Chương 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.4. Thực trạng sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương
2.4.4. Sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương theo ngành kinh tế
Biểu đồ 2.10. Lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010 – 2018 Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2011 và 2019 Trong giai đoạn 2010 – 2018, qui mô lao động có việc làm trong tất cả các ngành kinh tế của tỉnh Bình Dương ngày càng tăng. Lực lượng lao động trong ngành CN- XD luôn cao nhất và tăng liên tục qua các năm. Lao động trong ngành N-L-TS luôn có số lượng lao động ít và giảm liên tục.
Trong những năm qua tỉnh Bình Dương có sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Với chính sách phát triển KT - XH của tỉnh tăng cường và đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương diễn ra nhanh. Từ đó, làm cho cơ cấu lao động của tỉnh cũng có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong khu vực I và tăng tỉ trọng lao động trong khu vực II và III. Đây là sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với nhu cầu chung của cả nước và thế giới.
Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đã góp phần giải phóng lao động từ N-L-TS và chuyển một phần lao động sang ngành kinh tế khác như ngành: CN-XD và DV. Tỉ
19.049 19.050 18.477 14.794 14.059
638.351
717.228
830.875
934.896
990.096
75.037 89.689 93.010 107.231 116.428
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 1100000
2010 2012 2014 2016 2018
Người
Năm Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
trọng lao động của ngành N-L-TS chỉ chiếm 2,60% năm 2010 và giảm xuống còn 1,25% năm 2018. Trong khi đó, ngành CN-XD thì chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động theo ngành và có xu hướng tăng, từ 87,15% năm 2010 lên 88,36% năm 2018.
Song song với việc phát triển mạnh ngành CN – XD, chất lượng cuộc sống của nhân dân có xu hướng tăng, cơ cấu ngành DV ngày càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân nên ngành DV có xu hướng ngày càng phát triển. Từ đó, lao động của ngành có xu hướng tăng liên tục, tăng từ 75.037 người năm 2010 lên 116.428 người năm 2018, tăng 1,6 lần so với năm 2010.
Biểu đồ 2.11. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2010 và năm 2018
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2011 và 2019
Sử dụng lao động trong ngành Nông nghiệp – Lâm - Thuỷ sản
Trong giai đoạn 2010 -2018, tỉ lệ lao động trong ngành N-L-TS của tỉnh Bình Dương ngày càng giảm. Tốc độ giảm lao động trong ngành này của tỉnh Bình Dương nhanh hơn so với tốc độ giảm của cả nước: Giảm từ 2,60% năm 2010 xuống còn 1,25% năm 2018, giảm 1,35%; trong khi cả nước giảm từ 2,74% năm 2010 xuống còn 1,77%, giảm 0,97%.
So với cả nước, tỉ lệ có việc làm trong ngành N-L-TS của tỉnh Bình Dương thấp hơn. Năm 2010 tỉ lệ có việc làm trong ngành N-L-TS của cả nước là 2,74%, trong khi
đó, của tỉnh Bình Dương là 2,60%. Như vậy, so với cả nước thì năm 2010 tỉ lệ có việc làm trong ngành N-L-TS của Bình Dương thấp hơn cả nước 0,51%, đến năm 2018 thì tỉnh Bình Dương chỉ đạt 1,25%.
Bảng 2.31. Lao động có việc làm trong ngành N-L-TS
Năm 2010 2012 2014 2016 2018
Tổng số Người 19.049 19.050 18.477 14.794 14.059
% 100 100 100 100 100
Nông nghiệp Người 18.958 19.005 18.421 14.640 13.991
% 99,52 99,76 99,70 98,96 99,52
Lâm nghiệp Người 87 24 44 146 68
% 0,46 0,13 0,24 0,99 0,48
Thủy sản Người 4 21 12 8 0
% 0,02 0,11 0,06 0,05 0,00
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2014 và 2019 Bảng số liệu cho thấy, lao động có việc làm trong ngành N-L-TS của tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây ngày càng có xu hướng giảm, từ 19.049 người năm 2010 xuống còn 14.059 người năm 2017, chỉ chiếm 1,25% trong cơ cấu lao động của cả tỉnh năm 2018, tỉ trọng này giảm 0,7% (từ 1,96% năm 2010 xuống còn 1,25% năm 2018).
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về số lượng và cơ cấu lao động của ngành N- L-TS là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt là sự chú trọng phát triển các ngành CN-XD và DV.
Thị trường lao động trong ngành nông nghiệp của tỉnh Bình Dương hiện nay chưa phát triển mạnh, còn có sự phân mảng và phân tán theo từng khu vực, theo loại sản phẩm, chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh. Đôi khi còn dẫn tới khả năng thiếu việc làm và thất nghiệp, đặc biệt là ở KVNT.
