Tăng cường quản lí việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 103)

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.7. Tăng cường quản lí việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, là điều kiện thiết yếu hỗ trợ đổi mới PPDH. Do đó mục tiêu của biện pháp này là tăng cường quản lý khai thác có hiệu quả của CSVC, các phương tiện và TBDH trong dạy học. Giúp GV hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức của HS, từ đó chủ động lựa chọn CSVC, TBDH phù hợp trong từng bài dạy nhằm đem lại hiệu quả cao cho các giờ học ở tiểu học.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nâng cấp hệ thống CSVC, tăng cường đầu tư các phương tiện TBDH hiện đại đảm bảo yêu cầu đổi mới PPDH:

Tiến trình thực hiện đổi mới PPDH có được thuận lợi hay không, điều này phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của hệ thống CSVC, các phương tiện kỹ thuật và

TBDH hiện đại. Việc xây dựng, phát triển CSVC-PTTB kỹ thuật hiện đại của NT là một quá trình lâu dài. Vì thế, CBQL cần xây dựng kế hoạch tài chính, huy động mọi nguồn lực, từng bước hoàn thiện hệ thống CSVC-TBDH đáp ứng được yêu cầu của đổi mới PPDH. Cơ sở vật chất NT phải đảm bảo sự phù hợp thể hiện ở cấu trúc, quy cách và bài trí mối không gian sư phạm các khối công trình, có phòng thí nghiệm, phòng thư viện. Thư viện cần có đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành và phòng đọc phải đủ chỗ cho GV, HS. Đảm bảo đầy đủ đồ dùng dạy học, phuơng tiện kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Đối với những trường có điều kiện, CBQL nên tổ chức xây dựng thư viện TBDH điện tử, phát động phong trào làm TBDH điện tử đưa lên mạng để GV sử dụng. Phải có kế hoạch xây dựng các phòng máy vi tính, phòng bộ môn, phòng học đa chức năng có nối mạng Internet tạo điều kiện tốt nhất cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học. Đặc biệt, dạy học theo phòng học bộ môn là xu hướng tất yếu góp phần tích cực vào đổi mới PPDH. Việc tăng cường TBDH, có thể tiến hành huy động từ nhiều hình thức khác nhau, không chỉ dựa vào nguồn kinh phí ngân sách nhà nước mà còn kêu gọi sự hỗ trợ của CMHS, của các mạnh thường quân và nội lực NT qua các phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học.

- Xây dựng kế hoạch quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của giáo viên:

Phổ biến để GV xác định rõ về CSVC, TBDH bao gồm bảng viết, máy chiếu, phim và các phim dương bản, video, tranh ảnh và CNTT được vận dụng trong mỗi bài học. Ngoài ra, có thể là một đoạn băng hình, một vài mẩu thông tin, vài phút nghe băng, đĩa, vài tranh ảnh, những sơ đồ biểu bảng, những bài tập được in to phóng lớn,...

Phổ biến để GV hiểu rõ tác dụng của việc tác động tới hoạt động nghe, nói, nhớ, tái hiện... của CSVC, TBDH là rất quan trọng. Quán triệt GV khi sử dụng một số PTDH cơ bản sau trong giờ học cần lưu ý:

+ Bảng viết: là phương tiện truyền thống, trình bày bảng là nghệ thuật sao cho HS có thể quan sát được, ghi chép được một cách hệ thống, đầy đủ các nội dung theo tiến trình bài học. Cần có bảng phụ để GV viết, vẽ những gì có thể xoá được hoặc để HS làm bài và GV dùng để chữa bài.

+ Máy chiếu: là dụng cụ đã tương đối phổ biến, nếu không có, có thể dùng bảng phụ hoặc giấy khổ to thay thế. Các nội dung đưa lên máy chiếu cần được chuẩn bị chu đáo, viết rõ ràng và có thể dùng nhiều lần. Khi chiếu, cần có thời gian cho HS quan sát, suy nghĩ. Có thể dùng cho những nội dung dạy học đã được sơ đồ hoá, cho những bài tập, câu hỏi làm trên lớp để chữa mẫu nhằm tiết kiệm thời gian, cho những phần tổng kết hoặc lưu ý, nhấn mạnh...

+ Phim và các phim dương bản, video, tranh ảnh cần được lựa chọn công phu, phù hợp với nội dung bài học và mục đích của từng hoạt động. Chỉ dùng phim có chất lượng tốt, tác động tích cực đến thị giác và thính giác. Khi chiếu, nên giải thích nguồn gốc, dừng lâu ở những hình ảnh cần khai thác và chuẩn bị sẵn những câu hỏi, bài tập dành cho khai thác phim, ảnh.

+ Vận dụng những thành tựu của CNTT là một xu thế thời đại vì nó phát huy được tính tích cực học tập của người học nhờ quá trình tương tác giữa GV-HS-Nội dung-Phương pháp-Phương tiện-Hình thức dạy học. Trong dạy học tiểu học việc vận dụng những thành tựu của CNTT có nhiều mức độ khác nhau. Đơn giản là để chuẩn bị giáo án điện tử và trình diễn bài dạy của GV hoặc chuẩn bị bài tập và trình diễn kết quả học tập của học sinh; tích cực hơn là để tìm kiếm thông tin trên mạng.

