Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.2. Dự báo nguồn lao động
Bảng 3.1. Dự báo dân số theo đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương từ 2022 – 2030 (Đơn vị: Người)
ĐVHC 2022 2024 2026 2028 2030
Toàn tỉnh 2.768.816 2.966.279 3.136.586 3.366.946 3.581.149 Thủ Dầu Một 363.951 394.404 429.875 466.291 514.064
Bàu Bàng 110.155 123.187 139.459 156.695 169.767 Dầu Tiếng 119.640 123.827 127.847 132.141 141.130 Bến Cát 361.061 395.792 424.907 465.780 487.098 Phú Giáo 107.008 110.569 114.281 118.199 127.808 Tân Uyên 472.861 529.784 579.080 647.556 687.587 Dĩ An 514.373 534.157 551.114 571.691 591.580 Thuận An 645.142 669.429 673.341 698.689 737.107 Bắc Tân Uyên 74.625 85.130 96.682 109.905 125.008
Nguồn: Phòng dân số - Cục thống kê tỉnh Bình Dương Theo dự báo cho thấy, dân số của Bình Dương trong những năm tới có xu hướng tăng nhanh và liên tục. Qui mô dân số lớn so với năm 2018 thì dân số năm 2030 sẽ tăng gấp 1,53 lần (từ 2.345.184 nghìn người, năm 2018 lên 3.581.149, năm 2030).
Lúc đó mật độ dân số của toàn tỉnh sẽ tăng lên khoảng 1.329 người/km2, tăng lên 459 người/km2 so với năm 2018.
Do quá trình phát triển kinh tế ngày càng nhanh và mạnh, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, NLĐ nhập cư ngày càng tăng gây nhiều khó khăn trong quá trình phát triển KT - XH.
3.2.1. Dự báo về số lượng lao động
Bảng 3.2. Dự báo LLLĐ theo đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương từ 2019 – 2030 (Đơn vị: Người)
ĐVHC 2022 2024 2026 2028 2030
Toàn tỉnh 1.858.734 1.991.420 2.105.546 2.260.320 2.403.681 Thủ Dầu Một 241.953 262.198 285.779 309.988 341.748
Bàu Bàng 73.585 82.291 93.161 104.675 113.407 Dầu Tiếng 79.636 82.423 85.098 87.956 93.940
Bến Cát 244.226 267.719 287.413 315.060 329.480 Phú Giáo 71.072 73.438 75.903 78.505 84.887 Tân Uyên 323.353 362.278 395.987 442.813 470.187
Dĩ An 340.360 353.451 364.672 378.288 391.448 Thuận An 437.675 454.152 456.806 474.002 500.066 Bắc Tân Uyên 46.872 53.471 60.727 69.032 78.519
Nguồn: Phòng dân số - Cục thống kê tỉnh Bình Dương Theo dự báo cho thấy, đến năm 2030 LLLĐ của tỉnh Bình Dương tăng nhanh, tăng 831.460 người, tăng 1,52 lần (từ 1.572.221 người, năm 2018 lên 2.403.681 người, năm 2030).
Tuy nhiên LLLĐ có sự phân bố không đều giữa các thành phố và huyện, thị.
Các thành phố, huyện thị thuộc phía Nam thường có số lượng lao động tập trung nhiều, trong khi diện tích đất tự nhiên và tài nguyên thì hạn chế. Ngược lại, các huyện thị thuộc khu vực phía Bắc có diện tích đất tự nhiên lớn như: Phú Giáo, Dầu Tiếng…
nhưng có quy mô LLLĐ nhỏ. Điều này gây khó khăn cho quá trình SDLĐ cũng như tạo nhiều sức ép về việc làm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, gây ảnh chất lượng cuộc sống và khó khăn về các vấn đề an sinh xã hội.
3.2.2. Dự báo nhu cầu lao động và sử dụng lao động
Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, tổng số nhu cầu tuyển dụng trên địa bản tỉnh năm 2019 là 93.383 lao động, tăng 14,48% so với 06 tháng đầu năm 2018. Trong khi đó lượng người tìm việc làm là 31.898 lao động, giảm 20,98% so với 06 tháng đầu năm 2018.
Biểu đồ 3.1. Cung - cầu lao động 6 tháng đầu năm 2019.
Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương Thị trường lao động của tỉnh Bình Dương có sự biến động, nhiều doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt, mất ổn định về lao động trong quá trình sản xuất. Do đó, vấn đề đặt ra là cần có giải pháp thu hút, ổn định về số lượng và chất lượng NLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng NLĐ ở tỉnh Bình Dương.
Bảng 3.3. Chênh lệch Cung - Cầu thị trường lao động theo trình độ chuyên môn 6 tháng đầu năm 2019
(Đơn vị: Người) Trình độ Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học
Nhu cầu tuyển dụng 82.933 6.996 2.469 983
Nhu cầu tìm Việc 27.160 1.212 1.177 2.311
Cung - Cầu -55.773 -5.784 -1.292 +1.328
Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương Bảng số liệu cho thấy, sự bất hợp lí giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc làm ở tỉnh Bình Dương. Trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông với trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở xuống cao thì khả năng đáp ứng của thị trường
82,933
6,996
2,469 983
27,160
1,212 1,177 2,311
0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000
Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học
Người
Tháng Nhu cầu tuyển dụng Nhu cầu tìm Việc
lao động thấp. Nhu cầu tuyển dụng là 92.398 lao động nhưng khả năng đáp ứng (nhu cầu tìm việc) là 29.549 lao động, chỉ đạt 31,98% so với nhu cầu.
Ngược lại, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học thấp (chỉ có 983 người), nhu cầu tìm việc của người lao động lại cao (2.328 người), cao gấp 2,3 lần so với nhu cầu tuyển dụng. Do vậy, chênh lệch giữa Cung - Cầu của nhóm lao động có trình độ đại học lớn (1.328 người).
Trong khi đó, theo nghiên cứu về chất lượng NLĐ của tỉnh ngày càng tăng nhưng nhóm lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh nhất. Điều này sẽ dẫn đến khả năng thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học cao. Có thể dẫn đến tình trạng làm trái ngành nghề, không đúng chuyên môn nên năng suất lao động thấp, thu nhập của người lao động thấp. Đây cũng là những hạn chế, bất cập trong vấn đề NLĐ và SDLĐ ở tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp theo.
Như vậy, đối với tỉnh Bình Dương, việc hình thành thị trường NLĐ là một nhu cầu tất yếu khách quan, được thể hiện qua các nhân tố về Cung - Cầu lao động.
Thông qua sự thỏa thuận giữa người SDLĐ và người lao động. Có nhiều hình thức như: Tư vấn giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm, thông qua môi giới, thông qua quảng cáo và tiếp thị về tuyển dụng lao động, thông qua hội chợ việc làm, qua phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh truyền hình hoặc người lao động có thể tự tìm việc thông qua các đợt thi tuyển và phỏng vấn của các doanh nghiệp.
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Đặc biệt, với khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nên mỗi năm nhu cầu lao động của tỉnh Bình Dương từ 30.000 đến 40.000 lao động. Trong khi đó số lao động của tỉnh Bình Dương chỉ đáp ứng chưa được 50%
nhu cầu, từ 15.000 đến 20.000 lao động. Vì vậy, khả năng cung cấp không đáp ứng được nhu cầu lao động của tỉnh Bình Dương diễn ra thường xuyên. Do đó, cần phải bổ sung hơn 50% lao động từ bên ngoài tỉnh mới đáp ứng được nhu cầu lao động phục vụ cho quá trình phát triển KT - XH của tỉnh.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của Chính phủ đã xác định lựa chọn ưu tiên phát triển các ngành gồm:
Công nghiệp chế tạo; Năng lượng tái tạo; Điện tử và viễn thông. Do đó, các ngành này trong tương lai sẽ cần nhiều lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Mặt khác, do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nên các ngành cần nhiều lao động như may mặc, dày da, diện tử… cũng bị ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sử dụng NLĐ. Điều này làm cho thị trường lao động có sự thay đổi về cơ cấu lao động, nguồn lực, trình độ chuyên môn, làm thay đổi bản chất của những việc làm hiện nay, làm cho một số công việc không còn tồn tại nhưng đồng thời sẽ tạo ra những việc làm mới.
Để thích ứng với nhu cầu tìm việc thì người lao động phải có trình độ, kỹ năng mới và khả năng hợp tác, thích hợp với các kỹ năng công việc yêu cầu, người lao động cần phải có khả năng thích ứng cao, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân trong xu hướng chung và xu hướng hội nhập hiện nay.