Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Tiểu học Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV về mục đích và sự cần thiết phải đổi mới PPDH
Như trình bày ở mục 2.2.3, đối tượng mà chúng tôi tiến hành điều tra được chia làm 3 nhóm: Nhóm cán bộ quản lý thuộc Phòng GD&ĐT Quận 6 (nhóm 1);
Nhóm cán bộ quản lý cấp trường (nhóm 2) và Nhóm giáo viên (nhóm 3).
Để tìm hiểu nhận thức về mục đích và sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi đã phát ra 265 phiếu điều tra, trong đó 20 phiếu dành cho nhóm 1; 45 phiếu dành cho nhóm 2 và 200 phiếu dành cho nhóm 3. Kết quả chúng tôi thu được như sau:
2.3.1.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên về mục đích của việc đổi mới PPDH Bảng 2.10. Nhận thức về mục đích đổi mới PPDH
Nội dung
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng hợp KQ chung
ĐTB (X1)
THỨ BẬC
ĐTB (X2)
THỨ BẬC
ĐTB (X3)
THỨ BẬC
ĐTB (X)
THỨ BẬC
ND 1 2.88 2 2.83 3 2.72 3 2.81 3
ND 2 2.88 2 2.86 2 2.80 2 2.85 2
ND 3 3.00 1 2.90 1 2.88 1 2.93 1
ĐTB 2.92 2.86 2.80 2.86
HSTQ R1(X1X2) = 0.87; R2(X1X3) = 0.87; R3(X2X3) = 1.00
1≤X ≤ 3 Chú thích:
Nội dung 1: Nâng cao nhận thức cho ĐNGV về vị trí của bậc tiểu học.
Nội dung 2: Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV.
Nội dung 3: Nâng cao chất lượng giáo dục HS tiểu học.
(Xem Nội dung phiếu điều tra ở Phụ lục 1- mẫu 1)
Kết quả khảo sát nhận thức về mục đích, ý nghĩa việc đổi mới PPDH tiểu học được đánh giá ở mức độ tốt, ĐTB chung của cả 3 nội dung là: X = 2.86, trong đó cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá là: X = 2.92, CBQL các trường tiểu học đánh giá là: X = 2.86 và đội ngũ GV đánh giá là:X = 2.80. Cả 3 nội dung đều có ĐTB ≥ 2.8.
Mức độ nhận thức về các nội dung được các nhóm nghiệm thể đánh giá là khá đồng đều, nội dung được đánh giá cao nhất là nội dung 4, nâng cao chất lượng giáo dục HS tiểu học: X = 2.93 (thứ bậc 1); nội dung 1, nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về vị trí của bậc tiểu học được đánh giá thấp hơn: X = 2.80 (thứ bậc 3). So sánh ý kiến đánh giá của 3 nhóm nghiệm thể tham gia khảo sát cho thấy có sự khác biệt, nhìn chung CBQL có nhận thức cao hơn GV. Trao đổi ý kiến với một số CBQL các trường tiểu học, được biết: một số GV nhận thức chưa đầy đủ về mục đích ý nghĩa đổi mới PPDH, nhất là các GV lớn tuổi.
Để khẳng định sự phù hợp trong nhận thức về mục đích đổi mới PPDH giữa các nhóm nghiệm thể nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng hệ số tương quan thứ bậc
Spierman. Kết quả: R1(X1X2) = 0.87; R2(X1X3) = 0.87; R3(X2X3) = 1.00. Kết quả này cho phép kết luận: Tương quan trên là tương quan thuận và rất chặt chẽ, rất phù hợp. Điều này có nghĩa là nhận thức của các nhóm nghiệm thể là đồng thuận với nhau.