Hiện nay, trong các giờ học những ứng dụng của CNTT đã thực sự đem lại cho GV, HS những giờ học hứng thú qua các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lí, mô phỏng và trình diễn một lượng thông tin lớn bằng nhiều dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô hình, đồ thị,...Tuy nhiên để việc dạy và học có hiệu quả, việc thiết kế các nội dung dạy học bằng các ứng dụng của CNTT phải có ý tưởng sư phạm, vừa đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của các bài học vừa đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật. Nhìn chung, khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc dạy và học, GV phải lưu ý tới tác dụng tích cực của các kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng,... đến quá trình tiếp nhận và vận dụng các kiến thức kĩ năng của HS. Có hiệu quả thực sự thì hãy dùng, cần tránh việc sử dụng chúng một cách hình thức, khiên cưỡng hay chỉ dùng để minh hoạ.

Phổ biến cho GV về hiệu quả của việc sử dụng CSVC, TBDH phù hợp với các bài học sẽ mang lại hiệu quả lớn do chúng có sự tác động mạnh mẽ tới các

giác quan đặc biệt là thính giác, thị giác. Cụ thể là GV biết được mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức như sau: 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn được, 50% qua nhìn và nghe, 80% qua nói, 90% qua nói và thực hành. Từ đó, GV thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng CSVC, TBDH sẽ mang lại hiệu quả cao cho các giờ học đồng thời thấy được hạn chế của CSVC, TBDH nếu sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ. Giúp GV hiểu rõ CSVC, TBDH chính là những phương tiện hỗ trợ, nguồn kiến thức để HS tìm tòi, nghiên cứu rút ra kiến thức, kiểm tra, vận dụng kiến thức và kĩ năng giúp hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức đã học.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để việc tổ chức triển khai sử dụng CSVC, các PTKT và TBDH có hiệu quả thiết thực, bên cạnh các biện pháp thi đua, khen thưởng, CBQL cần đề ra biện pháp hành chính, yêu cầu GV đưa việc sử dụng phương tiện dạy học, số giáo án tích hợp CNTT thực hiện trong từng tuần vào kế hoạch cá nhân và phải được tổ chuyên môn thông qua, xem đây là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả chuyên môn. Đồng thời chú ý thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng phương tiện dạy học, cách sử dụng các phần mềm dạy học đặc trưng cho GV; tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học trong NT đạt chất lượng và hiệu quả; xây dựng nội quy, quy trình sử dụng các PTKT và TBDH để mọi người thực hiện.

Tổ chức quản lí chặt chẽ TBDH, việc mượn-trả TBDH theo quy định của nhà trường. Đẩy mạnh phong trào sáng tạo làm đồ dùng dạy học đội ngũ GV. Chỉ đạo cán bộ phụ trách CSVC, TBDH lên kế hoạch rà soát, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất trang bị CSVC, TBDH mới; xây dựng quy trình sử dụng CSVC, TBDH. Chỉ đạo GV sử dụng thường xuyên TBDH cho tất cả các môn học. Chỉ đạo GV sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các thiết bị dạy học truyền thống: tranh ảnh, băng, đĩa được cung cấp theo danh mục thiết bị tối thiểu và một số thiết bị dạy học hiện đại: đầu DVD kết nối với Ti vi do Bộ GD&ĐT duyệt. Chỉ đạo GV tích cực ứng dụng CNTT ở những bài học phù hợp như: Đĩa CD và máy tính, máy chiếu đa năng góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Quán triệt GV không sử dụng thiết bị dạy học một cách hình thức, đối phó thiếu hiệu quả.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ thuật sử dụng CSVC, TBDH cho đội ngũ GV. Để bảo quản hệ thống CSVC-TBDH tốt, ngoài việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ gìn tài sản, CBQL cần đưa ra quy chế cụ thể gắn liền nghĩa vụ với trách nhiệm của từng thành viên, từng bộ phận trong việc sử dụng, bảo quản, hạn chế tối đa những trường hợp làm hư hỏng tài sản của NT.

Thực hiện tốt chế độ kiểm tra: CBQL cần chú ý kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, TBDH nhằm hình thành thói quen sử dụng đồ dùng dạy học cho GV khi lên lớp và coi đây là một yêu cầu bắt buộc trong việc thực hiện đổi mới PPDH.

CBQL cần quan tâm tổ chức thực hiện kiểm kê định kỳ nhằm lập kế hoạch sửa chữa, tu bổ mua sắm, xây dựng đồng thời đánh giá tình hình sử dụng, bảo quản CSVC, phương tiện kỹ thuật và TBDH trong nhà trường. CBQL nhà trường cần chú ý động viên kịp thời những cá nhân, bộ phận đã sử dụng tốt các phương tiện kỹ thuật và TBDH hiện có. Khuyến khích, khen thưởng và tôn vinh những GV chịu khó tìm tòi đi đầu trong việc sử dụng các TBDH điện tử tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ thông tin.

Các TBDH, phương tiện kỹ thuật trong NT cần phải được phát huy một cách tối đa trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng cũng như trình diễn, nếu nhận thấy rằng nó không có tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của HS. Cơ sở vật chất, PTKT dù có hiện đại đến đâu thì cũng không thay thế được vai trò của con người. GV mới là người lựa chọn sử dụng thiết bị và chỉ đạo quá trình dạy học sáng tạo, là nhân tố quyết định hiệu quả đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)