Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Tiểu học Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH của GV
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực tế việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về đổi mới PPDH
1≤X ≤ 3
NỘI DUNG
NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ
CB Phòng
CBQL Tiểu học
GV tiểu học
Tổng hợp
CB Phòng
CBQL Tiểu học
GV tiểu học
Tổng hợp
X1 TB X2 TB X3 TB TB Y1 TB Y2 TB Y3 TB TB
ND 1 3.00 1 2.97 1 2.82 2 2.93 2 2.5 1 2.59 1 2.56 1 2.55 1 ND 2 3.00 1 2.97 1 2.96 1 2.98 1 2.38 2.5 2.45 2.5 2.52 2 2.45 2 ND 3 2.87 3 2.83 3 2.76 3 2.82 3 2.38 2.5 2.45 2.5 2.47 3 2.43 3
ĐTB 2.96 2.92 2.85 2.91 2.42 2.50 2.52 2.48
HSTQ
R1(X1X2) = 1.0; R2(X1X3) = 0.75; R3(X2X3) = 0.75 R1(Y1Y2) = 1.0; R2(Y1Y3) = 0.87; R3(Y2XY) = 0.87
R(XY) = 0.50
R1(X1Y1) = 0.37; R2(X2Y2) = 0.37; R3(X3Y3) = 0.50
Chú thích:
Nội dung 1: Triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về đổi mới PPDH tiểu học Nội dung 2: Tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới PPDH tiểu học Nội dung 3: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đổi mới PPDH tiểu học (Xem Nội dung phiếu điều tra ở Phụ lục 1- mẫu 2)
X Y
Nhận xét:
Nhìn một cách khái quát mức độ nhận thức về tính cần thiết của các GPQL việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV của CBQL các trường tiểu học Quận 6 được đánh giá ở mức độ tốt, thể hiện: ĐTB chung của cả 3 GPQL được các nghiệm thể khảo sát đánh giá là: X = 2.91. Trong đó cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá là X 1 = 2.96; CBQL các trường tiểu học đánh giá là: X 2 = 2.92; và GV đánh giá là: X 3 = 2.85.
Kết quả thực hiện nội dung này được đánh giá là thực hiện ở mức độ trung bình:
Y = 2.48. So sánh ý kiến của ba nhóm nghiệm thể khảo sát về mức độ thực hiện các biện pháp ta thấy gần như không có sự khác biệt, cả ba nhóm nghiệm thể đều đánh giá mức độ thực hiện là: Y 1= 2.55; Y 2 = 2.45; Y 3 = 2.43. Điều này chứng tỏ rằng đánh giá việc thực hiện các GPQL là đồng đều giữa các nhóm khách thể.
Hệ số tương quan giữa nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực tế GPQL việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH tiểu học là tương quan thuận và chặt chẽ: R1(X1X2) = 1.0; R2(X1X3) = 0.75; R3(X2X3) = 0.75 và R1(Y1Y2) = 1.0; R2(X1X3) = 0.87; R3(X2X3) = 0.87. Điều đó nói lên sự đồng thuận trong nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực tế GPQL việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về đổi mới PPDH tiểu học.
Tuy nhiên hệ số tương quan giữa nhận thức và thực hiện các GPQL là: R (XY) = 0.50. Như vậy tương quan trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là: các GPQL được đưa ra là rất cần thiết, nhưng thực hiện còn có những hạn chế cần khắc phục, thể hiện ở: R1 (X1Y1) = 0.37; R2 (X2Y2) = 0.37; R3 (X3Y3) = 0.50.
2.4.1.2. Thực trạng quản lí hoạt động đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học
Qua điều tra và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả CBQL các trường tiểu học Quận 6 đều thực sự chú trọng đến việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên. Từ các khâu soạn bài lên lớp, đến dự giờ, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Đối với một số trường có quy mô lớn thì CBQL phân quyền cho cấp phó cùng với các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý hoạt động này.
Tất cả các CBQL đều xác định rằng việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là một việc cần thiết, là hoạt động đi đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đa số các trường đã có những quy định cụ thể từ cách soạn một giáo án theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, việc thao giảng dự giờ; đánh giá xếp loại giáo viên đến thời hạn chấm trả bài, cách thức và thời hạn nhập điểm trong sổ điểm, học bạ, cách ghi điểm học sinh theo quy chế mới và quy định về hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cách tổ chức dạy học các chủ đề tự chọn, chủ đề bám sát nâng cao,…
đồng thời đưa các quy định này vào tiêu chí thi đua khen thưởng của trường.
Tuy nhiên qua trao đổi, chúng tôi nhận thấy nhiều CBQL quá coi nặng quản lý hành chính mà chưa chú trọng tới chất lượng như cải tiến việc soạn bài, kiểm tra và đánh giá chất lượng của các giờ học trên lớp, diễn biến chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh; đổi mới hình thức, nội dung kiểm tra, chấm và chữa bài kiểm tra cho học sinh.
