2.4.1. Mục đích
- Thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá nhận thức của cán bộ, GV trường ĐHCNDM Hà Nội và cán bộ QL một số DN về ĐT và QLĐT theo đặt hàng.
- Thu thập số liệu thực tế về ĐT và QLĐT theo đặt hàng tại trường ĐHCNDM Hà Nội giai đoạn 2015 - 2018 và các điều kiện đảm bảo chất lượng, mức độ hài lòng của người học ... làm cơ sở đánh giá thực trạng.
- Xác định thực trạng ĐT và QLĐT theo đặt hàng và một số nguyên nhân, bối cảnh để dự báo xu thế phát triển của ĐT theo đặt hàng.
- Thu thập thông tin về thực trạng của ngành dệt may khu vực miền Bắc về: Đầu tư các nhà máy dệt may, đầu tư công nghệ, thiết bị và quản trị DN, trình độ lao động,
1 Theo thang đo Likert 5 cấp độ
nhu cầu lao động làm cơ sở đánh giá thực trạng và dự báo NCĐT về số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động làm cơ sở để đề xuất các giải pháp QLĐT theo đặt hàng.
2.4.2. Nội dung nghiên cứu
- Nhận thức của cán bộ, GV trường ĐHCNDM Hà Nội và khách hàng, các DN trong ngành dệt may về ĐT theo đặt hàng.
- Quản lý ĐT theo đặt hàng trong giai đoạn 2015 - 2018 tại trường ĐHCNDM Hà Nội: Tổ chức xác định NCĐT, lập kế hoạch và tổ chức xây dựng CTĐT, tổ chức triển khai ĐT, đánh giá kết quả ĐT và chất lượng các khóa ĐT theo đặt hàng, nguyên nhân của những tồn tại trong QLĐT theo đặt hàng qua ý kiến cán bộ, GV, người học, cựu SV và các khách hàng.
- Năng lực của đội ngũ GV, cán bộ, CSVC và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường ĐHCNDM Hà Nội đáp ứng các yêu cầu ĐT theo đặt hàng qua đánh giá của GV, cán bộ QL, người học và khách hàng.
- Sự phát triển của ngành dệt may hiện nay về: Công nghệ, thiết bị và quản trị DN, trình độ lao động, nhu cầu lao động của các DN.
2.4.3. Phương pháp và thời điểm nghiên cứu
- Khảo sát bằng phiếu hỏi: Khảo sát thí điểm 3 cán bộ QL giáo dục, 2 chuyên viên QLĐT ngoài trường, 2 GV để hoàn thiện phiếu khảo sát; khảo sát đại trà.
- Phương pháp thu thập thông tin: Qua số liệu thống kê của phòng Đào tạo, số liệu khảo sát các DN, cựu người học do trung tâm Đảm bảo chất lượng thực hiện hàng năm, số liệu thống kê của phòng Tài vụ trường ĐHCNDM Hà Nội; số liệu thống kê của VINATEX, Tổng cục thống kê, VITAS.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn sâu 08 cán bộ QLĐT trường ĐHCNDM Hà Nội và đại diện 04 lãnh đạo là khách hàng thường xuyên đặt hàng ĐT.
- Thời điểm nghiên cứu: Năm học 2018 - 2019.
2.4.4. Đối tượng nghiên cứu và số phiếu khảo sát
TT Đối tượng nghiên cứu Số phiếu khảo sát
1 Tại trường ĐHCNDM Hà Nội Phát ra Thu về
1.1 100% cán bộ QL và GV đã tham gia các khóa thí điểm ĐT theo đặt hàng tại trường ĐHCNDM Hà Nội (danh sách ở phụ lục 1).
Trong đó gồm: Trưởng phó khoa, chuyên viên và trưởng, phó phòng Đào tạo và GV đã tham gia giảng dạy thí điểm các khóa
52 52
(100%)
TT Đối tượng nghiên cứu Số phiếu khảo sát ĐT theo đặt hàng. Đây đều là những cán bộ QL và GV có kinh
nghiệm trong lĩnh vực ĐT với 90.4% có thời gian làm công tác ĐT và QLĐT trên 10 năm
1.2 Đại diện cán bộ QL, GV chưa tham gia vào ĐT và QLĐT theo đặt hàng (phụ lục 2), trong đó thời gian công tác trên 10 năm chiếm 65.3%, từ 5 đến 10 năm là 28.4%
100 95
(95%)
1.3 Toàn bộ SV đang học trình độ đại học và cao đẳng theo đặt hàng 408 400 (98%) 1.4 Phỏng vấn sâu một số chuyên gia là cán bộ QL và chuyên viên
QLĐT
8 8
2 Về phía khách hàng
2.1 100% DN đã đặt hàng trường ĐHCNDM Hà Nội ĐT trong giai đoạn 2015 - 2018 (phụ lục 3), trả lời phiếu là đại diện lãnh đạo DN hoặc trưởng phòng nhân sự với 90% cán bộ có thâm niên công tác 10 năm trở lên.
20 20
(100%)
2.2 Đại diện DN trong ngành dệt may chưa từng đặt hàng trường ĐHCNDM Hà Nội ĐT, đây là những DN đại diện cho các loại hình DN được lựa chọn trong số 589 DN may có quy mô loại vừa và lớn có từ 500 lao động trở lên.
227 165
(72.3%)
2.3 Toàn bộ số SV đã tốt nghiệp các khóa ĐT theo đặt hàng trình độ cao đẳng.
300 265
(88.3%) 2.4 Toàn bộ người học đã tốt nghiệp các khóa ĐT ngắn hạn theo
đặt hàng của DN.
