10. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
2.2. Giới thiệu về trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
TRƯỜNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT MAY Trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ
(Từ tháng 9/1977)
TRƯỜNG KINH TẾ KỸ THUẬT MAY GIA LÂM Trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
(Từ tháng 9/1996)
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT MAY VÀ THỜI TRANG I Trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
(Từ tháng 02/1998)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP - DỆT MAY THỜI TRANG HÀ NỘI Trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam
(Từ tháng 9/2005) TRƯỜNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ MAY MẶC
Trực thuộc Bộ Nội thương (Từ tháng 01/1967)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI (Từ tháng 6/2015)
Sơ đồ 2. 1. Quá trình phát triển của trường ĐHCNDM Hà Nội
(nguồn: phòng Tổ chức hành chính)
Trường ĐHCNDM Hà Nội tiền thân là trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ may mặc thuộc Bộ Nội thương, thành lập ngày 19 tháng 1 năm 1967. Năm 2005, trường được nâng cấp và đổi tên thành trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt May Thời trang Hà Nội.
Ngày 4/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (sơ đồ 2.1). Hiện nay, trường ĐHCNDM Hà Nội là trường đại học công lập ĐT chuyên ngành dệt may duy nhất trên cả nước, hoạt động theo cơ chế tự chủ và được giao cho VINATEX quản lý.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Trường chia thành 2 khu vực: Đào tạo và sản xuất với 17 đơn vị chức năng (sơ đồ 2.2).
Sơ đồ 2. 2. Cơ cấu tổ chức trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội [71]
2.2.3. Nhiệm vụ và quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của Trường
Trường ĐHCNDM Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo mô hình trường đại học tự chủ, chịu sự QL nhà nước về GD đại học của Bộ GD và ĐT; QL hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ và quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của Trường được thể hiện trong quy chế tổ chức và hoạt động [71], trong đó có:
a. Nhiệm vụ
- Triển khai hoạt động ĐT, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GD đại học.
- Phát triển các CTĐT dài hạn và ngắn hạn theo mục tiêu xác định, đúng các điều luật; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ ĐT.
- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, QL, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV, cán bộ QL, viên chức, người lao động.
- Tự đánh giá chất lượng ĐT và chịu sự kiểm định chất lượng GD.
- Huy động, QL, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường CSVC, đầu tư trang thiết bị.
b. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình
- Quyền tự chủ trong học thuật và hoạt động chuyên môn:
+ Được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ phù hợp quy định của pháp luật.
+ Quyết định phương thức tổ chức và QLĐT đối với các trình độ, hình thức ĐT;
xây dựng, thẩm định, ban hành CTĐT; biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy; tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các CTĐT.
- Quyền tự chủ trong tổ chức bộ máy và nhân sự:
+ Tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của Luật GD đại học và các quy định hiện hành.
+ Ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự.
- Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản:
+ Thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Luật GD đại học và các quy định hiện hành.
+ Ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tài chính và tài sản.
- Trách nhiệm giải trình đối với chủ sở hữu, người học, xã hội, cơ quan QL có thẩm quyền và các bên liên quan:
+ Thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu về chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất của chủ sở hữu và cơ quan QL nhà nước có thẩm quyền.
+ Chịu trách nhiệm trước người học, chủ sở hữu, cơ quan QL nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan về việc bảo đảm chất lượng ĐT theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ và cam kết của Trường.
+ Thực hiện công khai đầy đủ trên trang thông tin điện tử của Trường về các nội dung theo quy định.
+ Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu của Trường lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về GD đại học theo quy định của Bộ GD và ĐT.
2.2.4. Định hướng phát triển
- Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành trường ĐT nhân lực chất lượng cao, đa ngành, phát triển đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua các chương trình ĐT nhân lực theo hướng ứng dụng, đạt chuẩn quốc tế.
- Sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung theo hướng ứng dụng, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
- Mục tiêu:
+ Đa dạng hoá các ngành nghề ĐT, tạo điều kiện học tập suốt đời cho người học.
+ Đổi mới cơ chế QL, chương trình ĐT, hình thức ĐT và phương pháp giảng dạy; 80% GV có trình độ tối thiểu của là thạc sĩ và có kinh nghiệm trong thực tế sản xuất; hiện đại hoá CSVC phục vụ ĐT theo định hướng ứng dụng.
