Đào tạo nhân lực tại trường đại học theo đặt hàng trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 24 - 47)

10. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu

1.3. Đào tạo nhân lực tại trường đại học theo đặt hàng trong nền kinh tế thị trường

1.3.1. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp theo đặt hàng

Đào tạo đáp ứng NCXH là yêu cầu đối với GD đại học, đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ GD và ĐT. Theo Bành Tiến Long [47], NCXH gồm ba nhóm nhu cầu cơ bản:

- Nhu cầu của Nhà nước thường là chiến lược phát triển nguồn nhân lực với tầm nhìn xa 15 đến 20 năm và các ngành nghề đặc biệt đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Nhu cầu ĐT này thường chọn các mục tiêu đi trước, đón đầu về KHCN, vượt trước NCĐT của DN, nhu cầu của người học và thường được dự báo cho cả cả hệ thống ĐT trong từng kế hoạch 5 năm.

- Nhu cầu của doanh nghiệp về ĐT phát triển nguồn nhân lực bao gồm ĐT cán bộ QL và lao động chuyên môn trực tiếp, đòi hỏi người học sau tốt nghiệp có thể làm việc được ngay, phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng DN. Nhu cầu ĐT này thường phù hợp với các trình độ: Đại học theo định hướng ứng dụng, cao đẳng và ĐT thường xuyên.

Tuy nhiên, NCĐT này chưa được tổng hợp và thường thiếu thông tin để dự báo NCĐT hàng năm.

- Nhu cầu của người học là nhu cầu cá nhân của HS/SV muốn nâng cao trình độ, để tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc để đổi nghề, ... nhu cầu này rất đa dạng và mang tính tự phát.

Nhu cầu ĐT cần được xác định cụ thể về số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ từng loại nhân lực và đặc biệt là năng lực để thực hiện các công việc của nghề nghiệp.

Để phục vụ chiến lược phát triển DN trong dài hạn và đón đầu sự phát triển của KHCN, thường phải ĐT dài hạn từ 3 đến 5 năm, lao động được ĐT có trình độ cao đẳng, đại học, có khả năng tự học tập, tiếp cận với KHCN mới [78]. Bên cạnh đó, các DN thường cần nhân lực được ĐT ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng. Ưu điểm của các khóa ĐT này là giải quyết ngay được những thiếu hụt về nguồn nhân lực cho DN nhưng nhược điểm lớn là lao động được ĐT thiếu nền tảng lý thuyết vững chắc, nên sau một thời gian làm việc nếu không được ĐT bổ sung thì dễ bị đào thải do không đáp ứng được yêu cầu cao hơn của công việc.

Trong ĐT nhân lực cho các DN theo đặt hàng, nếu theo đối tượng người học, thường được chia thành 2 hình thức chính là ĐT mới và ĐT lại [93].

- Đào tạo mới, ĐT trước khi tuyển dụng áp dụng đối với người lao động phổ thông, chưa có trình độ lành nghề, mới lần đầu đi làm việc hoặc đã đi làm việc nhưng chưa có kỹ năng để thực hiện công việc.

- Đào tạo lại (ĐT chuyển đổi nghề nghiệp, ĐT nâng cao) áp dụng đối với những lao động đã có kỹ năng, trình độ lành nghề nhưng cần đổi nghề hoặc nâng cao trình độ do yêu cầu của DN.

Với mỗi hình thức ĐT thì NCĐT sẽ khác nhau, căn cứ vào đặt hàng của các DN, trường đại học cần phối hợp với DN để làm rõ NCĐT trước khi tổ chức thực hiện các bước tiếp theo của quá trình ĐT.

1.3.2. Đặc điểm hoạt động đào tạo theo đặt hàng của trường đại học trong nền kinh tế thị trường

a. Khách hàng của trường đại học

Có nhiều quan niệm về khách hàng của trường đại học: Trong ĐT có nhiều loại khách hàng khác nhau trong đó có người học, người sử dụng lao động và xã hội được nhìn nhận như là những bên được hưởng lợi chính từ dịch vụ ĐT sau phổ thông [101].

Bargh [93] đã đề cập đến khách hàng của cơ sở ĐT dưới góc nhìn của Chính phủ.

Ông cho rằng ĐT theo nhu cầu thị trường lao động cần có sự can thiệp của Chính phủ để tạo ra sự tiếp cận một cách công bằng cho những nhóm yếu thế như: Thanh niên, phụ nữ, người tàn tật, người thất nghiệp hoặc nhóm liên quan đến tôn giáo, dân tộc thiểu số… Bargh cũng đề cập đến khách hàng của cơ sở ĐT là DN. Doanh nghiệp trả tiền cho các CTĐT để ĐT nhân viên cho chính DN của mình. Như vậy, theo Bargh khách hàng của trường đại học có Chính phủ và người sử dụng lao động sau ĐT.