2.3.1.2. Nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH tiểu học
Về sự cần thiết phải đổi mới PPDH, để đánh giá đúng thực trạng chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và quy đổi về chuẩn định lượng với các mức độ như sau:
Rất cần thiết: 3 điểm Cần thiết: 2 điểm Ít cần thiết: 1 điểm Không cần thiết: 0 điểm
Bảng 2.11. Thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH
TT Đối tượng điều tra
Số lượng
Rất
cần thiết Cần thiết ít cần thiết Không
cần thiết Điểm trung bình SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm
1 CB
PGD&ĐT 20 17 51 3 3 0 0 0 0
X1= 2,7
2 CBQL
Trường TH 45 32 96 12 24 1 1 0 0 X2= 2,86
3 GV 200 162 486 27 54 8 8 3 0 X3= 2,79
Toàn thể 265 211 633 42 84 9 9 3 0 X =2,76
Nhận xét:
Từ kết quả ở bảng 2.11 ta thấy rằng, dãy các giá trị x1, x2, x3 tập trung xung quanh x và tỉ lệ rất cần thiết đổi mới PPDH cao. Như vậy, đổi mới PPDH là nguyện vọng chung của đội ngũ CBQL và giáo viên tiểu học Quận 6. Tỉ lệ mong muốn được đổi mới PPDH và nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH cũng rất cao.
Có 99,8% CBQL trường tiểu học và 94.5 % giáo viên tiểu học cho rằng đổi mới PPDH là rất cần thiết và cần thiết. Cũng từ bảng này, chúng tôi cho rằng đội ngũ CBQL trường tiểu học và GV đang rất mong muốn thực hiện đổi mới PPDH (x2,x3 > x). Nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về đổi mới PPDH là cơ sở để
chúng tôi bắt đầu tìm hiểu thực trạng đổi mới PPDH và thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH ở các trường TH.
2.3.2. Thực trạng kỹ năng đổi mới PPDH của GV
Khảo sát Thực trạng kỹ năng đổi mới PPDH của GV tiểu học Quận 6 chúng tôi có kết quả:
Bảng 2.12. Thực trạng kỹ năng đổi mới PPDH của GV tiểu học Quận 6
TT Nội dung các vấn đề trong phiếu trưng cầu Ý kiến đánh giá (%)
T K TB CĐ
1. Kỹ năng soạn giáo án theo hướng thiết kế hệ thống việc làm
cho học sinh 24.3 40.5 31.0 4.2
2. Kỹ năng tổ chức cho học sinh học tập bằng phương pháp tự
tìm ra kiến thức mới 13.4 24.9 33.8 27.9
3. Kỹ năng tổ chức cho học sinh học tập bằng phương pháp thực
hành hoặc theo nhóm 19.3 28.5 46.7 5.6
4. Kỹ năng tổ chức cho học sinh học tập bằng phương pháp tự
học (làm việc với SGK) 15.4 31.3 40.8 12.6
5. Kỹ năng sử dụng phương pháp kích thích hoạt động học tập
cho HS (tổ chức trò chơi, thảo luận học tập...) 6.7 13.7 71.0 8.7 6. Kỹ năng lựa chọn PPDH phù hợp với đặc trưng môn học, bài
học, kiểu bài. 13.1 34.9 46.9 5.0
7. Kỹ năng sử dụng các TBDH, phương tiện kỹ thuật hiện đại. 12.6 27.7 52.5 7.3 8. Kỹ năng soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint 6.4 15.6 58.9 19.1
9 Kỹ năng sử dụng phần mềm CNTT để làm đề kiểm tra trắc
nghiệm khách quan 9.5 18.7 58.1 13.7
10 Kỹ năng khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ đổi
mới PPDH 4.8 15.6 34.4 45.3
Ghi chú:
- Các kí hiệu: T: Tốt; K: Khá; TB: Trung bình; CĐ: Chưa đạt;
- Kết quả này chúng tôi thu được từ việc tổng hợp phiếu điều tra xã hội (mẫu 2), nội dung phiếu xin xem ở phần Phụ lục 1 - mẫu 2.