Nội bộ ngành N-L-TS ở tỉnh Bình Dương cũng có sự khác nhau trong việc SDLĐ. Với những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong những năm qua, ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành N-L-TS, nông nghiệp chiếm trên 99% trong nhóm ngành N-L-TS, đạt 99,52% trong cả năm 2010 và năm 2018.
Ngành thủy sản luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu ngành N-L-TS, có xu hướng ngày càng giảm. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do điều kiện tự nhiên của tỉnh không nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác các tiềm năng thủy sản;
Hiệu quả kinh tế của ngành này trong những năm gần đây không cao nên ngành ít được quan tâm đầu tư và phát triển. Đồng thời, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển CN–XD và DV nên ngành Thủy sản ít được đầu tư. Do vậy, tỉ trọng lao động tham gia hoạt động trong lĩnh vực này luôn thấp và ngày càng giảm.
Bảng 2.32. GDP nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp STT Lao động nông
nghiệp (Người)
GDP nông nghiệp (giá so sánh 2010)
(Tỷ đồng)
Năng suất lao động nông nghiệp (Nghìn đồng/người)
2010 19.049 6.157 323.219
2012 19.050 6.543 343.465
2014 18.477 6.945 375.873
2016 14.794 7.407 500.676
2018 14.059 7.851 558.432
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019 Bảng số liệu cho thấy, mặc dù trong giai đoạn 2010 – 2018, số lượng lao động trong ngành nông nghiệp của tỉnh Bình Dương có xu hướng giảm mạnh, từ 19.049 người năm 2010 xuống còn 14.059 người năm 2018, giảm 1,35 lần nhưng năng suất lao động trong nông nghiệp vẫn tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2018. Cụ thể:
tăng 1,72 lần so với năm 2010, từ 323.219 nghìn đồng/người lên 558.432 nghìn đồng/người.
Đặc biệt ngành N-L-TS là ngành có số lượng lao động thấp nhất trong các ngành kinh tế nhưng có năng suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế hiện nay tại Bình Dương. Năm 2018, ngành N-L-TS đạt 558.432 nghìn đồng/người, trong khi ngành CN-XD đạt 156.502 nghìn đồng/người, ngành DV đạt 394.871 nghìn đồng/người.
Điều này cho thấy, mặc dù số lượng NLĐ trong nông nghiệp có giảm nhưng chất lượng lao động thì tăng liên tục. Thêm vào đó, việc sử dụng NLĐ ngày càng hiệu quả, áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất. Đặc biệt, với việc
phát triển các trang trại với qui mô lớn, nhân rộng các mô hình sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật.
Với mô hình phát triển nông nghiệp chất lượng cao đã làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng ngày càng nhanh. Từ năm 2011 tỉnh đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng HĐH gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch.
Tỉnh Bình Dương có bốn khu nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có: Khu nông nghiệp công nghệ cao Tiến Hùng, huyện Bắc Tân Uyên; Khu nông nghiệp công nghệ cao ở Phước Sang, Tân Hiệp tại huyện Phú Giáo; Khu công nghệ cao ở Vĩnh Tân, tại thị xã Tân Uyên; Khu nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Phú Giáo (An Thái) và nhiều trang trại sản xuất theo mô hình nông nghiệp đô thị đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh.
Ngoài ra, ở Bình Dương còn có hơn 3.000 ha trồng cây có múi và cây ăn quả chủ lực, nhiều hình thức ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt như: Rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh…
Việc áp dụng phương pháp thủy canh, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã mang lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao.
Đến năm 2018 toàn tỉnh đã có 95 trang trại, cơ sở sản xuất nông nghiệp chứng nhận VietGAP, đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Song song với việc nâng cao công nghệ sản xuất thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ cũng được chú trọng, đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sự phát triển nhanh và mạnh của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế và giữa các khu vực theo lãnh thổ. Quá trình khai thác các tiềm năng của tỉnh trong nông nghiêp ngày càng cao. Nhiều ngành nghề mới được hình thành đã góp phần đa dạng hóa ngành nghề đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động nói riêng và nhân dân trong toàn tỉnh nói chung.
Việc nâng cao chất lượng lao động làm cho quá trình phân công lao động trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và trong cơ cấu nền kinh tế được đẩy mạnh, làm cho LLLĐ trong nông nghiệp ngày càng giảm.
Sử dụng lao động trong ngành Công nghiệp và Xây dựng
Bảng 2.33. Qui mô và cơ cấu lao động có việc làm trong ngành Công nghiệp – xây dựng
Năm 2010 2014 2018
Người % Người % Người %
Tổng 638.351 100 830.875 100 990.096 100
Công nghiệp 601.166 94,17 796.778 95,90 954.986 96,45
Xây dựng 37.185 5,83 34.097 4,10 35.110 3,55
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019 Bảng số liệu cho thấy, qui mô lao động có việc làm trong ngành CN-XD trong giai đoạn 2010 – 2018 có xu hướng ngày càng tăng, từ 638.351 người năm 2010 lên 990.096 người năm 2018, tăng 55,1%.
