Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo đặt hàng ở trường đại học

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 66 - 74)

10. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo đặt hàng ở trường đại học

a. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về đào tạo theo đặt hàng

Đội ngũ cán bộ QL, GV ở các trường đại học đã quen hoạt động trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và giảng dạy theo những gì mình có. ĐT theo đặt hàng đòi hỏi đội ngũ cán bộ QL và GV phải rất năng động và linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu của các loại khách hàng khác nhau trong bối cảnh luôn thay đổi. Do vậy, cần làm thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ QL và GV về sự cần thiết và tầm quan trọng của ĐT theo đặt hàng để họ tích cực tham gia vào quá trình ĐT theo đặt hàng.

Nhận thức quyết định hành động, bởi vậy nhận thức của đội ngũ cán bộ QL và GV sẽ có tác động đến mọi khâu hoạt động của chu trình ĐT theo đặt hàng từ việc xác định NCĐT đến lập kế hoạch và xây dựng CTĐT, tổ chức ĐT cho đến đánh giá ĐT.

b. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo

Ngoài đội ngũ GV, đội ngũ cán bộ QLĐT có vai trò quan trọng trong ĐT theo đặt hàng. Khác với ĐT theo truyền thống với CTĐT có sẵn, đội ngũ cán bộ QL phải có đủ năng lực để có thể lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các khóa ĐT theo đặt hàng trong bối cảnh thay đổi liên tục. Đội ngũ cán bộ QL cũng chủ trì việc huy động các nguồn lực cần thiết cho các khóa ĐT theo đặt hàng, bởi vậy cán bộ QL cần có đủ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao để năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các khóa ĐT theo đặt hàng của khách hàng với các yêu cầu khác nhau. Muốn vậy, cán bộ QL cần được bồi dưỡng về QLĐT theo đặt hàng, để có đủ năng lực QLĐT theo đặt hàng.

Đội ngũ cán bộ QL có tác động đến các khâu xác định NCĐT, lập kế hoạch và xây dựng CTĐT, tổ chức thực hiện quá trình ĐT cũng như đánh giá kết quả của các khóa ĐT trong chu trình ĐT.

c. Cơ cấu tổ chức và các chế độ chính sách

Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động QLĐT. Cơ cấu tổ chức cần gọn nhẹ nhưng đủ các bộ phận chức năng. Việc phân công nhiệm vụ cần xuất phát từ yêu cầu theo đúng chức năng, không chồng chéo nhưng cũng không bỏ sót nhiệm vụ.

Đào tạo theo đặt hàng với những yêu cầu cao về năng lực đội ngũ GV, cán bộ QL và có những đặc thù rất riêng, vì vậy, cần xây dựng chế độ thỏa đáng để khuyến khích cán bộ, GV tham gia. Đặc biệt, trong những năm đầu triển khai ĐT theo đặt hàng, chế độ cần có những đột phá, công khai, minh bạch.

d. Sự hợp tác giữa trường đại học với các doanh nghiệp đối tác

Để ĐT theo đặt hàng không thể thiếu sự hợp tác của các DN đối tác, đặc biệt là trong khâu xác định NCĐT. Doanh nghiệp cần đề xuất NCĐT của mình về chuẩn đầu ra của CTĐT, số lượng, cơ cấu ngành nghề ĐT để đặt hàng với cơ sở ĐT. Nói một cách khác, khách hàng phải đặt hàng với trường đại học, nếu không thì cơ sở ĐT sẽ tổ chức các khóa ĐT theo CTĐT sẵn có và như vậy sẽ không đáp ứng được yêu cầu của các DN.

Ngoài ra, DN cần tham gia thực hiện quá trình dạy học cũng như đánh giá kết quả ĐT, vì hơn ai hết, họ hiểu họ cần gì ở năng lực đầu ra của các khóa ĐT.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

a. Chủ trương của Nhà nước về phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ cho trường đại học

Nhà nước ta đã có chủ trương phân cấp QL và giao quyền tự chủ cho các trường đại học. Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, đã có 23 trường đang thí điểm hoạt động theo cơ chế tự chủ và theo lộ trình đến năm 2025 các trường đại học chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ [5]. Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của Bộ GD và ĐT, trong thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ, đa số các văn bản QL vẫn theo cơ chế cũ, gây khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.