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả điều tra trên, chúng tôi thấy 24,3% GV cho rằng họ thực hiện tốt kỹ năng soạn giáo án theo hướng thiết kế hệ thống việc làm cho HS, 13,4% GV thực hiện tốt kỹ năng tổ chức cho HS học tập bằng PP tự tìm ra
kiến thức mới vào các giờ giảng của mình. Kỹ năng tổ chức cho HS học tập bằng phương pháp theo nhóm có 19,3% GV thực hiện tốt, 15,4% GV thành thạo kỹ năng tổ chức cho HS học tập bằng PP tự học,... Riêng kỹ năng kích thích HĐ học tập cho HS như tổ chức trò chơi nhận thức, thảo luận học tập... thì rất ít GV thực hiện, qua thống kê chỉ có 6,7% GV thực hiện tốt PP này. Về PPDH có tần suất được sử dụng nhiều nhất (phụ lục 1 - mẫu 4), qua thống kê chúng tôi nhận được 34% số GV được trưng cầu ý kiến cho rằng thường xuyên với phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp, 53,2% GV thường xuyên với PPDH nêu vấn đề và 10,2% GV thường xuyên với PP hợp tác trong nhóm nhỏ. Về kỹ năng sử dụng các TBDH, phương tiện kỹ thuật hiện đại; chỉ có 10% GV thực hiện tốt và khá kỹ năng soạn giảng bằng phần mềm Powerpoint kết hợp với phần mềm hỗ trợ phù hợp; 28,2% GV thành thạo về kỹ năng sử dụng phần mềm CNTT để làm đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
20,4% GV ở mức khá tốt về kỹ năng khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ đổi mới PPDH.
Trưng cầu ý kiến của GV về mức độ tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đối với yêu cầu đổi mới PPDH, cho thấy có 23,6% GV đánh giá có tác dụng tốt, 43,7% GV cho rằng có tác dụng khá. Đa số GV nhận định rằng trước yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, cần đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng kết hợp trắc nghiệm khách quan với tự luận.
Qua thực tế dự giờ, thăm lớp chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn GV vẫn còn giảng dạy theo PP truyền thống một chiều, thầy giảng, trò nghe. Một số ít tiết dạy GV đã sử dụng phương tiện, TBDH; có câu hỏi vấn đáp nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giờ học; giáo án có tích hợp các ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH. Tuy nhiên, không ít GV lại chú trọng tạo ra các hiệu ứng điện tử khi sử dụng phần mềm Powerpoint, nghiêng về việc trình diễn của thầy hơn là việc hoạt động của trò, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng bắt mắt làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả không cao.
Một số trường đã xây dựng đầy đủ các phòng bộ môn, trang bị tương đối đầy đủ các loại thiết bị hiện đại như máy tính, projector,.. Thế nhưng, việc vận dụng các
thiết bị này vào giảng dạy không thường xuyên, chỉ một vài tiết dạy thao giảng, hội thi hoặc có đánh giá xếp loại chuyên môn,... rồi cũng quay về với phấn trắng, bảng đen và “thầy giảng, trò nghe”. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện đổi mới PPDH tại các trường tiểu học Quận 6.
Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn gần 100 GV, hầu hết là những GV giỏi, giữ vai trò nòng cốt ở các trường. Nhiều ý kiến cho rằng việc đổi mới PPDH hướng về áp dụng các kỹ năng trên là không khó, tuy nhiên họ không dạy như thế vì nhiều rào cản như: HS chưa quen cách học mới, bó buộc bởi thi cử, đánh giá; nội dung bài dạy nhiều nhưng thời lượng quá ít, không thể tổ chức thảo luận, trò chơi.
Không ít GV cho rằng khi tiến hành đổi mới PPDH đã phải đối diện với một điều trói buộc mình: “sách giáo khoa là pháp lệnh”, dù chưa hề được phát biểu chính thức trong một văn bản pháp quy nào nhưng đã tồn tại lâu bền trong ngành giáo dục qua nhiều thập kỷ; người làm công tác QL cũng dựa vào sách giáo khoa để đánh giá GV.
Quan niệm này phần nào đã làm cho họ bị hạn chế trong việc sử dụng PP dạy giúp HS tự tìm ra kiến thức, không mạnh dạn “phá cách” trở thành chủ thể chủ động, sáng tạo thật sự trong thiên chức của mình. Cũng có GV cho rằng lớp học quá đông, trình độ HS không đồng đều, nhất là học sinh dân tộc còn hạn chế về Tiếng Việt khiến GV không thể áp dụng PPDH phù hợp, khó yêu cầu tất cả HS đều hoạt động tích cực.
Kết hợp trao đổi với các nhà QLGD và qua trải nghiệm thực tiễn, chúng tôi cho rằng việc đổi mới PPDH vẫn còn một số trở ngại về mặt tâm lý. Đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Quận 6 cũng làm cho không ít GV lo lắng như chưa được chuẩn bị đầy đủ về lý luận và kỹ năng áp dụng các PPDH mới; nên thiếu tự tin khi áp dụng phương pháp mới. Có GV sợ tổ chức các trò chơi, sẽ không đủ thời gian thực hiện kế hoạch giảng dạy, nhất là ở những bài học có nội dung dài trong khi thời gian phân bổ lại hạn hẹp. Một bộ phận GV tuổi nghề còn ít, vốn kinh nghiệm thực tiễn chưa được nhiều, ngại tổ chức cho HS thảo luận. Cũng có nhiều GV đã giảng dạy lâu năm ngại phải tốn nhiều thời gian để soạn lại giáo án cho phù hợp với phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học mới. Cá biệt, những GV đã có tuổi, tư duy và thao tác kỹ thuật bắt đầu kém nhanh nhạy thường lo sợ gặp những sự cố về
thiết bị kỹ thuật khi tiến hành dạy học theo phương pháp mới. Thậm chí, một ít GV cho rằng các PPDH mới đi kèm các phương tiện nghe nhìn hiện đại một khi bị lạm dụng sẽ giết chết tư duy trừu tượng của HS.
Từ căn cứ trên, chúng tôi kết luận rằng: phần lớn GV các trường tiểu học Quận 6 hiện nay chưa thực sự đầu tư vận dụng các PPDH theo hướng đổi mới. Vẫn còn nghiêng về PPDH truyền thống, còn tình trạng thầy đọc, trò ghi; các PP tích cực, sáng tạo mà ta mong muốn trở thành những phương pháp chủ đạo trong nhà trường vẫn triển khai chậm và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
2.3.3. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH
Để đảm bảo cho việc đổi mới hoạt động dạy học, chúng tôi cho rằng nhận thức về nhiệm vụ của CBQL và giáo viên; nhận thức về nội dung đổi mới là những điều kiện quan trọng quyết định sự thành công. Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng về vấn đề này và thu được kết quả dưới đây.
2.3.3.1. Nhận thức về nhiệm vụ của CBQL trường tiểu học trong việc quản lí hoạt động đổi mới PPDH
Bảng 2.13. Nhận thức về nhiệm vụ của CBQL trường tiểu học trong việc quản lí hoạt động đổi mới PPDH
1≤ X ≤ 3
Nhiệm vụ
CB phòng GD&ĐT CBQL
Trường tiểu học GV tiểu học Tổng hợp KQ chung ĐTB (X1) THỨ
BẬC
ĐTB
(X2) THỨ BẬC ĐTB (X3)
THỨ
BẬC ĐTB (X) THỨ BẬC
NV 1 2.88 5 2.82 5 2.58 7 2.76 5
NV 2 3.00 1 2.93 2 2.85 2 2.93 2
NV 3 2.75 7 2.59 7 2.68 5 2.67 7
NV 4 2.88 5 2.69 6 2.6 6 2.72 6
NV 5 3.00 1 2.89 3 2.78 3 2.89 3
NV 6 3.00 1 2.97 1 2.90 1 2.96 1
NV 7 2.88 5 2.89 3 2.74 4 2.84 4
ĐTB 2.91 2.83 2.73 2.82
HSTQ R1(X1X2) = 0.81; R2(X1X3) = 0.73; R3(X2X3) = 0.85
Chú thích:
Nhiệm vụ 1: Quản lí việc nâng cao nhận thức cho ĐNGV về đổi mới PPDH.
Nhiệm vụ 2: Quản lí việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học.
Nhiệm vụ 3: Chấn chỉnh hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường.
Nhiệm vụ 4: Quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV.
Nhiệm vụ 5: Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.
Nhiệm vụ 6: Quản lí bồi dưỡng nâng cao trình độ chưyên môn, nghiệp vụ cho GV tiểu học.
Nhiệm vụ 7: Quản lí phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc đổi mới PPDH.