+ Đẩy mạnh ĐT theo NCXH, gắn kết giữa ĐT với nhu cầu sử dụng lao động ngành dệt may, gắn ĐT với thực tế sản xuất, công nghệ; doanh thu hoạt động dịch vụ ĐT chiếm khoảng 20% cơ cấu thu của khu vực ĐT.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyên môn và chuyển giao công nghệ cho ngành dệt may.
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về ĐT nhằm tạo môi trường ĐT mang tính chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo, giúp người học phát triển toàn diện.
2.2.5. Năng lực của Trường
Là trường đại học duy nhất chuyên ĐT nhân lực ngành dệt may trên cả nước, với tầm nhìn và sứ mạng đã xác định, trường ĐHCNDM Hà Nội luôn gắn ĐT nhân lực với sự phát triển của các DN dệt may, ĐT theo nhu cầu của DN được Nhà trường quan tâm và phát triển. Chủ trương này được thí điểm từ năm 2015 thông qua thành lập bộ phận quan hệ DN thuộc phòng Đào tạo.
- Đội ngũ GV cơ hữu và cán bộ QL
Tính đến hết năm 2020, Trường có 283 GV cơ hữu, trong đó 82% GV có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ (bảng 2.1). Đội ngũ GV có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm tỉ lệ thấp do Trường mới được nâng cấp lên đại học nhưng điểm khác biệt là có 40% GV vừa có trình độ sau đại học, vừa có kinh nghiệm công tác tại DN từ 1 đến 5 năm. Hàng năm, Trường cử 10% GV đi bồi dưỡng thực tế tại DN từ 3 đến 12 tháng. Sau khi đi thực tế, GV phải báo cáo kết quả và đề xuất các nội dung thực tiễn của DN đưa vào bài giảng. Nhờ vậy, nội dung ĐT luôn gắn với thực tiễn DN.
Bảng 2. 1. Số lượng, trình độ đội ngũ GV cơ hữu hiện có của Trường TT Ngành đào tạo
Trình độ Số GV cơ hữu tính đến 31/12/2020
đào tạo GS PGS TS ThS ĐH 1 Thiết kế thời trang Đại học,
cao đẳng 1 38 6
2 Marketing Đại học 1 9 2
3 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Đại học,
cao đẳng 1 9 2
4 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Đại học 2 9 1
5 Quản lý công nghiệp Đại học 2 13 3
6 Công nghệ sợi, dệt Đại học 1 9 2
7 Công nghệ may Đại học,
Cao đẳng 1 12 124 35
Tổng 283 0 01 20 211 51
(nguồn: phòng Tổ chức hành chính)
Đội ngũ cán bộ QL và GV có 89% trong độ tuổi từ 30 đến 50 (bảng 2.2.), tuổi bình quân là 41. Đây là tuổi có “độ chín” trong công việc, phát huy được kinh nghiệm trong ĐT, tuy nhiên, khả năng bứt phá lại hạn chế. Đánh giá đúng hạn chế của đội ngũ GV, hiện nay Trường đang dùng các chính sách thu hút đội ngũ GV có trình độ cao về
công tác như hỗ trợ thu nhập 100.000.000 đồng, đảm bảo mức thu nhập tổi thiểu hàng tháng, bố trí xe đưa đón từ nội thành. Đồng thời, Trường có chính sách hỗ trợ GV đi học nghiên cứu sinh như tài trợ 100% học phí và tài liệu học tập, giảm 50% giờ giảng.
Bảng 2. 2. Giới tính và độ tuổi của đội ngũ GV cơ hữu và cán bộ QL TT Trình độ/
học vị
Số lượng
Giới tính Độ tuổi
Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 > 60
1 Phó Giáo sư 01 01 01
2 Tiến sĩ 20 18 2 4 10 2 4
3 Thạc sĩ 211 72 139 10 115 78 8
4 Đại học 51 25 26 20 25 6
Tổng số 283 116 167 10 139 113 16 05
Tỷ lệ (%) 41 49 3.5 49 40 5.7 1.8
(nguồn: phòng Tổ chức hành chính) - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
CSVC và thiết bị dạy học của trường được trang bị đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng các điều kiện dạy và học với quy mô 6000 - 8000 SV. Trường tọa lạc trên diện tích 59.375,76 m2, có ký túc xá 116 phòng với sức chứa 928 sinh viên.
Đặc biệt, Trường có Trung tâm sản xuất dịch vụ với quy mô 500 lao động, tương đương với một DN loại vừa. 100% cán bộ của Trung tâm có trình độ đại học trở lên và đã được ĐT nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật để hướng dẫn SV thực tập. Trung tâm có quan hệ với hơn 20 quốc gia trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…. và đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ là sản xuất và ĐT. Đây là thế mạnh nổi trội trong công tác ĐT của Trường, giúp SV được thực tập kỹ thuật, QL doanh nghiệp, hàng năm gần 2.000 lượt SV thực tập tại đây. Đồng thời, đây cũng là môi trường đúng chuẩn DN để GV đi thực tế, nghiên cứu ứng dụng các tình huống trong thực tiễn sản xuất để đưa vào ĐT.
Ngoài ra, Trường còn có mối quan hệ thân thiết với các DN trong ngành dệt may thông qua cơ quan QL là VINATEX và là thành viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam.
Từ năm 2015, Trường bắt đầu phát triển mối quan hệ với các DN và ĐT theo nhu cầu DN. Hàng năm, Trường đều liên hệ với DN để đưa SV, GV đến thực tập, thực tế; phối hợp trong nghiên cứu khoa học; phối hợp tổ chức ngày hội việc làm; khảo sát NCĐT và phát triển các khóa ĐT theo nhu cầu DN; doanh nghiệp tài trợ học bổng, nguyên vật liệu
cho học tập.v.v.. Trong 5 năm vừa qua, Trường đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với 30 DN có quy mô lớn trong ngành dệt may.
Bảng 2. 3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của Trường
TT Loại phòng Số lượng Diện tích sàn
xây dựng (m2)
1 Cơ sở vật chất 318 27.909
1.1 Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ 4 2.056
1.2 Phòng học từ 100 – 200 chỗ 8 775
1.3 Phòng học từ 50-100 chỗ 77 5.540
1.4 Số phòng học dưới 50 chỗ 151 13.023
1.5 Số phòng học đa phương tiện 54 4.595
1.6 Phòng làm việc giáo sư, phó giáo sư, GV cơ hữu 24 1.920
1.7 Thư viện, trung tâm học liệu 7 775
1.8 Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành thực tập, luyện tập
197 20.875
2 Thiết bị dạy học
Trường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và thực hành, thực tập, thí nghiệm chuyên ngành cho các khóa ĐT với quy mô hiện nay.
(nguồn: phòng Quản trị CSVC)
2.2.6. Quy mô đào tạo
Hiện nay, Trường ĐT trình độ đại học 7 ngành theo chuỗi dệt may tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho sự phát triển của ngành dệt may gồm: Công nghệ sợi, dệt; Thiết kế thời trang; Công nghệ may; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Quản lý công nghiệp dệt may; Marketing thời trang. Trình độ cao đẳng ĐT 3 nghề là: Công nghệ may; Thiết kế thời trang; Sửa chữa thiết bị may. Với tổng số SV cuối năm 2020 là 4975 (bảng 2.4).
Song song với ĐT dài hạn, chính quy, Trường còn phát triển các CTĐT ngắn hạn để ĐT nhân lực của các DN dệt may. Năm 2015, Trường bắt đầu chủ trương thí điểm và phát triển các CTĐT theo nhu cầu DN. Ở năm đầu triển khai, Trường mới phát triển được 03 CTĐT ngắn hạn là: QL tổ sản xuất may công nghiệp, ĐT cán bộ kỹ thuật ngành may và Sửa chữa thiết bị may với hơn 100 học viên theo đặt hàng của DN. Cho đến năm 2020, Trường đã phát triển thêm được 06 CTĐT: Giám đốc nhà thành viên; Kỹ năng
mềm; Cải tiến sản xuất (IE); QL chất lượng may công nghiệp; Tiếng Anh chuyên ngành may; Thiết kế mẫu với số lượng trên 1000 học viên theo đặt hàng của các DN đem lại nguồn thu đáng kể đóng góp vào nguồn thu tự chủ.
Bảng 2. 4. Số lượng sinh viên ĐT chính quy các ngành tính đến hết năm 2020
TT Ngành đào tạo Số lượng
Đại học Cao đẳng
1.1 Thiết kế thời trang 375 89
1.2 Marketing thời trang 64
1.3 Công nghệ may 2907 1005
1.4 Công nghệ sợi, dệt 52
1.5 Công nghệ kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành thiết bị dệt may)
83 64
1.6 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (chuyên ngành cơ điện tử dệt may)
51
1.7 Quản lý công nghiệp dệt may 285
Tổng số 3817 (76.7%) 1158 (23.3%) (Nguồn: Phòng Đào tạo)