Các nhân tố kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương giao đoạn 2010 2018 (Trang 56 - 73)

Chương 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương

2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội

Dân số và sự gia tăng dân số

Qui mô dân số

Dân của tỉnh Bình Dương là 2.345.184 người (năm 2018). Với số dân này Bình Dương chiếm 11,4% số dân của ĐNB, đứng thứ 3 trong vùng ĐNB (sau TP.HCM và Đồng Nai) và chiếm 2.8% dân số cả nước.

Biểu đồ 2.1. Qui mô dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2018

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương qua các năm Dân số tỉnh Bình Dương gia tăng trong những năm gần đây chủ yếu là do nền kinh tế của Bình Dương phát triển mạnh, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh, theo hướng tích cực (Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp). Thêm vào đó là có nhiều chính sách thu hút đầu tư, thu hút NLĐ nên thị trường lao động trong tỉnh ngày càng mở rộng, NLĐ ngày càng dồi dào. Đây là lực lượng chính trong quá trình phát triển KT - XH. Hơn nữa, dân cư tăng cũng tạo ra thị trường tiêu thụ rộng, từ đó thúc đẩy nhanh sự phát triển các ngành sản xuất vật chất trong tỉnh.

Tuy nhiên với việc gia tăng nhanh dân số nhập cư cũng gây nhiều sức ép trong quá trình giải quyết việc làm, SDLĐ và giải quyết vấn đề an sinh xã hội trong địa bàn tỉnh.

1,618,125 1,699,933 1,789,711 1,873,479 1,977,841 2,069,247 2,138,788 2,227,154 2,345,184

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Người

Năm

Bảng 2.1. Tỉ suất gia tăng dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2018.

Năm Tỉ suất sinh (%0)

Tỉ suất tử (%0)

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)

2010 15,4 4,81 1,06

2011 15,19 5,16 1,00

2012 14,89 5,61 0,97

2013 14,44 5,44 0,9

2014 14,19 5,37 0,88

2015 18,59 3,84 1,47

2016 18,29 5,19 1,31

2017 17,94 5,26 1,26

2018 17,85 3,61 1,42

Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2014 và 2019 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bình Dương tương đối thấp và có sự biến động trong giai đoạn 2010 - 2018, từ năm 2010 đến năm 2014 có xu hướng giảm từ 1,06% năm 2010 xuống 0.88% năm 2014, tăng nhanh vào năm 2015, đạt 1,47%, trong những năm gần đây có xu hướng giảm, còn 1,42% năm 2018.

Trong khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số của tỉnh Bình Dương vẫn tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2018, trong khoảng thời gian 8 năm dân số của tỉnh Bình Dương đã tăng 1,44 lần, tăng 45%. Nguyên nhân là do qui mô dân số của tỉnh Bình Dương ngày càng lớn, sự gia tăng dân số trong tỉnh chủ yếu là do gia tăng cơ học, tỷ suất di cư thuần của tỉnh Bình Dương luôn dương và cao qua các năm trong suốt giai đoạn 2010 – 2018, đạt 38,9% năm 2018 (Cục thống kê tỉnh Bình Dương, 2019).

Phân bố dân cư

Bảng 2.2. Qui mô và mật độ dân số tỉnh Bình Dương năm 2018 phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị hành chính Dân số (người)

Mật độ dân số (người/km2)

Toàn tỉnh 2.345.184 870

Thị xã Dĩ An 452.595 7.537

Thị xã Thuận An 573.593 6.852

Thành phố Thủ Dầu Một 321.287 2.702

Thị xã Tân Uyên 349.487 1.823

Thị xã Bến Cát 291.071 1.242

Huyện Bàu Bàng 91.602 269

Huyện Bắc Tân Uyên 65.841 164

Huyện Phú Giáo 88.568 163

Huyện Dầu Tiếng 111.140 154

Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2018 và 2019 Mật độ dân số trung bình của tỉnh Bình Dương đạt 870 người/km2 năm 2018, cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước và vùng ĐNB, đứng thứ 2 trong vùng ĐNB (sau TP.HCM), gấp 3,04 lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước; gấp 1,2 lần so với vùng ĐNB; gấp 5,6 lần so với tỉnh Bình Phước và 2,9 lần so với tỉnh Tây Ninh.

Dân số của tỉnh Bình Dương có sự phân bố không đều giữa thành phố, thị xã và các huyện thị.

Mật độ cao nhất tập trung ở khu vực phía Nam của tỉnh, bao gồm: Thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An. Mật độ dân số thấp là các huyện thị thuộc phía Bắc của tỉnh như: Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên. Chênh lệch về mật độ giữa nơi cao nhất và thấp nhất đạt tới 49 lần.

Nơi có mật độ cao nhất là Thị xã Dĩ An gấp 8,7 lần so với mật độ toàn tỉnh và 49 lần so với mật độ của huyện thấp nhất (Huyện Bắc Tân Uyên).

Chính vì sự phân bố dân cư không đều đã tạo ra nhiều vấn đề khó khăn trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực về tự nhiên, KT - XH, giải quyết việc làm và phát triển KT - XH trong tỉnh và giữa các vùng.

Ngoài sự phân bố dân cư không đều giữa các thành phố, thị xã, huyện thì dân cư của tỉnh Bình Dương còn có sự chênh lệch lớn giữa KVTT và KVNT.

Bảng 2.3. Dân số tỉnh Bình Dương phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2010 – 2018

Năm Tổng số Thành thị Nông thôn

Người % Người %

2010 1.618.125 535.923 33,12 1.082.202 66,88 2011 1.699.933 1.096.627 64,51 603.306 35,49 2012 1.789.711 1.152.932 64,42 636.779 35,58 2013 1.873.479 1.205.022 64,32 668.457 35,68 2014 1.977.841 1.522.344 76,97 455.497 23,03 2015 2.069.247 1.587.526 76,72 481.721 23,28 2016 2.138.788 1.632.323 76,32 506.465 23,68 2017 2.227.154 1.696.869 76,19 530.285 23,81 2018 2.345.184 1.875.678 79,98 469.506 20,02

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019 Bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2010 – 2018 dân số tỉnh Bình Dương có sự chênh lệch lớn giữa KVTT và KVNT.

Tỉ lệ dân cư của KVTT tăng mạnh và liên tục trong những năm gần đây. So với năm 2010 thì năm 2018 tỉ lệ dân thành thị tăng 2,4 lần, tăng từ 33,12% lên 79,98%.

Ngược lại, tỉ lệ dân nông thôn giảm 3,3 lần, từ 66,88% xuống còn 20,02%.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu dân cư giữa KVTT và KVNT là do trong giai đoạn này quá trình ĐTH ở Bình Dương diễn ra mạnh, sự thay đổi về cơ cấu cấp hành chính trong địa bàn tỉnh nên đã hình thành một số phường mới.

Năm 2014 tỉnh Bình Dương được Chính phủ đồng ý cho Thành phố Thủ Dầu Một lập thêm 3 phường mới là: Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An. Thị xã Thuận An cũng lập thêm 2 phường mới là: Bình Nhâm và Hưng Định.

Đặc biệc là việc thành lập 2 thị xã mới, gồm thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên:

Thị xã Bến Cát với 5 phường trực thuộc như: Mỹ Phước, Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, phần còn lại được lấy tên là huyện Bàu Bàng.

Thị xã Tân Uyên với 6 phường như: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình, phần còn lại được lấy tên là huyện Bắc Tân Uyên).

Ngày 6/12/2017, Thành phố Thủ Dầu Một được công nhận là thành phố loại I trực thuộc tỉnh từ đó kéo theo các thị xã mới và sự thay đổi từ các xã thành các phường trong thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát… nên dân số thành thị tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 2010 – 2018, càng những năm về sau sự chênh lệch số dân giữa KVTT và KVNT càng lớn.

Cơ cấu dân số

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dân số tỉnh Bình Dương năm 2010 và 2018.

Nguồn: Xử lí số liệu từ cục thống kê tỉnh Bình Dương năm 2011 và 2019 Là tỉnh có qui mô dân số trong độ tuổi từ 15 – 59 cao, chiếm 73,82% năm 2010 và 71,04% năm 2018, gấp hơn 2 lần so với tổng hai nhóm tuổi còn lại. Điều này chứng tỏ, dân số của Bình Dương đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Vì vậy, NLĐ của tỉnh Bình Dương rất dồi dào, thuận lợi cho quá trình phát triển KT - XH của tỉnh.