(Xem Nội dung phiếu điều tra ở Phụ lục 1- mẫu 1) Nhận xét:
Kết quả bảng 2.3.3.1 cho thấy mức độ nhận thức về những nhiệm vụ của CBQL trong quản lí hoạt động đổi mới PPDH ở mức tốt, thể hiện: X = 2.82, trong đó: cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá là:X 1 = 2.91; CBQL các trường tiểu học đánh giá là:X 2 = 2.83; GV đánh giá là: X 3 = 2.73. Mức độ đánh giá của các nghiệm thể về các nhiệm vụ là khá đồng đều, nhiệm vụ 6: Quản lí việc đào tạo và bồi dưỡng GV tiểu học được xem là quan trọng nhất:X = 2.96 (thứ bậc 1), trong khi đó nhiệm vụ 3: Quản lí chấn chỉnh hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường được coi là ít quan trọng nhất: X = 2.67 (thứ bậc 7).
Hệ số tương quan thứ bậc giữa 3 nhóm nghiệm thể đánh giá nhận thức về nhiệm vụ của CBQL trường TH trong việc đổi mới PPDH là tương quan thuận và rất chặt chẽ: R1(X1X2) = 0.81; R2(X1X3) = 0.73; R3(X2X3) = 0.85. Điều đó nói lên sự đồng thuận trong nhận thức về các nhiệm vụ của CBQL trường TH trong việc đổi mới PPDH ở cả 3 nhóm nghiệm thể khảo sát.
2.3.3.2. Nhận thức về các nội dung đổi mới PPDH tiểu học
Bảng 2.14. Nhận thức về nội dung đổi mới PPDH tiểu học 1≤X ≤ 3
Nội Dung
CB phòng GD&ĐT CBQL
Trường tiểu học GV tiểu học Tổng hợp KQ chung ĐTB
(X1)
THỨ BẬC
ĐTB (X2)
THỨ BẬC
ĐTB (X3)
THỨ BẬC
ĐTB (X)
THỨ BẬC
ND 1 2.88 4 2.90 3 2.76 5 2.85 5
ND 2 2.88 4 2.86 4 2.88 3 2.87 5
ND 3 2.88 4 2.86 4 2.87 4 2.87 3
ND 4 3.00 1 2.93 2 2.90 2 2.94 2
ND 5 3.00 1 3.00 1 2.96 1 2.99 1
ND 6 2.75 6 2.79 6 2.75 6 2.76 6
ND 7 2.75 6 2.76 7 2.68 7 2.73 7
ĐTB 2.88 2.87 2.83 2.86
HSTQ R1(X1X2) = 0.95; R2(X1X3) = 0,94; R3(X2X3) = 0.88
Chú thích:
Nội dung 1: Đổi mới về mục tiêu dạy học tiểu học Nội dung 2: Đổi mới về nội dung dạy học tiểu học Nội dung 3: Đổi mới về chương trình dạy học tiểu học Nội dung 4: Đổi mới về tổ chức dạy học tiểu học Nội dung 5: Đổi mới về phương pháp dạy học tiểu học Nội dung 6: Đổi mới về CSVC, thiết bị dạy học tiểu học Nội dung 7: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS tiểu học (Xem Nội dung phiếu điều tra ở Phụ lục 1- mẫu 1)
Kết quả khảo sát nhận thức về nội dung đổi mới PPDH tiểu học cho thấy:
Đánh giá chung của các nhóm nghiệm thể tham gia khảo sát là ở mức tốt, thể hiện:
ĐTB cho cả 7 nội dung là: X = 2.86. Mức độ nhận thức về tính cần thiết của các nội dung đổi mới PPDH tiểu học là khá đồng đều, theo mức độ cao thấp khác nhau.
Cụ thể: nội dung 5 về đổi mới PPDH tiểu học được đánh giá cao nhất: X = 2.99 (thứ bậc 1), nội dung 7 về đổi mới cách đánh giá xếp loại HS được đánh giá thấp nhất: X = 2.73 (thứ bậc 7).
Để khẳng định sự phù hợp trong nhận thức về nội dung đổi mới PPDH tiểu học giữa các nhóm nghiệm thể nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spierman. Kết quả: R1(X1X2) = 0.95; R2(X1X3) = 0.94; R3(X2X3) = 0.88 cho phép kết luận: Tương quan trên là tương quan thuận và rất chặt chẽ. Điều này có nghĩa là nhận thức của 3 nhóm nghiệm thể khảo sát về nội dung đổi mới PPDH tiểu học là thống nhất và chặt chẽ.
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH ở các trường TH Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH của GV