Để ĐT theo đặt hàng, cơ sở ĐT phải có quyền tự chủ trên các lĩnh vực sau đây:

- Tự chủ về học thuật: Để ĐT theo đặt hàng, trường đại học cần có quyền tự chủ về học thuật để có thể năng động phát triển các CTĐT rất đa dạng theo yêu cầu của các khách hàng khác nhau. Nếu không có quyền tự chủ về học thuật thì trường đại học chỉ

có thể tổ chức dạy và học theo CTĐT đã được cơ quan QL nhà nước ban hành và như vậy thì không thể đáp ứng được yêu cầu đặt hàng ĐT của khách hàng.

- Tự chủ về nhân sự: Với đặc điểm NCĐT theo đặt hàng luôn thay đổi theo cơ cấu ngành nghề cũng như trình độ theo yêu cầu của khách hàng trong từng thời điểm khác nhau, trong khi mỗi trường đại học chỉ có đủ số lượng GV theo định biên cho một số ngành nghề ĐT nhất định. Do vậy, với đội ngũ GV hiện có, nhà trường không thể đáp ứng được NCĐT theo đặt hàng. Nếu được tự chủ về nhân sự thì trường đại học có thể linh hoạt mời các GV kiêm nhiệm từ cơ sở ĐT khác hoặc các chuyên gia hay cán bộ kỹ thuật của các DN tham gia vào các khóa ĐT theo đặt hàng.

- Tự chủ về tài chính: Tự chủ về tài chính đặc biệt quan trọng và tác động đến mọi hoạt động của chu trình ĐT theo đặt hàng vì từ việc tổ chức khảo sát để thu thập thông tin về NCĐT, xây dựng CTĐT, trả lương cho GV theo cơ chế đặc thù, GV kiêm nhiệm để thực hiện quá trình dạy học, cho đến tổ chức đánh giá ĐT đều phải có kinh phí để thực hiện. Với ngân sách hạn hẹp được Nhà nước cấp hàng năm, các trường đại học phải có quyền tự chủ về tài chính để huy động các nguồn vốn và có thể trang trải cho chi phí trong các hoạt động.

Thực hiện quyền tự chủ sẽ giúp các trường đại học có thể năng động và linh hoạt để thực hiện ĐT theo đặt hàng và nó tác động đến mọi khâu của chu trình ĐT theo đặt hàng, từ việc xác định NCĐT, lập kế hoạch và xây dựng CTĐT cho đến triển khai ĐT và đánh giá các khóa ĐT theo đặt hàng. Nếu không có quyền tự chủ thì trường đại học không thể có đầy đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt là trong việc huy động đội ngũ GV hợp đồng thỉnh giảng và GV kiêm nhiệm, xây dựng CTĐT với nhiều mục tiêu khác nhau theo yêu cầu của các khách hàng cũng như huy động thiết bị dạy học từ các DN,… Bởi vậy, thực hiện quyền tự chủ là hết sức cần thiết để trường đại học có thể ĐT theo đặt hàng.

- Quyền tự chủ phải gắn với trách nhiệm xã hội của trường đại học. Trách nhiệm xã hội của cơ sở ĐT trước hết phải đảm bảo chất lượng ĐT đối với người học và xã hội cũng như ĐT phải gắn với sử dụng để đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp các khóa ĐT có thể tìm được việc làm. Trách nhiệm xã hội cũng phải thể hiện ở trách nhiệm giải trình công khai minh bạch và đầy đủ với Nhà nước và xã hội về đầu vào và đầu ra, về các nguồn thu và chi, các hoạt động của Nhà trường [56].

b. Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Chúng ta đang tiến hành CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh một thế giới luôn biến đổi. CNH-HĐH có 2 nhiệm vụ chủ yếu: (1) Ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến, các phương tiện hiện đại vào các lĩnh vực kinh tế cũng như vào đời sống xã hội.

(2) Chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế của một nước công nghiệp hiện đại [24]. Cả 2 nhiệm vụ này đều đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống ĐT nhân lực ở nước ta. Như vậy, ĐT nhân lực cần được phát triển mạnh mẽ trên cả 2 bình diện chất lượng cũng như quy mô và cơ cấu.

Về chất lượng, chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng ĐT để sản phẩm của các khóa ĐT có thể làm chủ được các công nghệ tiên tiến, các phương tiện sản xuất hiện đại, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tiến trình CNH-HĐH đất nước. Muốn vậy, các CTĐT phải thường xuyên cập nhật được các tiến bộ KHCN để không tụt hậu so với sản xuất, đồng thời phải đón đầu sự phát triển của sản xuất. Đội ngũ GV phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Phương pháp ĐT cần được đổi mới mạnh mẽ, phải vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học cho phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH.

