10. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Có nhiều khái niệm khác nhau về QL:
Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất [38].
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên đối tượng và khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong môi trường luôn biến động”. Với khái niệm này, QL phải bao gồm các yếu tố: Chủ thể QL (cá nhân, tổ chức); đối tượng QL (con người, giới vô sinh, sinh vật); mục tiêu QL; khách thể QL (các yếu tố tạo nên môi trường của hệ thống) [48].
Quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể và đối tượng QL qua con đường có tổ chức; là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng QL, lãnh đạo cùng hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội [19].
Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác trong cùng một tổ chức [44].
Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể QL đến đối tượng và khách thể QL nhằm đạt mục tiêu đề ra bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra [2]. Luận án sử dụng khái niệm này về QL với 4 chức năng: Kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.
1.2.2. Đào tạo
Theo từ điển tiếng Việt, “đào tạo”: Dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp; ĐT thành người có tri thức, chuyên môn nghiệp vụ [79].
Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách hiệu quả [39].
Đào tạo vừa là quá trình hình thành kỹ năng nghề nghiệp vừa là hình thành phẩm chất/thái độ cho người học, do vậy trong ĐT có GD. Ngược lại, trong hệ thống GD có hệ thống ĐT, vì vậy ĐT cũng phải tuân theo những quy luật chung của GD [41].
Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách hiệu quả [11].
Luận án sử dụng khái niệm: Đào tạo là một quá trình được bắt đầu từ việc xác định NCĐT, lập kế hoạch và xây dựng CTĐT, thực hiện khóa ĐT và đánh giá kết quả của khóa ĐT.
1.2.3. Quản lý đào tạo
Do có nhiều khái niệm về QL khác nhau như đã nêu ở trên nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau về QLĐT.
Quản lý ĐT là những tác động của chủ thể QL vào quá trình GD và ĐT (được tiến hành bởi tập thể GV và học viên với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học viên theo mục tiêu ĐT. Nói cách khác, QLĐT là tổ chức điều khiển và theo dõi quá trình ĐT người học trở thành người có năng lực theo mục tiêu ĐT. Thực chất là QL quá trình dạy học tại các cơ sở ĐT [62].
Quản lý ĐT là quá trình chủ thể QL thực hiện các chức năng QL để QL các yếu tố chủ đạo của quá trình ĐT: Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp ĐT; GV và SV; hình thức tổ chức ĐT; môi trường ĐT [13].
Theo Bộ Nội vụ và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản [103]: “Quản lý ĐT là quá trình áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật QL vào quá trình ĐT nhằm hiện thực hóa các đầu ra của quá trình ĐT”. Quản lý ĐT gồm ba bước là: Lập kế hoạch ĐT, thực hiện quá trình ĐT và đánh giá quá trình ĐT.
Quản lý ĐT bao gồm các yếu tố căn bản như: Mục tiêu QL; chủ thể QL; đối tượng QL; khách thể QL; phương pháp QL; công cụ QL; môi trường QL [13].
Quản lý ĐT trong trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL (gồm các cấp QL khác nhau từ Ban giám hiệu, các phòng, khoa, đến bộ môn và từng GV) lên các đối tượng QL (bao gồm GV, sinh viên, cán bộ QL cấp dưới và cán bộ phục vụ ĐT) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện QL nhằm đạt được mục tiêu ĐT của nhà trường [13]. Nội dung của các thành tố trong QLĐT bao gồm: QL mục tiêu ĐT; QL nội dung và CTĐT; QL hoạt động dạy của GV; QL hoạt động học của SV; QL cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy - học; QL môi trường ĐT;
QL các hoạt động phục vụ ĐT và đảm bảo chất lượng.
Quản lý ĐT là một quá trình mà trong đó diễn ra các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động ĐT của toàn hệ thống theo khoa học và cấu trúc nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của cơ sở ĐT [11].
Luận án tiếp cận khái niệm: Quản lý ĐT là thực hiện các chức năng QL để thực hiện các bước của chu trình ĐT bắt đầu từ việc tổ chức xác định NCĐT, lập kế hoạch và tổ chức xây dựng CTĐT, tổ chức triển khai ĐT, đánh giá khóa ĐT và chu trình đào tạo.
Để thực hiện các chức năng QL, trong mỗi bước của chu trình ĐT đều được
thực hiện theo 4 chức năng của QL là: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
Khái niệm QLĐT theo chu trình được thể hiện như ở sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1. 1. Sơ đồ hóa khái niệm quản lý đào tạo theo chu trình TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO
- Lập kế hoạch xác định NCĐT - Tổ chức xác định NCĐT
- Chỉ đạo thực hiện xác định NCĐT - Đánh giá việc xác định NCĐT
LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Lập kế hoạch
- Tổ chức xây dựng CTĐT - Chỉ đạo việc xây dựng CTĐT - Đánh giá việc xây dựng CTĐT
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO - Lập kế hoạch triển khai ĐT
- Tổ chức thực hiện ĐT - Chỉ đạo triển khai ĐT - Đánh giá việc triển khai ĐT
ĐÁNH GIÁ KHÓA ĐÀO TẠO VÀ CHU TRÌNH ĐÀO TẠO - Lập kế hoạch đánh giá
- Tổ chức thực hiện đánh giá - Chỉ đạo việc đánh giá - Kiểm tra việc đánh giá
1.2.4. Đặt hàng đào tạo
Theo từ điển tiếng Việt, đặt hàng là đưa trước yêu cầu cho nơi sản xuất hoặc nơi bán để chuẩn bị mặt hàng mình muốn mua [79].
Đặt hàng ĐT được hiểu là khách hàng đưa ra yêu cầu và thỏa thuận với cơ sở ĐT về dịch vụ ĐT theo những yêu cầu/mục tiêu riêng của mình. Thỏa thuận có thể được thể hiện dưới dạng quyết định, hợp đồng, biên bản ghi nhớ hoặc biên bản thương thảo, có chữ ký và đóng dấu của hai bên đảm bảo tính pháp lý khi thực hiện. Nội dung của thỏa thuận bao gồm: Số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ ĐT, thời gian ĐT, chất lượng đầu ra, đơn giá, phương thức thanh toán, nghiệm thu, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên...
Như vậy, đặt hàng ĐT là khách hàng đưa ra yêu cầu và thỏa thuận với cơ sở ĐT để ĐT nhân lực về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ, đảm bảo chất lượng với thời điểm và giá thành được hai bên thỏa thuận.
1.2.5. Đào tạo theo đặt hàng
Đào tạo theo đặt hàng là việc cơ sở ĐT thực hiện cung ứng dịch vụ ĐT theo đặt hàng của khách hàng về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ, đảm bảo chất lượng với thời điểm, giá thành theo thỏa thuận giữa đôi bên.
1.2.6. Quản lý đào tạo theo đặt hàng
Theo tác giả, quản lý ĐT theo đặt hàng là thực hiện các chức năng của QL để thực hiện các bước của chu trình ĐT bắt đầu từ việc tổ chức xác định NCĐT theo đặt hàng, lập kế hoạch và tổ chức xây dựng CTĐT, tổ chức triển khai khóa ĐT, đánh giá khóa ĐT và chu trình ĐT theo đặt hàng. Sau khi kết thúc một chu trình ĐT sẽ bắt đầu thực hiện một chu trình ĐT mới và lại bắt đầu từ bước tổ chức xác định NCĐT.
1.2.7. Trường đại học
Trường đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật GD đại học [56].
Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng ĐT các trình độ của GD đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.