Giai đoạn 2010 – 2018, nhóm dân số trên 60 tuổi trong cơ cấu dân số của tỉnh Bình Dương chiếm tỉ trọng ngày càng cao và có xu hướng tăng nhanh, năm 2010 chỉ chiếm 4,82% nhưng năm 2018 thì chiếm 7,82%, tăng 3,0%. Điều này cho thấy, cơ cấu dân số của tỉnh là cơ cấu dân số già. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 71,04%

và từ 60 tuổi trở lên chiếm 7,82% năm 2018.

Với cơ cấu dân số vàng, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, chiếm 71,04%

năm 2018, cùng với khả năng tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật cao, tạo nhiều thuận lợi cho quá trình SDLĐ cũng như quá trình phát triển KT - XH của tỉnh Bình Dương.

Bảng 2.4. Qui mô và cơ cấu dân số tỉnh Bình Dương phân theo giới tính

Năm Tổng số Nam Nữ

(Người) (%) (Người) (%)

2010 1.618.125 781.857 48,32 836.268 51,68 2011 1.699.933 825.130 48,54 874.803 51,46 2012 1.789.711 872.667 48,76 917.044 51,24 2013 1.873.479 917.677 48,98 955.802 51,02 2014 1.977.841 973.213 49,21 1.004.628 50,79 2015 2.069.247 1.022.831 49,43 1.046.416 50,57 2016 2.138.788 1.062.025 49,66 1.076.763 50,34 2017 2.227.154 1.110.944 49,88 1.116.210 50,12 2018 2.345.184 1.175.152 50,11 1.170.032 49,89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dân số tỉnh Bình Dương phân theo giới tính giai đoạn 2010 – 2018

Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019

48.32 48.54 48.76 48.98 49.21 49.43 49.66 49.88 50.11

51.68 51.46 51.24 51.02 50.79 50.57 50.34 50.12 49.89

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

%

Năm

Nam Nữ

Biểu đồ và bảng số liệu cho thấy, tỉ lệ dân số nữ của tỉnh luôn cao và có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm 2018, giảm từ 51,68% xuống còn 49,89%, đặc biệt trong năm 2018, cơ cấu dân số nữ chiếm tỉ trọng thấp hơn dân số nam.

Nguyên nhân, trong những trước kia với sự thu hút NLĐ và thu hút đầu tư của tỉnh cùng với sự đa dạng về cơ cấu ngành kinh tế, đặc biệt là sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động nữ như: dệt may, giày da… nên số lượng và tỉ trọng lao động nữ luôn cao.

Do ảnh hưởng của quá trình nhập cư, trong những năm gần đây tỉ lệ dân số nữ của tỉnh Bình Dương có xu hướng giảm. Cơ cấu dân số nhập cư đến tỉnh Bình Dương, dân số nam thường lớn hơn so với nữ. Tỉ lệ dân số nam có xu hướng tăng từ 48,32%

năm 2010 lên 50,11% năm 2018 nên tỉ số giới tính ngày càng tăng.

Bảng 2.5. Tỉ số giới tính của dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2018 (Số nam/100 nữ)

Năm 2010 2012 2014 2016 2018

Cả nước 97,8 97,8 97,4 98,6 98,9

Đông Nam Bộ 94,5 94,9 94,1 97,0 97,6

Bình Dương 92,4 93,1 93,3 98,6 100,4

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2019 Bảng số liệu cho thấy, đến năm 2018, tỉ số giới tính của tỉnh Bình Dương tăng mạnh và liên tục qua các năm, tăng từ 92,4 nam/100 nữ trong năm 2010 lên 100,4 nam/100 nữ. So với cả nước và vùng ĐNB thì tỉ số giới tính của tỉnh Bình Dương tăng nhanh và cao hơn. Trong khi tỉ số giới tính của tỉnh Bình Dương là 100,4 nam/100 nữ thì của cả nước và ĐNB chỉ tương ứng là: 98,9 và 97,6. Điều này chứng tỏ những năm trước kia dân số nữ của tỉnh chiếm tỉ lệ cao hơn dân số nam nhưng từ năm 2018 đến nay thì tỉ số nam lớn hơn tỉ số nữ.