OECD [107] cũng đề xuất vai trò QL nhà nước của Chính phủ nhằm giúp các DN vừa và nhỏ tổ chức nhiều khóa ĐT hơn cho nhân viên. Sở dĩ như vậy vì bên cạnh lý do hạn chế về tài chính, các DN vừa và nhỏ còn thường không nhận thức được tầm quan trọng của công tác ĐT và phát triển đối với công việc kinh doanh của họ. Để khắc phục nhược điểm này, Chính phủ cần giúp các DN vừa và nhỏ trong một giới hạn cho phép như tài trợ cho các DN này một vài khóa ĐT. Sau đó, các DN vừa và nhỏ sẽ tự chiêm nghiệm hiệu quả của ĐT thông qua việc quan sát các chỉ tiêu kinh doanh dần được cải thiện, từ đó họ sẽ có ý thức dùng chính nguồn vốn của mình đầu tư cho ĐT nhân viên.

Đây chính là vai trò của Chính phủ trong tài trợ các khóa ĐT cho DN và Chính phủ chính là khách hàng của cơ sở ĐT.

Theo Phan Văn Kha [42], trong ĐT nhân lực, khách hàng được phân loại gồm:

+ Người học và cha mẹ học sinh - khách hàng thứ nhất.

+ Các chủ sử dụng nhân lực sau ĐT - khách hàng thứ hai. DN nhận hàng hóa sức lao động của các cơ sở ĐT để tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, sản phẩm hàng hóa sức lao động đã thỏa mãn nhu cầu đầu tư của DN. Doanh nghiệp nhận hàng hóa sức lao động trực tiếp tại cơ sở ĐT hoặc thông qua cơ quan cung ứng lao động, hội chợ việc làm. Để lựa chọn được nhân lực phù hợp với nhu cầu thì DN phải thực sự như một khách hàng của cơ sở ĐT: Đặt hàng theo nhu cầu, trả kinh phí cho việc mua hoặc tiếp nhận sản phẩm phù hợp.

+ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương - khách hàng thứ ba.

Qua các nghiên cứu trên có thể thấy về cơ bản, khách hàng của các trường đại học gồm: Cá nhân người học, các DN và Nhà nước. SV là khách hàng trực tiếp của dịch vụ ĐT đại học, qua ĐT họ có được các năng lực cần thiết để có cơ hội tìm được việc làm và cống hiến được nhiều cho xã hội. DN sử dụng lao động là khách hàng gián tiếp, có được lợi ích là sản phẩm của quá trình ĐT đại học, đó là những người lao động có những năng lực cần thiết để phát triển sản xuất. Nhà nước là khách hàng gián tiếp nhưng được hưởng lợi cả về mặt phát triển năng lực của mỗi người công dân cả về lực lượng lao động kỹ thuật để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, ngày nay vai trò của DN đã có những thay đổi cơ bản, từ thụ động tuyển dụng HS/SV tốt nghiệp các khóa ĐT sang vai trò chủ động đề xuất yêu cầu về chuẩn đầu ra (năng lực cần có của người lao động theo từng vị trí việc làm) và đặt hàng các nhà trường ĐT. Nhà trường căn cứ vào đặt hàng để xây dựng CTĐT và tổ chức các khóa ĐT theo đặt hàng của DN. Một mặt khác, nhiều DN cũng cử cán bộ tham gia với các cơ sở ĐT từ việc xây dựng CTĐT cũng như triển khai các khóa ĐT và đánh giá kết quả ĐT để có được đội ngũ nhân lực theo đúng yêu cầu của mình.

Do luôn phải thích ứng với những tiến bộ nhanh chóng của KHCN để tồn tại và phát triển, đòi hỏi DN phải ĐT lại hoặc ĐT mới cho nhân sự của chính DN mình. Vì vậy, DN có vai trò quan trọng trong việc xác định chuẩn đầu ra của người học sau tốt nghiệp. ĐT theo năng lực thực hiện chính là ĐT để đáp ứng được các kỹ năng cần thiết trong công việc mà DN yêu cầu. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất dưới tác động của KHCN, những kỹ năng cốt lõi để có thể làm việc được tại vị trí việc làm của các DN luôn thay đổi. Do vậy, để ĐT đáp ứng được yêu cầu của từng DN, các

DN phải đặt hàng ĐT [113]. Đối với các ngành đặc thù phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền, địa phương nhưng thị trường mất cân đối và các đối tượng yếu thế trong xã hội, Nhà nước giữ vai trò điều tiết và qua đặt hàng ĐT để chuẩn bị nguồn nhân lực cho các ngành này. Như vậy, với ĐT theo đặt hàng, khách hàng là Nhà nước và các doanh nghiệp.

b. Hàng hóa của trường đại học

Hàng hóa là thứ mà bên cung và bên cầu trao đổi với nhau qua quan hệ hàng - tiền. Như vậy, ĐT không phải là hàng hóa nhưng dịch vụ ĐT là hàng hoá mà trường đại học trao đổi với khách hàng. Khi nghiên cứu về ĐT tại các nước như Australia, Việt Nam, Nepal, tác giả Garry Bargh cho rằng các dịch vụ ĐT bao gồm: ĐT trước khi tuyển dụng, ĐT kỹ năng chung và kỹ năng nghề nghiệp, ĐT nâng cao kỹ năng hiện có của người lao động và ĐT cho DN mà có thu phí là hàng hóa của nhà trường [93]. Như vậy, hàng hóa của cơ sở ĐT là dịch vụ ĐT mà sản phẩm của nó là kiến thức, kỹ năng, thái độ của mỗi con người lao động kỹ thuật và đội ngũ lao động kỹ thuật của từng vùng, từng địa phương. Các trường đại học thực hiện các dịch vụ ĐT thông qua thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động hoặc qua đặt hàng của các DN.

Có quan niệm cho rằng người tốt nghiệp là “sản phẩm” của dịch vụ ĐT sau GD phổ thông, còn người sử dụng lao động là khách hàng nhưng hoàn toàn có thể xem cả người học và người sử dụng lao động đều là những người có nhu cầu về dịch vụ ĐT trong đó người học là người hưởng thụ trực tiếp dịch vụ ĐT còn người sử dụng lao động là người tiêu dùng thứ cấp, hưởng thụ gián tiếp dịch vụ ĐT sau phổ thông và xã hội được xem như hưởng trọn vẹn kết quả của ĐT sau phổ thông [101].

Như vậy, ĐT không phải là hàng hóa nhưng dịch vụ ĐT là hàng hoá mà trường đại học trao đổi với khách hàng.

Theo Luật Giáo dục đại học [56] các trình độ ĐT của GD đại học bao gồm đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Hình thức ĐT để cấp văn bằng các trình độ ĐT của GD đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Ngoài ra, cơ sở GD đại học được tổ chức hoạt động GD thường xuyên, cung cấp dịch vụ ĐT, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực ĐT của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp [55] cơ sở GD nghề nghiệp, cơ sở GD đại học, DN được cấp giấy chứng

nhận đăng ký hoạt động GD nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định. Trình độ ĐT của GD nghề nghiệp bao gồm trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.

Như vậy, trường đại học được tổ chức các dịch vụ ĐT trình độ đại học, cao đẳng (nếu được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GD nghề nghiệp) và ĐT ngắn hạn.

c. Hoạt động tiếp thị của trường đại học

Trong nền KTTT, tiếp thị là hoạt động không thể thiếu của các trường đại học để quảng bá thương hiệu của mình tới khách hàng. Nicolescu [101] cho rằng ĐT sau GD phổ thông là một dạng dịch vụ nên có thể áp dụng tất cả các đặc trưng của marketing dịch vụ cho marketing ĐT sau GD phổ thông. Tuy nhiên, ĐT có đặc trưng chính là lĩnh vực dịch vụ phi lợi nhuận, vì vậy các nội dung marketing áp dụng cho lĩnh vực này không giữ nguyên chức năng lợi nhuận lên hàng đầu như đối với DN. Bản chất của dịch vụ nói chung và các đặc trưng cụ thể của chúng như: Tính vô hình, tính không tách rời giữa cung cấp và hưởng thụ dịch vụ, tính không đồng đều về chất lượng, tính không dự trữ được, tính không chuyển đổi sở hữu… dẫn đến sự khác biệt của nội dung marketing dịch vụ so với marketing sản phẩm hàng hóa hữu hình. Có thể sử dụng các công cụ như quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, marketing qua website…. để cải thiện hình ảnh và thương hiệu của cơ sở ĐT để tạo uy tín với khách hàng. Đây chính là điểm yếu của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay khi bước vào nền KTTT.

