệm và tạo nên trào lưu “du lịch chụp ảnh” cho du khách đến Cà Mau;
S6: Người dân nhận thức được lợi ích của
Kết hợp SO
+S7,S8,S10 + O2,O4,O9: Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch địa phương;
+ S1,S8,S10 + O2,O3,O4: Quy hoạch chi tiết phát triển du lịch địa phương theo định hướng chung của tỉnh, khu vực ĐBSCL và quốc gia;
+S1,S5,S9 + O1,O6,O9: Tận dụng thị trường khách tiềm năng của Cà Mau cũng như trong nước;
+ S2,S3,S4,S8 + O9,O10: Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh Cà Mau;
+S2,S3,S4,S6,S7 + O8,O9,O10: Thiết kế và triển khai mô hình DLCĐ tại tỉnh Cà Mau để thu hút khách;
+ S6,S7,S8 + O7,O10: Tích cực khuyến
Kết hợp ST
+ S1,S2,S8 + T2,T4,T7,T9: Nghiên cứu quy hoạch phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững;
+ S2,S3,S4,S5,S7 + T5,T8,T10: Tạo lợi thế cạnh tranh dựa trên sản phẩm DLCĐ mang tính độc đáo, có điểm nhấn;
+ S2,S3,S4,S10 + T2,T6,T9: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về việc bảo tồn tài nguyên du lịch địa phương;
+ S1,S6,S7,S8 + T2,T5,T8,T9: Hỗ trợ vốn và kỹ thuật để khuyến khích người dân cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu du khách.
loại hình DLCĐ đối với chính họ và việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
S7: Người dân ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào việc phát triển du lịch bao gồm từ khâu quy hoạch cho đến triển khai thực hiện;
S8: Lãnh đạo cấp huyện “tâm đắc” với lĩnh vực du lịch, tích cực đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch;
S9: Lượng khách đến tham quan, trải nghiệm du lịch ở Cà Mau ngày một tăng;
S10: Là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh và khu vực ĐBSCL nên được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đồng bộ, được tuyên truyền quảng bá trên các kênh truyền thông đại chúng;
khích sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch và học hỏi các mô hình DLCĐ thành công trong nước cũng như trên thế giới;
+ S5,S9,S10 + O1,O2,O5,O6: Tăng cường quảng bá thế mạnh du lịch cộng đồng nói riêng và phát triển du lịch địa phương nói chung.
Điểm yếu (W)
W1: Hệ thống giao thông nội huyện, tuyến
Kết hợp WO
+ W4 + O6,O8,O9: Đẩy mạnh công tác
Kết hợp WT
+ W2,W3 + T4,T8,T10: Quy hoạch phát
xã lộ vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp W2:
Công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa được thực hiện;
W3: Công tác quảng bá du lịch tỉnh Cà Mau còn hạn chế;
W4: Chưa thu hút hỗ trợ đầu tư của các tổ chức phi chính phủ về phát triển du lịch;
W5: Các điểm hấp dẫn du lịch phân bố rời rạc, không tập trung dẫn đến việc khó thiết kế tuyến du lịch trong huyện;
W6: Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và yếu, công tác đào tạo chưa được chú trọng;
W7: Tính liên kết giữa chính quyền địa phương và thành phần tư nhân trong hoạt động du lịch chưa chặt chẽ;
W8: Lãnh đạo cấp xã chưa mặn mà với
quảng bá hình ảnh điểm đến Cà Mau và tiềm năng phát triển du lịch địa phương;
+ W1,W2,W4 + O2,O4: Đầu tư, nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn cho tỉnh;
+ W4,W7,W9 + O4,O7,O10: Thu hút đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch;
+ W5,W10 + O1,O7,O8,O10: Xây dựng sản phẩm DLCĐ gắn với tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh để thu hút du khách;
+ W6,W9,W10,W11 + O3,O4,O10: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn lao động du lịch địa phương và người dân;
+ W4,W7,W8 + O2,O4: Tăng tính liên kết giữa chính quyền địa phương, các tổ chức
triển du lịch địa phương từ đó xác định sản phẩm du lịch đặc trưng;
+ W5,W8 + T2,T4,T6,T9: Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch theo từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh, của ngành;
+ W4,W7,W8,W9 + T3,T4: Tăng tính liên kết, phối hợp giữa chính quyền địa phương với thành phần tư nhân tham gia du lịch;
+ W3 + T10,T11: Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh điểm đến Cà Mau và sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với tài nguyên du lịch địa phương;
+ W6,W11,W12 + T3,T6,T7,T9: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch địa phương, đặc biệt nâng cao nhận thức cho cộng đồng về du lịch;