Song song với gia tăng dân số là sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến gỗ (khu vực Dĩ An, Thuận An…) và công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí (Thủ Dầu Một) và những năm sau là Tân Uyên, Bến Cát… Đây là những ngành đòi hỏi lao động nam nhiều hơn nên tỉ lệ dân số nam và tỉ số giới tính tăng liên tục.

Cơ cấu nền kinh tế

Bảng 2.6. Cơ cấu GRDP của tỉnh Bình Dương phân theo nhóm ngành kinh tế (Đơn vị: %)

Nhóm ngành 2010 2012 2014 2016 2018

Tổng số 100 100 100 100 100

Nông - lâm - thuỷ sản 6,38 6,47 4,89 4,25 3,40 Công nghiệp - xây dựng 59,23 60,71 62,32 63,03 63,81

Dịch vụ 22,70 22,68 23,19 23,45 24,43

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

sản phẩm 11,70 10,14 9,60 9,27 8,36

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019 Do sự thay đổi về chính sách phát triển KT-XH, cơ cấu nền kinh tế của tỉnh có sự thay đổi nhanh theo hướng: Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp làm cho tỉ trọng khu vực I (N-L-TS) luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm liên tục, từ 6,38% năm 2010 xuống còn 3,40% năm 2018; tỉ trọng khu vực II (CN-XD) luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng mạnh từ 59,23% năm 2010 lên 63,81%

năm 2018; khu vực III (DV) có vai trò ngày càng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh và có xu hướng tăng liên tục từ 22,70% năm 2010 lên 24,43% năm 2018.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Bình Dương theo hướng CNH, HĐH, phù hợp với xu hướng chung của toàn thế giới và khu vực.

Chính nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, gắn với nền kinh tế thị trường, nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo tiền đề cho việc mở rộng sản xuất, thu hút dân cư và NLĐ trong những năm qua.

Tốc độ phát triển kinh tế

Bảng 2.7. GRDP (giá hiện hành) và Tốc độ tăng GRDP theo gia so sánh 2010 của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2018

Chỉ tiêu 2011 2012 2014 2016 2018

GRDP (tỷ đồng) 128.333 142.150 179.541 218.637 281.666

Tốc độ tăng GRDP (%) 7,08 8,65 8,21 8,56 8,68

Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019

Bảng số liệu cho thấy tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành và Tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh 2010 của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2011 – 2018 tăng qua các năm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành tăng liên tục từ 128.333 tỷ đồng trong năm 2011 và tăng lên 281.666 tỷ đồng trong năm 2018, tăng gấp 2,2 lần.

Tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh 2010 tăng từ 7,08% năm 2011 lên 8,68%

năm 2018 và chỉ số này cao hơn của cả nước (7,08%).

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành và tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh 2010 tăng chứng tỏ tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương cao và tăng liên tục trong giai đoạn 2010 - 2018.

Ngoài ra, sự tăng trưởng của nền kinh tế trong tỉnh còn được thể hiện thông qua tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân theo đầu người cũng tăng liên tục qua các năm, tăng từ 62.203 nghìn đồng năm 2010 lên 130.181 nghìn đồng năm 2018, tăng gấp 2 lần sau 8 năm. Chính sự tăng trưởng này đã cho thấy, nền kinh tế của tỉnh Bình Dương phát triển mạnh trong những năm qua, đồng thời có tác động mạnh đến quá trình SDLĐ ở tỉnh Bình Dương trong hiện tại và những năm tiếp theo.

Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng

Do nhu cầu phát triển kinh tế cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Với chính sách thu hút đầu tư và thu hút nguồn nhân lực nên cơ sở hạ tầng của tỉnh đã và đang được đầu tư tương đối đồng bộ và hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, nước, đã xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm hành chính công.

Trong tương lai Bình Dương sẽ xây dựng thành phố thông minh nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng luôn được quan tâm và chú trọng đầu tư, từ đó cũng góp phần thu hút dân cư và NLĐ, nâng cao hiệu quả việc SDLĐ và phát triển KT - XH của toàn tỉnh.