1994 1436
(72%) 2.5 Phỏng vấn sâu đại diện DN khách hàng đã từng đặt hàng ĐT. 04 04
Tổng số 3113 2445
2.4.5. Phương pháp mã hoá và phân tích số liệu khảo sát
- Đối với các phiếu khảo sát: Thực hiện như trình tự ở sơ đồ 2.3.
Sơ đồ 2. 3. Phương pháp mã hoá và nhập dữ liệu
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học. Phiếu khảo sát được nhập và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel để thống kê số liệu và xử lý các câu hỏi mở.
+ Kiểm tra dữ liệu nhằm xác định dữ liệu thu thập được có thể chấp nhận được hay không, nếu không thì phải hiệu chỉnh. Tác giả thực hiện xem xét về mặt hình thức trước khi tiến hành mã hóa và nhập dữ liệu. Kết quả cho thấy, tất cả các phiếu trả lời đều được lựa chọn phương án phù hợp và không phải loại bỏ câu trả lời nào.
+ Mã hóa dữ liệu là việc thực hiện biến đổi từ một câu trả lời ra một ký hiệu thích hợp mà máy tính có thể “đọc” được. Mã hóa phiếu khảo sát cán bộ QL giáo dục và GV như ở bảng 2.8. Các phiếu khảo sát khác mã hóa tương tự theo quy luật trên.
Bảng 2. 8. Mã hóa phiếu khảo sát
TT Ký hiệu Nội dung của câu hỏi Mã hiệu 1 C1 Về lợi ích của ĐT theo đặt
hàng
1 = Giảm tỷ lệ thất nghiệp sau ĐT 2 = Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng 3 = Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, GV
4 = Nâng cao hiệu quả ĐT 5 = Ý kiến khác
KIỂM TRA
TẬP HỢP PHIẾU
MÃ HÓA
NHẬP DỮ LIỆU
KIỂM TRA
TỔNG HỢP
HIỆU CHỈNH
TT Ký hiệu Nội dung của câu hỏi Mã hiệu 2 C2 Về tầm quan trọng của ĐT
theo đặt hàng
1 = Không quan trọng 2 = Ít quan trọng 3 = Bình thường 4 = Quan trọng 5 = Rất quan trọng 3 C3 Để đáp ứng yêu cầu ĐT theo
đặt hàng, đội ngũ cán bộ, GV của trường ĐHCNDM Hà Nội cần thiết phải nâng cao trình độ ở mức độ nào?
1 = Không cần thiết 2 = Ít cần thiết 3 = Bình thường 4 = Cần thiết 5 = Rất cần thiết
+ Nhập dữ liệu và chuẩn hóa dữ liệu: Thực hiện thống kê dữ liệu trên phần mềm MS Excel. Câu hỏi có thể chọn nhiều phương án và chọn một phương án áp dụng công thức sau để tính tỉ lệ phần trăm:
% 𝑝ℎươ𝑛𝑔 á𝑛 1 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑐ℎọ𝑛 𝑝ℎươ𝑛𝑔 á𝑛 1 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑡𝑟ả 𝑙ờ𝑖 𝑐â𝑢 ℎỏ𝑖
Ngoài ra, còn áp dụng tính điểm theo thang đo Likert. Công thức tính điểm trung bình chung theo thang đo Likert 5 mức độ:
Điểm trung bình =∑5𝑖=1𝑎𝑖x 𝑖
∑5𝑖=1𝑎𝑖 Trong đó: ai là số lựa chọn mức i
i là các mức đánh giá từ 1 tới 5
Bảng 2. 9. Đối chiếu thang điểm và mức độ đánh giá theo thang đo Likert
Điểm Mức đánh giá
1 - 1.8 Rất kém
1.81 - 2.6 Kém, phải lập kế hoạch để điều chỉnh ngay
2.61 - 3.4 Chấp nhận được, cần tiếp tục cải thiện các hoạt động 3.41 - 4.2 Tương đối tốt, cần phát huy hơn nữa các điểm mạnh và
khắc phục một số tồn tại, hạn chế 4.21 - 5 Rất tốt, cần được phổ biến nhân rộng
Kết quả điểm trung bình theo thang đo Likert được đối chiếu trong bảng 2.9.
Sau khi nhập dữ liệu, tiến hành kiểm dò, điều chỉnh dữ liệu (nếu sai sót) và xử lý kết quả khảo sát.
- Đối với phỏng vấn sâu chuyên gia
Tác giả ghi âm để phân tích, chuyên gia trả lời được mã hóa từ A01 đến A12 để đảm bảo thông tin cá nhân.
- Tổng hợp kết quả khảo sát
+ Cán bộ QL và GV đã tham gia giảng dạy và QL các khóa ĐT theo đặt hàng thể hiện ở phụ lục 5.
+ Cán bộ QL và GV chưa tham gia giảng dạy và QLĐT theo đặt hàng thể hiện ở phụ lục 6.
+ Sinh viên đang học các khóa ĐT theo đặt hàng thể hiện ở phụ lục 7.
+ Sinh viên đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng các khóa ĐT theo đặt hàng thể hiện ở phụ lục 8.
+ Người học đã tốt nghiệp các CTĐT ngắn hạn thể hiện ở phụ lục 9.
+ Doanh nghiệp đối tác đã từng đặt hàng trường ĐHCNDM Hà Nội ĐT thể hiện ở phụ lục 10.
+ Doanh nghiệp dệt may chưa từng đặt hàng trường ĐHCNDM Hà Nội ĐT thể hiện ở phụ lục 11.
+ Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia ở phụ lục 12.