Về số lượng và cơ cấu ĐT, trong phạm vi vĩ mô của cả nước, một mặt phải mở rộng quy mô ĐT, mặt khác phải cấu trúc lại cơ cấu hệ thống ĐT để có thể ĐT được một đội ngũ lao động kỹ thuật đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp với cơ cấu nhân lực của thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Nói một cách khác, phải quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở ĐT. Trong phạm vi một cơ sở ĐT, trường đại học phải điều chỉnh lại quy mô và cơ cấu ĐT để phù hợp với NCĐT nhân lực trong tiến trình CNH-HĐH đất nước.

Để làm được điều này cần điều chỉnh cơ cấu tuyển sinh các ngành, nghề và trình độ để có thể ĐT được một đội ngũ lao động kỹ thuật phù hợp với NCĐT của các DN trong tiến trình CNH-HĐH đất nước.

Như vậy, tiến trình CNH-HĐH đất nước sẽ tác động đến khâu xác định NCĐT, xây dựng CTĐT, triển khai ĐT cũng như đánh giá ĐT của chu trình ĐT theo đặt hàng.

c. Hội nhập quốc tế về đào tạo nhân lực

Việt Nam đã là thành viên của WTO. Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại GATS trong đó quy định GD là một lĩnh vực dịch vụ thương mại với lộ trình từ năm 2010, các nước thành viên của WTO có thể mở chi nhánh là các trường đại học, các trường dạy nghề ở các nước thành viên [64]. Hiện nay đã có một số trường đại học

và dạy nghề của nước ngoài, các tổ chức quốc tế đã được thành lập ở nước ta. Việt Nam cũng đã chính thức là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN, trong đó có hội nhập về ĐT nhân lực và công nhận văn bằng chứng chỉ giữa các nước trong khối cộng đồng.

Điều này dẫn đến một tất yếu là chuẩn đầu ra của các CTĐT trong hệ thống ĐT của nước ta sẽ phải đạt chuẩn đầu ra của các CTĐT cùng ngành nghề và trình độ của các nước trong khối cộng đồng. Chúng ta có cơ hội để học tập, trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực nhưng đồng thời cũng có nguy cơ là mất năng lực cạnh tranh nếu chất lượng ĐT thấp. Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống ĐT của đất nước ta nói chung và trường đại học nói riêng trong thời gian tới.

Hội nhập quốc tế về ĐT nhân lực sẽ tác động đến khâu xác định NCĐT, xây dựng CTĐT cũng như triển khai ĐT và đánh giá chu trình ĐT theo đặt hàng.

d. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu diễn ra từ những năm 2000, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT- Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI- Artificial Intelligence., thực tế ảo (VR- Virtual Reality), tương tác thực tại ảo (AR - Augmented Reality), mạng xã hội, phân tích dữ liệu lớn (SMAC: Social-Mobile- Analytics-Cloud.... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, bởi vậy còn được gọi là cách mạng số [14]. CMCN 4.0 mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực đến ngành công nghiệp dệt may trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, chuỗi giá trị từ khâu thiết kế sản phẩm, phát triển nguyên liệu đến sản xuất, phân phối, bán hàng của ngành dệt may nhờ sự đổi mới sáng tạo về công nghệ kỹ thuật số, vật lý và sinh học. Ngoài ra, CMCN 4.0 còn giúp đổi mới quy trình QL doanh nghiệp bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng như phần mềm QL nguồn lực DN (ERP), phần mềm QL vòng đời sản phẩm (PLM) ... Trong khâu logistic, marketing đều được ứng dụng công nghệ 4.0 [70].

Có thể nói, CMCN 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam và thế giới, tác động đến NCĐT nhân lực cho ngành dệt may. CMCN 4.0 sẽ tác động rất mạnh mẽ đến hệ thống ĐT nhân lực trên các mặt:

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT

Về ngành nghề ĐT, CMCN 4.0 sẽ làm cho nhiều ngành nghề mới xuất hiện và nhiều ngành nghề cũ mất đi. Về trình độ ĐT, những người lao động với kỹ năng lao

động trình độ thấp sẽ được thay thế bằng người máy. Nói một cách khác, cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT của hệ thống ĐT sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của CMCN 4.0.

Với ĐT theo đặt hàng, NCĐT của khách hàng cũng sẽ thay đổi theo hướng thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT dưới tác động của CMCN 4.0.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi chuẩn đầu ra của hệ thống ĐT nhân lực

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 tại Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc CMCN 4.0”, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã cho rằng nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Sự thay đổi này đòi hỏi phải thay đổi về cơ bản năng lực của mọi loại hình lao động, từ nhà khoa học, nhà giáo đến các nhà kinh doanh, các nhà QL, người công nhân, ... Nói một cách khác, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi chuẩn đầu ra của mọi ngành nghề và trình độ ĐT.