Giao thông vận tải

Đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh gần 7.400km đường các loại, tỷ lệ nhựa hóa cao, đạt 100%, đường quốc lộ dài hơn 77,1 km, đường tỉnh dài 500 km, các tuyến đường huyện đạt gần 600 km, đặc biệt trong những năm qua tỉnh Bình Dương đầu tư

và phát triển mạnh các tuyến đường đô thị, với hơn 785 km có tỉ lệ nhựa hóa cao. Đây là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời có vai trò quan trọng đối với thu hút dân cư và NLĐ.

Đối với tỉnh Bình Dương, việc hoàn thiện, hiện đại và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển, chiều dài các truyến đường trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, ngày càng đồng bộ và hiện đại.

Hiện nay có nhiều tuyến đường có vai trò quan trọng như: Quốc lộ 13, 14, 51, đường ĐT743 tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn.

Quốc lộ 13, 14 có vai trò quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa giữa Bình Dương và Bình Phước và các tỉnh thuộc Tây Nguyên...

Bên cạnh việc phát triển các truyến giao thông huyết mạch, hệ thống giao thông đô thị từng bước cũng được đầu tư phát triển, tập trung xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị kết nối với các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp.

Một số tuyến đường quan trọng trong việc kết nối các trung tâm đô thị và khu công nghiệp như: Đường vào Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh với quy mô 6 đến 8 làn xe (đường Phạm Ngọc Thạch, các tuyến đường tạo lực 3, 6, đường Hùng Vương, đường 7A kết nối các khu công nghiệp, đô thị của vùng Nam Bến Cát với đô thị Mỹ Phước hiện hữu.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều cầu, bến cảng đã tạo nhiều thuận lợi cho phát triển KT-XH, thu hút dân cư như: Cầu Phú Cường nối giữa Bình Dương và TP.HCM đồng thời cũng là tuyến giao thông quan trọng giữa Bình Dương và các tỉnh miền Tây.

So với năm 2010, năm 2018 tỉnh Bình Dương đã xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn. Đồng thời, tạo sự gắn kết liên hoàn thông suốt từ hệ thống giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, giữa các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, vùng nguyên liệu với các khu cụm công nghiệp chế biến, giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ.

Bên cạnh việc phát triển mạnh hệ thống đường bộ thì trong tỉnh còn phát triển thêm các hệ thống cảng như: cảng Bà Lụa, cảng Bình Dương, cảng Thạnh Phước...

Các cảng này có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế giữa Bình Dương và các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn phát triển thêm hệ thống đường sắt với tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Với chiều dài hơn 8km cùng với các ga như: ga Dĩ An, ga Sóng Thần cũng được coi là một trong các ga trung chuyển cũng có vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH.

Với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện đại và đồng bộ thì số lượt hành khách và hàng hóa được vận chuyển trong giai đoạn 2010 – 2018 tăng mạnh:

Số lượt hành khách vận chuyển tăng từ 42.535 nghìn người năm 2010 lên 85.189 nghìn người năm 2018, tăng 2,0 lần.

Số lượng khách luân chuyển tăng từ 1.726.061 nghìn người.km năm 2010 lên 3.442.852 nghìn người.km năm 2018, tăng 1,99 lần.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng từ 50.298 nghìn tấn năm 2010 lên 215.872 nghìn tấn năm 2018, tăng 4,29 lần.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng từ 1.764.329 nghìn tấn.km năm 2010 lên 7.022.870 nghìn tấn.km năm 2018, tăng 3,98 lần.

Như vậy, do sự tăng nhanh chiều dài các tuyến đường, đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đồng thời, với sự tăng nhanh về khối lượng vận chuyển và luân chuyển đã tạo ra những tiền đề thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH, thu hút đầu tư và NLĐ trong và ngoài nước đến Bình Dương.

Mạng lưới điện

Tại Bình Dương điện được cung cấp chủ yếu từ nguồn điện quốc gia thông qua các tuyến cao thế và các trạm biến áp trung gian 500KV, 220 KV, 110KV.

Hiện nay mạng lưới điện ngày càng được hoàn thiện và hiện đại, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

Đến nay toàn tỉnh đã có 100% xã và ấp có điện.

Hiện tại, tỉnh có tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,9%, đây là một trong những nhân tố quan trọng đối với việc phát triển các ngành sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân toàn tỉnh, đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương giao đoạn 2010 2018 (Trang 56 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)