Thực trạng đánh giá hoạt động đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 69)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Tiểu học Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.3. Thực trạng đánh giá hoạt động đổi mới PPDH

Tuy nhiên khi khảo sát về nhu cầu của GV về việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy cho GV thì hầu hết giáo viên cho rằng việc làm đó là rất cần thiết ở mọi thời điểm, sự cần thiết đó thông qua các ý kiến với những lý do sau:

- Trong quá trình đào tạo họ chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức, từ kiến thức học ở trường đến thực tế dạy học còn có một khoảng cách.

- Do mặt bằng trí thức trước khi vào sư phạm còn yếu. Hiện tại trình độ đào tạo ban đầu của một số giáo viên còn ở trình độ thấp.

- Do đời sống của giáo viên còn khó khăn nên họ ít đầu tư cho chuyên môn.

Ngoài thời gian dạy học trên lớp họ còn làm thêm nhiều nghề phụ để kiếm sống. Họ chưa đầu tư vào đọc sách báo, tài liệu tham khảo, các lớp chuyên đề giáo dục, toán tuổi thơ...

Bảng 2.17. Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc bồi dưỡng GV

1≤ X ≤ 3

NỘI DUNG

NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ

CB Phòng CBQL Tiểu học

GV tiểu

học Tổng hợp CB Phòng CBQL Tiểu học

GV tiểu

học Tổng hợp

X1 TB X2 TB X3 TB TB Y1 TB Y2 TB Y3 TB TB

ND 1 2.87 4 2.97 3 2.9 3 2.91 3 2.38 3 2.44 2.5 2.41 3 2.41 3 ND 2 3.00 1 3.00 1 2.95 2 2.98 2 2.5 2 2.44 2.5 2.52 1 2.49 2 ND 3 3.00 1 3.00 1 2.98 1 2.99 1 2.63 1 2.52 1 2.52 1 2.56 1 ND 4 2.87 4 2.83 4 2.86 4 2.85 4 2.25 4 2.38 4 2.32 4 2.32 4 ĐTB 2.94 2.95 2.92 2.94 2.44 2.45 2.44 2.44

HSTQ

R1(X1X2) = 0.95; R2(X1X3) = 0.85; R3(X2X3) = 0.9 R1(Y1Y2) = 0.95; R2(Y1Y3) = 0.90; R3(Y2Y3) = 0.75

R(XY) = 1.00

R1(X1Y1) = 0.85; R2(X2Y2) = 0.75; R3(X3Y3) = 0.90

Chú thích:

Nội dung 1: Quản lí việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV tiểu học

Nội dung 2: Quản lí việc thực hiện đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu phát triển của trường

Nội dung 3: Quản lí việc xây dựng chương trình thực hiện đổi mới PPDH theo kế hoạch năm học của trường

Nội dung 4: Quản lí việc xây dựng phong trào đổi mới PPDH

X Y

Nhận xét:

Nhận thức rất tốt về vị trí và vai trò của đội ngũ CBQL đối với sự nghiệp GD&ĐT nên các nghiệm thể đều khẳng định tính cần thiết của các biện pháp quản lí việc xây dựng và phát triển đội ngũ: ĐTB đánh giá tính cần thiết là: X = 2.94.

Mức độ cần thiết của các BP được các nghiệm thể đánh giá khá đồng đều. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBQL, GV các trường tiểu học có nhận thức khá đầy đủ về tầm quan trọng của các BP này.

Về mức độ thực hiện: các biện pháp này được đánh giá ở mức trung bình:

Y = 2.44. Trong đó: Biện pháp 2: Quản lí việc thực hiện đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu phát triển của trường; Biện pháp 3: Quản lí việc xây dựng chương trình thực hiện đổi mới PPDH theo kế hoạch năm học của trường được đánh giá là thực hiện ở mức độ khá; Biện pháp 4: Quản lí việc xây dựng phong trào đổi mới PPDH được xem là thực hiện yếu nhất: Y = 2.3 (thứ bậc 4). Lí giải vấn đề này, các đồng chí CBQL cho biết: CBQL các trường đã quan tâm xây dựng kế hoạch nhưng phong trào đổi mới PPDH chưa được giáo viên thực hiện thường xuyên và triệt để.

Hệ số tương quan thứ bậc giữa nhận thức về tính cần thiết và đánh giá việc thực hiện R (XY) = 1.00. Điều đó cho thấy các nhóm nghiệm thể đánh giá đồng nhất giữa mức độ cần thiết và thực tế thực hiện của biện pháp quản lí bồi dưỡng GV. Hệ số tương quan thứ bậc qua đánh giá của từng nhóm nghiệm thể là: R1 (X1Y1) = 0.85; R2 (X2Y2) = 0.75; R3 (X3Y3) = 0.90. Đây là tương quan thuận và chặt chẽ.

2.4.3.2. Thực trạng quản lý công tác thi đua - khen thưởng trong đổi mới PPDH Bằng phương pháp phỏng vấn, trò chuyện để khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng: Quản lý hoạt động thi đua - khen thưởng phục vụ đổi mới PPDH ở các trường tiểu học Quận 6 hiện nay chưa được các CBQL quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chính của vấn đề này, một mặt do nhà trường chưa có các nguồn để hỗ trợ động viên giáo viên. Mặt khác, không ít CBQL đã sai lầm khi lấy ý thức chủ quan áp dụng vào điều kiện khách quan.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)