Bảng 2.16. Nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực tế biện pháp quản lí việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các HĐDH
(1≤X ≤ 3)
NỘI DUNG
NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ
CB Phòng
CBQL Tiểu học
GV tiểu học
Tổng hợp
CB Phòng
CBQL Tiểu học
GV tiểu học
Tổng hợp
X1 TB X2 TB X3 TB TB Y1 TB Y2 TB Y3 TB TB
ND 1 3.00 1 2.97 1 2.9 2 2.96 1 2.63 1 2.48 1 2.52 1 2.54 1 ND 2 2.87 3.5 2.86 3 2.83 3 2.85 3 2.38 2.5 2.41 2 2.45 2 2.41 2 ND 3 3.00 1 2.90 2 2.93 1 2.94 2 2.38 2.5 2.38 3.5 2.4 3 2.39 3 ND 4 2.87 3.5 2.83 4 2.72 4 2.81 4 2.13 4 2.38 3.5 2.38 4 2.3 4 ĐTB 2.94 2.89 2.85 2.89 2.38 2.41 2.44 2.41
HSTQ
R1(X1X2) = 0.85; R2(X1X3) = 0.85; R3(X2X3) = 0.8 R1(Y1Y2) = 0.85; R2(Y1Y3) = 0.95; R3(Y2Y3) = 0.95
R(XY) = 0.80
R1(X1Y1) = 0.65; R2(X2Y2) = 0.65; R3(X3Y3) = 0.40
X Y
Chú thích:
Nội dung 1: Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về đổi mới cách thức soạn bài và tổ chức các HĐDH tiểu học
Nội dung 2: Quản lí việc đổi mới thiết kế kế hoạch bài giảng và đổi mới tổ chức các HĐDH tiểu học
Nội dung 3: Quản lí việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, đổi mới đánh giá chất lượng dạy học
Nội dung 4: Tổ chức các cuộc thi giáo án tốt, tiết dạy tốt
(Xem nội dung phiếu điều tra tại phụ lục 1 - mẫu 2, biện pháp 2) Nhận xét:
Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức về tính cần thiết của các biện pháp quản lí việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài giảng và tổ chức các HĐDH của CBQL các trường tiểu học được đánh giá ở mức tốt, thể hiện: X = 2.89. Mức độ quan trọng của các biện pháp quản lí được đánh giá là khá đều nhau, thể hiện:X 1 = 2.96; X 2 = 2.85; X 3 = 2.94, X 4 = 2.81.
Về thực tế thực hiện các biện pháp QL của CBQL trường tiểu học được đánh giá là ở mức trung bình, thể hiện: ĐTB chung của các biện pháp chỉ đạo được đánh giá là: Y = 2.41; 100% các biện pháp QL được đánh giá có điểm dưới 2.5. Trong đó cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá là: Y 1 = 2.38; CBQL trường tiểu học đánh giá là: Y 2 = 2.41 và đội ngũ GV đánh giá là: Y 3 = 2.44.
Hệ số tương quan giữa nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực tế GPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học tiểu học là tương quan thuận và rất chặt chẽ: R1(X1X2) = 0.85; R2(X1X3) = 0.85;
R3(X2X3) = 0.8 và R1(Y1Y2) = 0.85; R2(Y1Y3) = 0.95; R3(Y2Y3) = 0.95. Điều đó nói lên sự đồng thuận trong nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực tế GPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học tiểu học.
Tuy nhiên hệ số tương quan giữa nhận thức và thực hiện các GPQL là: R (XY)
= 0.80. Như vậy tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là:
các GPQL được đưa ra là rất cần thiết, nhưng thực hiện còn có những hạn chế cần khắc phục, thể hiện ở: R1 (X1Y1) = 0.65; R2 (X2Y2) = 0.65; R3 (X3Y3) = 0.40.
2.4.1.3. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
Tất cả các CBQL đều quan tâm coi trọng việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Từ việc xây dựng kế hoạch của tổ, tổ chức chỉ đạo thực hiện nề nếp sinh hoạt, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, đến kiểm tra chất lượng giảng dạy... Việc cụ thể hóa các chế định GD&ĐT về đổi mới PPDH thành quy định nội bộ đã được một số CBQL quan tâm thực hiện khá tốt. Các chỉ tiêu về đổi mới PPDH đã được đưa vào kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn, song cũng còn nhiều trường thực hiện ở mức trung bình. Việc tổ chức học tập các chuyên đề về đổi mới PPDH được các trường triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, hoặc báo cáo chuyên đề hoặc tổ chức cho GV cốt cán tập huấn lại cho các GV khác hoặc trao đổi, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, hoặc phổ biến bằng tài liệu; tuy nhiên vẫn còn nhiều trường tiểu học trong quận chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề này.
Qua trao đổi ý kiến, chúng tôi nhận thấy rằng việc QL hoạt động này còn hạn chế ở chỗ: nội dung các buổi sinh hoạt tổ nghèo nàn, ít chất lượng và mang nặng tính hành chính, chưa đi sâu vào các chuyên đề như bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS, ít trao đổi về bài soạn, về các vấn đề “nóng” của một bài dạy, về việc sử dụng đồ dùng dạy học cho từng bài.
Theo điều tra ở phụ lục 1- mẫu 2, chúng tôi nhận thấy kết quả thực hiện của các CBQL về việc cụ thể hóa các chế định GD&ĐT thành quy định nội bộ và xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm theo các chuyên đề, đổi mới nội dung sinh hoạt, kiểm tra hoạt động của tổ theo hướng đổi mới PPDH đạt xấp xỉ mức độ khá (1,9<x2). Thế nhưng, nội dung QL đưa ứng dụng CNTT, sử dụng TBDH hiện đại... vào tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH còn ở mức trung bình khá (1,5 x 2). Điều này phụ thuộc vào yếu tố khách quan về CSVC, trang bị TBDH còn chậm chạp và tính kiên quyết của nhiều CBQL ở các trường tiểu học
0 0.5 1 1.5
2 Cụ thể hoá chế định
GD&ĐT
Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ
Chỉ đạo thao giảng, dự giờ
Đánh giá giờ dạy theo huớng đổi mới PPDH Tăng cường kiểm tra hoạt động tổ
Biểu đồ 2.1. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn