Mục tiêu của trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.3. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

1.3.2. Mục tiêu của trường tiểu học

Mục tiêu của trường tiểu học đã được ghi trong Luật giáo dục năm 2009 ở Điều 27 là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.

Mục tiêu giáo dục tiểu học bao gồm những phẩm chất và những năng lực chủ yếu cần hình thành cho học sinh tiểu học để góp phần vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hóa thành các mục tiêu của các môn học, các hoạt động giáo dục khác trong chương trình giáo dục tiểu học và được cụ thể hóa thành các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi,...Các yêu cầu này còn được phân định thành các mức độ phù hợp với từng khối lớp.

1.3.3. Sự cần thiết phải đổi mới PPDH ở tiểu học

Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để

giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.

Trước thực tiễn đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, PPDH cũng buộc phải thay đổi theo. Đổi mới PPDH là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, bởi vì: Thầy dạy thế nào để đạt được mục tiêu dạy học cụ thể đã đề ra và thầy có thể đo được kết quả ấy; Thầy dạy thế nào để hình thành năng lực cho học sinh; Thầy dạy thế nào để học sinh hứng thú với mọi hiện tượng xung quanh mình; Thầy dạy thế nào để HS tìm được sự hữu dụng từ các kiến thức đã học; Thầy dạy thế nào để học sinh có khả năng hợp tác, chia sẻ trong công việc, để biết cùng chung sống và thích ứng dần với cuộc sống luôn biến động; Thầy dạy như thế nào để học sinh phát huy hết tiềm năng và sự sáng tạo của bản thân; Thầy dạy thế nào để học sinh có khả năng tự học, tự đánh giá; Thầy dạy thế nào để học sinh biết yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước...

Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường tiểu học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.

Đổi mới phương pháp dạy học sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trò mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học sinh, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo.

Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện theo một số định hướng cơ bản như dạy học lấy học sinh làm trung tâm; dạy học hướng vào hoạt động học của học sinh, dạy học tiếp cận năng lực người học... trong đó, đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực đang thể hiện được tính ưu việt và được đông đảo các nhà giáo dục tiếp cận.

1.3.4. Các định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học 1.3.4.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đây là định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nói chung, ở trường tiểu học nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của học sinh, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều này, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác nhằm phát triển năng lực xã hội cho HS. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá nội dung bài học. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...

- Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... để dần hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của

học sinh với nhiều hình thức khác nhau. Để thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS có hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề như:

- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống - Kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau

- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học

- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh - Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

1.3.4.2. Phải tiến hành đổi mới một cách đồng bộ Phương pháp dạy học là một yếu tố của của quá trình dạy học có mối quan

hệ với các yếu tố khác. Do đó, muốn đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới:

Mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; quản lý dạy học; cơ sở vật chất phục vụ dạy học; bản thân giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học mới và quan tâm đến dạy cách học cho học sinh...

1.4. Vấn đề quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

1.4.1. Sự cần thiết phải quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

Luật Giáo dục Việt Nam (năm 2009) đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí thệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Trong đó "Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở".

Trong nhà trường, sự thay đổi có thể có một trong hai loại chủ yếu như: Do yêu cầu của xã hội đặt ra cho nhà trường, đòi hỏi nhà trường phải thay đổi, phải đáp ứng hoặc do tự thân nhà trường thấy không thay đổi thì khó lòng đáp ứng được yêu

cầu tồn tại và phát triển. Để nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục Tiểu học phải thay đổi theo hướng lấy người học làm trung tâm, tạo môi trường an toàn cho người học học tập, rèn luyện và phát triển; khắc phục những trở ngại của sự thay đổi hiện nay đó là tư duy theo lối mòn, ngại thay đổi của giáo viên và một số cán bộ quản lý giáo dục. Thay đổi có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có cả bất lợi. Vì vậy, cần nhận thức rõ tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của sự thay đổi để từ đó có biện pháp phát huy tác dụng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.

Thay đổi là tất yếu. Muốn hay không muốn thì trường học vẫn thay đổi. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tích cực hơn.

Vì thế, mỗi cán bộ, giáo viên trong trường hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ động và tích cực. Biết chấp nhận sự thay đổi, chủ động dự đoán và tiếp cận sự thay đổi nhanh chóng là cách làm tốt nhất cho tương lai của nhà trường. Thực tế cho thấy có nhiều người không đồng tình với sự thay đổi với nhiều lý do khác nhau. Họ thường tìm các lý do khách quan và chủ quan để trì hoãn sự thay đổi. Vì vậy, cán bộ quản lý cần có biện pháp thuyết phục, động viên kịp thời, chứng minh cho sự cần thiết và tính tất yếu phải thay đổi để mọi người nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự thay đổi, từ đó có biện pháp thay đổi phù hợp. Nghiên cứu sự thay đổi, công tác lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở các trường tiểu học hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một việc làm quan trọng và cần thiết.

Như chúng ta đã biết nói đến giáo dục, vấn đề mấu chốt quan trọng nhất, thường xuyên nhất đó là chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục. Chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giáo dục cũng như quá trình dạy học của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học vấn đề cốt tử của ngành giáo dục và của các trường học, là tâm trí của mọi nhà giáo, mọi thành viên trong xã hội.

Đối với các trường tiểu học việc nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ quan trọng nhất, cũng là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường, đây chính là điều kiện quyết định để nhà trường tồn tại và phát triển và cũng là thương hiệu của nhà trường đối với địa phương. Thực chất của công tác quản lý nhà trường là quản lý

hoạt động dạy học, công việc này được tiến hành thường xuyên, liên tục qua các tiết dạy, qua các học kỳ và từng năm học, đây là điều kiện tất yếu để nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” ngay từ cấp học đầu tiên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)