Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.3. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học
1.4.3.1. Các yếu tố khách quan
- Chính sách, chủ trương về đổi mới PPDH
Trong di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải kể đến những ý kiến, những lời giáo huấn vô cùng quý báu của Người về vấn đề “Tự học - Tự đào tạo” và chính cuộc đời Người là một tấm gương về tự học.
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.”
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ đạo: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường CSVC của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên”.
Luật Giáo dục 2009 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Những văn bản chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện, chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở các trường tiểu học hiện nay.
- Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường
Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với những yêu cầu về trang thiết bị dạy học, về thư viện, về các phương tiện kỹ thuật hiện đại, về cơ sở vật chất nói chung, nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc hoạt động độc lập hoặc theo nhóm của học sinh. Cơ sở vật chất đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào
thành công của đổi mới PPDH. Vì vậy, CBQL cần có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, có biện pháp huy động lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường, quản lý dạy học tạo ra bước phát triển, nâng cao tính tích cực chủ động của người dạy và người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên trong quá trình dạy và học.
- Gia đình, cộng đồng xã hội
Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của HS và là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con em. Học sinh không thể có phương pháp học tập tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, giúp đỡ học sinh trong học tập. Truyền thống văn hoá, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng gần gũi với học sinh, có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ, phương pháp học tập của học sinh. Vì vậy tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh tự học ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH.
Trong quá trình quản lý phương pháp dạy học, thì các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Các yếu tố chủ quan - nội lực quyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó. Theo quy luật của sự phát triển thì ngoại lực dù có quan trọng đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân sự vật. Điều đó giải thích tại sao một số em xuất thân từ những gia đình nghèo khó, trình độ học vấn của bố mẹ không cao, nhưng lại có những năng lực nổi trội.
1.4.3.2. Các yếu tố chủ quan - Năng lực và phẩm chất của CBQL
CBQL là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường mình. “Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực
hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của CBQL”.
CBQL phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện.
CBQL phải là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng những vấn đề lý luận dạy học mới vào thực tiễn trường mình, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.
Ngoài ra, uy tín của CBQL trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
Thành công của việc đổi mới PPDH phụ thuộc vào cái tâm, cái tài của CBQL. Các phẩm chất tâm lý của CBQL sẽ giúp tập thể vượt qua trở ngại trong quá trình đổi mới PPDH. Trình độ hiểu biết về lý luận dạy học, năng lực tổ chức, năng lực quản lý nguồn tài lực và vật lực, năng lực vận động xã hội, thu thập và xử lý các thông tin, và uy tín của người CBQL góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới PPDH.
- Năng lực và phẩm chất của giáo viên
Đặc trưng lao động sư phạm của người thầy giáo là dạy chữ, dạy người chủ yếu bằng nhân cách của bản thân mình. Dạy học, nhìn từ góc độ tâm lý học, là sự tác động của nhân cách đến nhân cách. Vai trò của thầy giáo thay đổi khi đổi mới PPDH, thầy giáo không chỉ là người giảng dạy mà còn là người thúc đẩy việc học tập của HS. Vì vậy trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, bản lĩnh chính trị và phẩm chất người thầy giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Có một câu nói rất chí lý của một nhà giáo dục lớn từng tham gia trong uỷ ban giáo dục của UNESCO: “Không có một nền giáo dục nào vượt quá tầm đội ngũ những giáo viên đang làm việc cho nó”. Giáo viên là lực lượng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.
- Năng lực và phẩm chất của học sinh
Phẩm chất trí tuệ, năng lực của HS là nền móng cơ bản để tiếp thu kiến thức do thầy giáo truyền thụ. Dù thầy giáo có giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ nhưng HS không đủ khả năng để tiếp thu kiến thức căn bản, không chịu khó đầu tư
thì tình hình đổi mới PPDH cũng khó được cải thiện. Đổi mới PPDH đòi hỏi HS phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với PPDH tích cực như động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phương pháp tự học tốt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.
Sơ đồ 1.2. Các yếu tố tác động đến công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH
Kết luận chương 1
Quản lí hoạt động đổi mới PPDH là một vấn đề rất quan trọng của nền giáo dục tiến bộ. Do đó, đổi mới PPDH là một bước đột phá trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục.
Quản lí hoạt động đổi mới PPDH được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích của người quản lí đến cách dạy của GV và cách học của HS nhằm đạt được mục đích dạy học đã xác định.
Trong quản lí, ngoài các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra thì chức năng kích thích, tạo động lực là chức năng cơ bản rất quan trọng, tác động trực tiếp đến con người, là chức năng mà mọi cấp quản lý dù ở cấp độ nào muốn thành công cũng phải quan tâm đến.
GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG
XÃ HỘI
NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
CỦA CBQL
NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
CỦA GV, HS
ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC THỰC TẾ CỦA NHÀ TRƯỜNG CHÍNH SÁCH,
CHỦ TRƯƠNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PPDH
Muốn vận hành nhà trường hoạt động tốt, người CBQL không chỉ là nhà quản lý hành chính - tổ chức, nhà sư phạm mẫu mực mà còn là nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà văn hóa và hơn thế nữa phải là nhà ngoại giao.
Đổi mới PPDH ở các trường tiểu học là thực hiện theo xu hướng dạy học hướng vào người học. Vì vậy, khi tổ chức điều khiển quá trình học của HS, GV phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo cảm xúc, hứng thú trong dạy học làm cho quá trình học tập biến thành quá trình tự học, tự tìm ra tri thức mới.
Nhà trường là một bộ phận của xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân. Người CBQL cần khéo léo phối hợp các lực lượng giáo dục, phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ ngoại lực nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH.
Những vấn đề trình bày trên đây chỉ là những tri thức lý luận. Để đề ra hững biện pháp có tính khả thi hiệu quả, phần nghiên cứu thực trạng quản lý ở các trường tiểu học Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện ở chương II.
Chương 2