Tuy nhiên, xét trong nội bộ từng ngành có sự khác biệt. Trong khi lao động trong ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ 601.166 người năm 2010 lên 954.986 người năm 2018, tăng 353.820 người, gấp 1,58 lần thì lao động trong ngành xây dựng có xu hướng giảm từ 37.185 người năm 2010 xuống còn 35.110 người năm 2018, giảm 2.075 người, giảm 1,05 lần.
Trong cơ cấu ngành CN-XD, lao động có việc làm của ngành công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng nhanh, cao gấp 16,1 lần so với ngành xây dựng vào năm 2010 và gấp 27,1 lần vào năm 2018. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ 94,17% năm 2010 lên 96,45% năm 2018. Ngược lại, lao động trong ngành xây dựng có xu hướng giảm, từ 5,83% năm 2010 xuống còn 3,55% năm 2018.
Nguyên nhân: Do trong giai đoạn 2010 – 2018, ngành công nghiệp của tỉnh Bình Dương phát triển mạnh với nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư và NLĐ làm việc trong các KCN và cụm công nghiệp nên số lượng lao động trong ngành này có xu hướng tăng nhanh.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ và chưa rộng khắp.
Lao động trong ngành xây dựng của tỉnh Bình Dương thường là lao động nhập cư, công việc thường mang tính thời vụ, ngắn hạn nên có sự biến động theo thời vụ và theo nhu cầu công việc. Vì vậy, lao động trong ngành xây dựng trong giai đoạn này còn ít và chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu lao động khu vực II (CN-XD).
Bảng 2.34. Tốc độ tăng lao động có việc làm trong ngành Công nghiệp – xây dựng, giai đoạn 2010 – 2018
(Đơn vị: %)
Năm 2010 2012 2014 2016 2018
Tổng số 100 112,36 130,16 146,45 155,10
Khai khoáng 100 102,34 94,81 110,15 106,39
CN chế biến 100 113,52 132,64 149,43 158,93
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
100 143,42 128,51 138,16 150,88 Cung cấp nước, hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải 100 114,56 135,98 160,59 197,82
Xây dựng 100 93,82 91,70 99,94 94,42
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019 Bảng số liệu cho thấy LLLĐ có việc làm trong ngành CN-XD ngày càng tăng nhanh. So với năm 2010 thì năm 2018 tăng 55,1%. Chứng tỏ trong những năm qua ngành CN-XD có khả năng thu hút và sử dụng NLĐ lớn.
Trong ngành có sự tăng, giảm không đều. Trong khi, số lao động của toàn ngành công nghiệp nói chung và hầu hết các ngành đều có xu hướng tăng thì số lao động của ngành xây dựng không ổn định và có xu hướng giảm 5,58% trong giai đoạn 2010 – 2018.
Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự tăng, giảm không đều. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải và ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng nhanh hơn cả.
Nguyên nhân: Do quá trình sản xuất phát triển mạnh, dân số của tỉnh ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm của các ngành này ngày càng cao. Hơn nữa, đây là những ngành công nghiệp được phát chú trọng triển mạnh và đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay nên số lượng lao động trong các ngành này tăng nhanh.
Bảng 2.35. Qui mô và cơ cấu lao động có việc làm trong ngành Công nghiệp
Năm 2010 2012 2014 2016 2018
Tổng số Người 601.166 682.341 796.778 897.735 954.986
% 100 100 100 100 100
Khai khoáng Người 1.753 1.794 1.662 1.931 1.865
% 0,29 0,26 0,21 0,22 0,20
CN chế biến Người 597.990 678.851 793.198 893.570 950.413
% 99,47 99,49 99,55 99,54 99,52 Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt và nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
Người 228 327 293 315 344
% 0,04 0,05 0,04 0,04 0,04
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
Người 1.195 1.369 1.625 1.919 2.364
% 0,20 0,20 0,20 0,21 0,25
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019 Bảng số liệu cho thấy, quy mô lao động trong ngành CN-XD ở tỉnh Bình Dương ngày càng lớn và có xu hướng tăng nhanh 601.166 người năm 2010 lên 954.986 người năm 2018, tăng nhưng có sự khác nhau giữa các ngành.
Ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến chiếm 99,47% (597.990 người) năm 2010 và tăng lên 99,52% (950.413 người) năm 2018, tăng 1,58 lần.