Như vậy, CMCN 4.0 sẽ tác động đến việc xác định chuẩn đầu ra của các CTĐT đồng thời cũng tác động đến việc xây dựng CTĐT, triển khai ĐT và đánh giá ĐT và chu trình ĐT theo đặt hàng.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi phương pháp dạy và học

Sự xuất hiện của thực tế ảo và tương tác thực tại ảo sẽ làm thay đổi về cơ bản phương pháp dạy và học. GV sẽ không thể dạy học theo kiểu mặt đối mặt (face to face) mà phải tương tác với người học qua môi trường ảo trong quá trình dạy học. Người học có thể dùng kính ảo và tai nghe ảo để có thể học với bất kỳ GV nào ở trong hoặc ngoài nước về bất kỳ chuyên đề nào mà mình muốn, có thể học mọi nơi và bất kỳ lúc nào mà mình có điều kiện. Điều này dẫn đến tất yếu là phải ĐT lại đội ngũ GV để họ có đủ năng lực dạy học trong điều kiện CMCN 4.0.

Như vậy, CMCN 4.0 sẽ tác động đến quá trình dạy học theo đặt hàng.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi quản lý giáo dục

Sự xuất hiện của thực tế ảo và tương tác thực tại ảo buộc quản lý GD phải chuyển từ QL hệ thống nhà trường thực, với quá trình dạy học mặt giáp mặt hiện nay sang QL quá trình dạy học tương tác ảo và QL hệ thống nhà trường ảo. Quản lý ĐT cũng phải thay đổi từ mục tiêu QL, nội dung QL, phương pháp QL cho đến công cụ QL theo các công nghệ IoT, AI, VR và AR.

Như vậy, CMCN 4.0 sẽ tác động đến việc QL các khóa ĐT theo đặt hàng.

Tóm lại, CMCN 4.0 sẽ tác động trực tiếp tới tất cả các bước của chu trình ĐT theo đặt hàng từ khâu xác định NCĐT, lập kế hoạch và xây dựng CTĐT, triển khai ĐT, đánh giá ĐT cũng như QLĐT. Bởi vậy, các trường đại học phải chuẩn bị các điều kiện để tiếp cận với CMCN 4.0, đặc biệt là bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ QL và GV có đủ năng lực để QL và thực hiện việc số hóa quá trình ĐT.

Kết luận chương 1

Để thích ứng với nền KTTT, cùng với sự đổi mới về cơ chế QL kinh tế, cơ chế QL về ĐT cũng cần được thay đổi theo. ĐT theo đặt hàng là một giải pháp quan trọng để chuyển đổi từ ĐT “theo hướng cung” sang ĐT “theo hướng cầu”, gắn ĐT với sử dụng để nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐT.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản và toàn diện GD và ĐT cũng như Luật GD đại học đã đề cập đến chủ trương ĐT theo đặt hàng. Tuy nhiên, ĐT theo đặt hàng còn là một vấn đề mới mẻ ở nước ta. Bởi vậy, cần xây dựng được luận cứ khoa học vững chắc để vận dụng vào thực tiễn thì mới đạt kết quả mong muốn.

Chương 1 của luận án đã vận dụng mô hình ĐT theo chu trình và xây dựng được cơ sở lý luận về ĐT theo đặt hàng:

(1) Chính xác hóa một số khái niệm cơ bản như: Quản lý ĐT, đặt hàng, ĐT theo đặt hàng, QLĐT theo đặt hàng.

(2) Hệ thống hóa được một số lý luận về ĐT nhân lực trong nền KTTT như hoạt động của cơ sở ĐT trong nền KTTT với các đặc trưng: Hàng hóa của cơ sở ĐT là dịch vụ ĐT; Khách hàng của cơ sở ĐT là người học, DN và Nhà nước; Hoạt động tiếp thị của cơ sở ĐT trong nền KTTT.

(3) Đã xây dựng được cơ sở lý luận về ĐT nhân lực theo đặt hàng trong nền KTTT với các nội dung: ĐT theo đặt hàng với các quy luật cơ bản của nền KTTT; Một số đặc điểm của ĐT theo đặt hàng; Sự khác biệt giữa ĐT theo đặt hàng với các phương thức ĐT khác.

(4) Vận dụng mô hình ĐT theo chu trình, luận án đã xây dựng được khung lý luận về QLĐT theo đặt hàng bao gồm các bước:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(289 trang)