Tiếp cận theo hướng thị trường là cần thiết để đảm bảo sự thành công của các trường đại học trong điều kiện có sự thay đổi ở cả phía cầu và phía cung đối với ĐT sau phổ thông. Lợi thế cạnh tranh của các trường đại học chỉ có được nếu chú ý đến các biến số về QL như: Chất lượng, học liệu, sự hỗ trợ người học trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, mức giá ĐT và những ưu đãi trong chính sách giá. Trong một giai đoạn dài trước đây, các trường đại học không hoặc rất ít chú trọng đến việc tìm hiểu thước đo hình ảnh của mình trong suy nghĩ của các bên liên quan. Hình ảnh thương hiệu của trường đại học chỉ được xây dựng thành công nếu như quan tâm đến sự thành công của nguồn nhân lực do trường ĐT ra và duy trì được mối quan hệ bền vững, có hiệu quả với các bên liên quan [102]. Như vậy, muốn thu hút được người học thì cần tạo ra và giữ vững thương hiệu của trường đại học. Theo Lê Quang [53], marketing GD liên quan đến các vấn đề: Phát hiện và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; Gợi mở nhu cầu khách hàng;

Theo dõi và tìm nguyên nhân thay đổi mức cầu; Phát hiện cơ hội thách thức từ môi trường; Lập chiến lược marketing nhằm đạt mục tiêu đề ra. Các trường đại học làm tốt

công tác marketing sẽ thu hút được các nguồn lực như con người, CSVC, trang thiết bị…để đảm bảo tốt hoạt động ĐT. Trong xu thế xã hội hóa và tự chủ, các trường đại học bắt buộc phải vận dụng marketing vào hoạt động để tồn tại và phát triển [40].

Với quan điểm ĐT là một dịch vụ, nhà trường là một cơ sở dịch vụ công thì việc giới thiệu các sản phẩm của mình đến khách hàng, đặc biệt với việc thực hiện quyền tự chủ của nhà trường thì tiếp thị với khách hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tiếp thị trong ĐT còn rất mới mẻ đối với các trường đại học ở nước ta, đặc biệt là các trường công lập. Trường đại học cần thành lập đơn vị chuyên trách về truyền thông để giới thiệu với các khách hàng về ĐT của trường như: Các khóa ĐT, chuẩn đầu ra của sản phẩm sau ĐT, dự kiến nội dung, thời gian, kinh phí, điều kiện tuyển sinh; đội ngũ GV về trình độ, kinh nghiệm, năng lực; CSVC phục vụ ĐT và các điều kiện đảm bảo chất lượng ĐT khác [105].

Đối với khách hàng là các DN, tổ chức, sau khi xác định được khách hàng tiềm năng thông qua xác định NCĐT, trường đại học cần tiếp xúc với các khách hàng này để giới thiệu về các khóa ĐT mà khách hàng có nhu cầu. Có thể qua các kênh truyền thông như gửi thư mời, tờ rơi, trực tiếp làm việc, dự hội nghị khách hàng, hội thảo... hoặc các trường đại học hỗ trợ giải quyết những vướng mắc của DN về công nghệ, thiết bị, quản trị, chuyển giao kết quả nghiên cứu, các chương trình đồng hành cùng DN... để nâng cao uy tín của nhà trường, đồng thời giới thiệu kỹ hơn về các khóa ĐT. Ngoài ra, trường đại học liên kết với DN trong việc cử SV và GV đến thực tế, đây là hình thức tiếp thị về chất lượng ĐT tốt nhất, qua quá trình thực tế, nếu GV hỗ trợ tốt cho DN giải quyết những vướng mắc trong thực tế sản xuất, SV thực tập chất lượng tốt thì các DN có thể hỗ trợ kinh phí cho ĐT, trả lương cho SV và GV đồng thời nâng cao uy tín của trường với DN và cộng đồng DN là những khách hàng tiềm năng của cơ sở ĐT.

Đối với khách hàng là Nhà nước, theo Nghị định 32 [17] có ba hình thức là giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. Để Nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu thành công, cơ sở ĐT cần chứng minh được đủ năng lực để ĐT theo đặt hàng. Thông thường, phải làm các đề án và thuyết minh các điều kiện đảm bảo chất lượng cho các khóa ĐT mà Nhà nước có nhu cầu. Thực hiện đề án cần đầy đủ theo hướng dẫn và đảm bảo thời gian theo quy định, đặc biệt là chứng minh được chất lượng và hiệu quả ĐT so với các cơ sở ĐT khác.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 24 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(289 trang)