Trong khi đó, ngành công nghiệp khai khoáng có số lượng lao động có việc làm ít và có xu hướng ngày càng giảm trong cơ cấu lao động ngành công nghiệp, giảm từ 0,29% năm 2010 xuống còn 0,2% năm 2018.
Nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp của tỉnh Bình Dương ngày phát triển mạnh trong giai đoạn 2010 – 2018. Khả năng thu hút vốn ngày càng cao, cùng
với việc cải cách thủ tục hành chính nên thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Nhu cầu của thị trường đa dạng, thị trường ngày càng mở trộng nên cơ cấu của ngành công nghiệp ngày càng đa dạng, từ đó, làm cho số lượng lao động trong ngành này ngày càng có xu hướng tăng nhanh, nhất là các ngành công nghiệp chế biến.
Bảng 2.36. GDP công nghiệp và xây dựng, năng suất lao động công nghiệp và xây dựng
STT
Lao động công nghiệp và xây dựng
(Người)
GDP công nghiệp và xây dựng (giá so sánh
2010) (Tỷ đồng)
Năng suất lao công nghiệp và xây dựng
(Nghìn đồng/người)
2010 638.351 74.844 117.246
2012 717.228 89.382 124.621
2014 830.875 105.975 127.546
2016 934896 128.353 137.291
2018 990.096 154.952 156.502
Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2019 Bảng số liệu cho thấy số lượng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng ở tỉnh Bình Dương tăng nhanh trong giai đoạn 2010 – 2018. Điều này vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, vừa góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. GDP và năng suất lao động cũng tăng nhưng chưa cao (GDP tăng từ 74.844 tỷ đồng năm 2010 lên 154.952 tỷ đồng năm 2018, tăng 2,0 lần; năng suất lao động tăng từ 117.246 tỷ đồng/người năm 2010 lên 156.502 tỷ đồng/người năm 2018, tăng 1,33 lần.
Đặc biệt ngành CN-XD là ngành có số lượng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế nhưng có năng suất lao động thấp nhất trong các ngành kinh tế hiện nay tại Bình Dương. Năm 2018, ngành DV đạt 394.871 nghìn đồng/người, ngành N-L-TS đạt 558.432 nghìn đồng/người, trong khi ngành CN-XD đạt 156.502 nghìn đồng/người.
Số lượng lao động trong ngành này chủ yếu là nhập cư và phần lớn là lao động phổ thông nên năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân thấp đã tạo ra không ít những khó khăn trong phát triển kinh tế và vấn đề an sinh xã hội.
Mức thu nhập bình quân của người nhập cư thấp, diện tích nhà ở bình quân đầu người của người di cư thấp hơn so với người dân tại Bình Dương, diện tích nhà ở bình quân của người nhập cư và người dân tại Bình Dương tương ứng là 21,9 m2/người và 25,4 m2/người, chênh lệch 3,5 m2/người.
Hiện nay trên toàn tỉnh, đa số người di cư sống trong ngôi nhà/căn hộ có diện tích bình quân đầu người thấp, dưới 20 m2 chiếm 43% và người di cư sống trong những ngôi nhà/căn hộ có diện tích bình quân đầu người dưới 10 m2 chiếm khoảng 18,0% .
Trong khi, người dân tại Bình Dương sống trong ngôi nhà/căn hộ có diện tích bình quân đầu người dưới dưới 20 m2 chiếm 27,5% và sống trong những ngôi nhà/căn hộ có diện tích bình quân đầu người dưới 10 m2 chỉ chiếm 6,3%.
Mặt khác, do số lượng người nhập cư cao, đặc biệt là dân nhập cư tập trung đông gần các KCN nên số lượng người ở nhà trọ trong tỉnh Bình Dương chiếm tỉ lệ cao, nhất là khu vực Dĩ An, Thuận An…. Ngoài những khoản chi về ăn uống, sinh hoạt thì phải trả thêm tiền trọ và một số chi phí dịch vụ khác đã tạo ra những khó khăn về tài chính. Do vậy, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, từ đó, gây khó khăn cho việc SDLĐ và ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.
Sử dụng lao động trong ngành Dịch vụ
Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong vùng ĐNB và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt bình quân 13,6%/năm trong thời kỳ 2010-2018. GDP bình quân đầu người năm 2018 đã tăng gần gấp hai lần so với năm 2010, đạt 27,4 triệu đồng/người/năm.
Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút trên 8.500 dự án đầu tư, trong đó có trên 3.018 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 27.390,5 triệu USD. Vì vậy, nhu cầu về lao động nghề hàng năm của các doanh nghiệp ở Bình Dương rất cao. Mỗi năm Bình Dương đã thu hút từ 3.000 dự án đầu tư trong và ngoài nước; nhu cầu lao động của các ngành kinh tế mỗi năm tăng.