Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 20 - 24)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý đã xuất hiện rất sớm. Từ khi con người biết tập hợp lại với nhau, tập trung sức lực để tự vệ hoặc kiếm sống, thì bên cạnh lao động chung của mọi người đã xuất hiện những hoạt động tổ chức, phối hợp điều khiển đối với họ. Những hoạt động đó xuất hiện, tồn tại và phát triển như một yếu tố khách quan, là cơ sở cho các hoạt động chung của con người đạt được kết quả mong muốn. K.Marx đã viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng. Như vậy, đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển các hoạt

động của con người theo những yêu cầu nhất định được gọi là hoạt động quản lý.

Từ đó có thể hiểu là lao động và quản lý không tách rời nhau, quản lý là hoạt động điều khiển lao động chung. Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất thì trình độ tổ chức, điều hành tất yếu được nâng lên, phát triển theo những đòi hỏi ngày càng cao hơn. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quản lý đã trở thành một ngành khoa học và ngày càng phát triển toàn diện.

Quản lý là một hiện tượng xã hội được hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện, phát triển của xã hội loài người. Nó bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công, hợp tác lao động. Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời một cách tất yếu do nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi tổ chức, mọi quốc gia, mọi thời đại. Quản lý là một dạng hoạt động xã hội đặc thù, trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội, một hoạt động phổ biến, diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Có thể nói QL là một trong những loại hình lao động có hiệu quả nhất, quan trọng nhất.

Khái niệm quản lý (management) là khái niệm rất chung, tổng quát. Trong quá trình nghiên cứu của lý luận khoa học quản lý, tùy theo góc độ tiếp cận mà khái niệm này được quan niệm theo nhiều cách khác nhau.

Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich đưa ra khái niệm: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nhằm bảo đảm sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, và sự bất mãn cá nhân ít nhất...” [23, tr.23].

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ đưa hệ vào thế

“phát triển”…Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)” [2, tr.14].

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc nhấn mạnh: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [10, tr.1]. Tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là quá trình dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới”

[32, tr.363]. Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [27, tr.8].

Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng chúng đều có chung những dấu hiệu chủ yếu sau: Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích; hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân, là sự lựa chọn các khả năng tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Quá trình quản lý có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Quá trình quản lý Quản lý

Lập kế hoạch

Tổ chức Kiểm tra

Chỉ đạo

Lập kế hoạch: là xác định rõ mục đích, mục tiêu đối với thành tựu tương lai của tổ chức và những con đường, biện pháp, cách thức chủ yếu để đạt được mục đích, mục tiêu đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: xác định hình thành mục tiêu; xác định và bảo đảm về nhân lực và các nguồn lực khác để đạt được mục tiêu đã đề ra; quyết định xem những hoạt động nào cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Sản phẩm quan trọng của chức năng kế hoạch hóa là kế hoạch. Có ba loại kế hoạch: kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến thuật, kế hoạch tác nghiệp.

Tổ chức: là quá trình hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực, quá trình tổ chức đòi hỏi cả việc hình thành, xây dựng các bộ phận cùng các công việc, cả vấn đề nhân sự, cán bộ.

Chỉ đạo: là chỉ bảo, bày vẽ, chỉ dẫn về một công việc, cho người khác để họ có thể làm được làm đúng. Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương trật tự.

Kiểm tra: là chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn.

1.2.4.2. Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học Quản lí hoạt động đổi mới PPDH của CBQL ở trường tiểu học là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của CBQL đến cách thức làm việc của thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Quản lí hoạt động đổi mới PPDH luôn được đặt trong mối quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình dạy học: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện - Hình thức - Kết quả, và tiến hành đồng bộ với việc quản lý các thành tố đó, đặc biệt là sự tác động vào mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình dạy - học.

Quản lí hoạt động đổi mới PPDH là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống quản lý của nhà trường. Nói đến quản lí hoạt động đổi mới PPDH là nói đến việc thực hiện đồng bộ các hoạt động quản lý đội ngũ sư phạm; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học; quản lý điều kiện và môi trường làm việc, cơ chế hoạt động, tổ chức và điều hành, kiểm tra và đánh giá, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)