Khảo nghiệm, thử nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 185 - 200)

Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI TRƯỜNG

3.6. Khảo nghiệm, thử nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

a. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhằm mục đích tham khảo ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp QL mà luận án đã đề xuất.

b. Nội dung khảo nghiệm

Tác giả tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.

c. Đối tượng khảo nghiệm

Đối tượng được khảo nghiệm là những cán bộ QL và GV trường ĐHCNDM Hà Nội, số người đã tham gia vào quá trình thí điểm ĐT theo đặt hàng là 52 người, số người chưa tham gia ĐT theo đặt hàng là 100 người

d. Phương pháp khảo nghiệm

Tác giả thiết kế phiếu khảo nghiệm đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất theo thang đo Likert 5 cấp độ.

Lập danh sách những cán bộ QL và GV tham gia khảo nghiệm. Đối với những cán bộ QL và GV đã tham gia ĐT và QLĐT theo đặt hàng, tác giả chọn 100%, những cán bộ QL và GV chưa tham gia ĐT và QLĐT theo đặt hàng lựa chọn theo đơn vị, khoảng từ 70 đến 80% số lượng ở mỗi đơn vị.

e. Địa điểm và thời gian khảo nghiệm

Địa điểm khảo nghiệm tại trường ĐHCNDM Hà Nội. Thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2019.

f. Kết quả khảo nghiệm Tác giả luận án đã nhận được:

52 phiếu khảo sát của cán bộ QL và GV đã tham gia thí điểm ĐT và QLĐT theo đặt hàng, chiếm 100% số phiếu gửi đi.

95 cán bộ QL và GV chưa tham gia ĐT hoặc QLĐT theo đặt hàng (thiếu 5 phiếu), chiếm 95% số phiếu gửi đi.

Kết quả khảo nghiệm sau khi tổng hợp và xử lý được thể hiện chi tiết tại phụ lục số 13, kết quả tổng hợp thể hiện ở bảng 3.3.

Kết quả khảo nghiệm có thể thấy:

- Về mức độ cấp thiết của các giải pháp: Có 5 giải pháp được đánh giá ở cấp độ 5 (là cấp độ cao nhất), 1 giải pháp được đánh giá ở cấp độ 4 theo thang đo Likert 5 cấp độ, đó là giải pháp: “Chỉ đạo đổi mới quản lý tài chính và trang thiết bị dạy học cho các khóa ĐT theo đặt hàng”. Tuy nhiên, điểm đánh giá 4.19 ở ngưỡng trên của cấp độ 4, tiệm cận gần với cấp độ 5. Và điều này phù hợp với thực trạng trong thời gian thí điểm, với CSVC, phương tiện kỹ thuật và trang thiết bị dạy học hiện có thì đã cơ bản đáp ứng yêu cầu ĐT theo đặt hàng, QL tài chính vẫn còn khá nhiều bất cập. Nhưng trong thời gian tới, khi mà ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 càng rộng rãi, các DN đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng trong bối cảnh tự chủ Trường chưa thể đầu tư trang thiết bị hiện đại như các DN, đề tài đã đưa ra được giải pháp khắc phục là khai thác CSVC của DN và tìm kiếm sự tài trợ của các hãng thiết bị.

Nhưng, giải pháp này phụ thuộc vào DN, vì vậy, khi triển khai thực tế cần tập trung trao đổi, thương thảo với khách hàng để khai thác thế mạnh về CSVC, thiết bị của DN để ĐT nhân lực cho chính sự phát triển của DN.

Bảng 3. 3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp

TT Tên giải pháp

Điểm trung bình chung theo thang đo Likert

5 cấp độ Mức độ cấp

thiết Mức độ khả thi 1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ

quản lý, giảng viên về đào tạo theo đặt hàng

4.4 4.32

2 Quản lý cải tiến phương pháp xác định nhu cầu đào tạo 4.52 4.46 3 Quản lý phát triển mối quan hệ với khách hàng 4.5 4.4 4 Chỉ đạo hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chính sách nội

bộ đáp ứng yêu cầu đào tạo theo đặt hàng 4.42 4.25 5 Tổ chức phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng

viên dựa vào năng lực

4.46 4.36

6 Chỉ đạo đổi mới quản lý tài chính và các trang thiết

bị dạy học cho các khóa đào tạo theo đặt hàng 4.19 4.08 - Về mức độ khả thi của các giải pháp: Có 5 giải pháp được đánh giá ở cấp độ 5 theo thang đo Likert 5 cấp độ. Giải pháp: “Chỉ đạo đổi mới quản lý tài chính và trang thiết bị dạy học cho các khóa ĐT theo đặt hàng” được đánh giá ở cấp độ 4 theo thang đo Likert.

Kết quả này tương đồng với đánh giá mức độ cấp thiết của giải pháp, đồng thời qua đó xác định việc đổi mới QL tài chính và trang thiết bị dạy học sẽ khó khăn khi thực hiện. Do đầu tư các phương tiện kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ rất tốn kém trong khi nguồn tài chính của Trường còn hạn chế, việc khai thác trang thiết bị của DN mới đề xuất thực hiện và phụ thuộc vào DN đối tác nên khó khả thi hơn.

Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy điểm đánh giá về mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp được khảo nghiệm khá tương đồng, tuy nhiên, mức độ khả thi thường có kết quả đánh giá thấp hơn, có thể nói lên thực tế khi thực hiện sẽ khó khăn, cần chú ý lúc triển khai. Ba giải pháp được đánh giá cao nhất về mức độ cấp thiết và khả thi đều là: “Quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT”, “Quản lý phát triển mối quan hệ với khách hàngvà “Tổ chức phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên dựa vào năng lực”. Bởi đây đều là các giải pháp nền tảng để phát triển được ĐT theo đặt hàng, trong đó có 2 giải pháp mới được đề xuất qua kết quả nghiên cứu của đề tài mà giai đoạn thí điểm Trường chưa thực hiện tốt đó là: “Quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT” và “Quản lý phát triển triển mối quan hệ với khách hàng”. Kết quả khảo nghiệm này chứng minh tính đúng đắn khi luận án phân tích và đề xuất giải pháp để phát triển ĐT theo đặt hàng. Giải pháp được

đánh giá trong nhóm thấp nhất về mức độ cấp thiết và khả thi là: “Chỉ đạo đổi mới QL tài chính và trang thiết bị dạy học cho các khóa ĐT theo đặt hàng”. Bởi trong thực tiễn ở giai đoạn thí điểm, đây là giải pháp Trường đã thực hiện nhưng còn chưa hiệu quả, trong giai đoạn tới cần khắc phục những vấn đề đã được phân tích và giải pháp theo đề xuất thì sẽ hiệu quả hơn.

Bảng 3. 4. Sắp xếp mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất theo kết quả khảo nghiệm

TT Tên giải pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi Điểm Mức

độ Điểm Mức độ 1 Quản lý cải tiến phương pháp xác định nhu

cầu đào tạo

4.52 1 4.46 1

2 Quản lý phát triển mối quan hệ với khách

hàng 4.5 2 4.4 2

3 Tổ chức phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên dựa vào năng lực

4.46 3 4.36 3

4 Chỉ đạo hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chính sách nội bộ đáp ứng yêu cầu đào tạo theo đặt hàng

4.42 4 4.32 4

5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về đào tạo theo đặt hàng

4.4 5 4.25 5

6 Chỉ đạo đổi mới quản lý tài chính và các trang thiết bị dạy học cho các khóa đào tạo theo đặt hàng

4.19 6 4.08 6

Kết quả khảo nghiệm đã chứng tỏ các biện pháp đề xuất là cấp thiết và khả thi trong điều kiện hiện tại của trường ĐHCNDM Hà Nội, bối cảnh chung của GD và ngành dệt may.

3.6.2. Thử nghiệm một số giải pháp a. Mục đích thử nghiệm

Thử nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của một số giải pháp đã đề xuất. Kết quả thử nghiệm góp phần khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đưa ra, đồng thời, giúp điều chỉnh, hoàn thiện các giải pháp QLĐT theo đặt hàng, một vấn đề mới trong tiếp cận ĐT hiện nay đối với các trường đại học trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ.

b. Nội dung thử nghiệm

Luận án đề xuất 6 giải pháp nhằm hoàn thiện QLĐT theo đặt hàng tại trường ĐHCNDM Hà Nội, song trong khuôn khổ thời gian và điều kiện thực tiễn, tác giả lựa chọn thử nghiệm 2 giải pháp, đó là giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về ĐT theo đặt hàng” và giải pháp: “Quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT”.

Tác giả lựa chọn thử nghiệm giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về ĐT theo đặt hàng” là giải pháp cần thực hiện trước tiên, bởi tư duy đi trước hành động, muốn thực hiện tốt, đội ngũ cán bộ, GV cần hiểu về ĐT theo đặt hàng. Hơn nữa, ĐT theo đặt hàng là vấn đề còn mới nên đa số cán bộ, GV chưa hiểu sâu sắc. Giải pháp: “Quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT” được lựa chọn tiếp theo bởi đây là công việc khác biệt của QLĐT theo đặt hàng so với các phương thức QLĐT truyền thống và đây là giải pháp để thực hiện bước đầu tiên trong chu trình QLĐT theo đặt hàng.

c. Đối tượng thử nghiệm

- Đối với giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV về ĐT theo đặt hàng” thì đối tượng thử nghiệm là cán bộ QL bộ môn, khoa, chuyên viên, lãnh đạo của các phòng ban và toàn thể đội ngũ GV, tổng số là 192 người.

- Giải pháp: “Quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT”, đối tượng được lựa chọn là bộ phận QLĐT ngắn hạn thuộc phòng Đào tạo, đại diện cán bộ QL, chuyên viên các phòng ban và cán bộ QL bộ môn, khoa tham gia chỉ đạo ĐT theo đặt hàng và một số GV tham gia giảng dạy các khóa thí điểm ĐT theo đặt hàng dưới sự chỉ đạo của phó Hiệu trưởng phụ trách Đào tạo. Lựa chọn và ra quyết định thành lập nhóm để xác định NCĐT gồm cán bộ QL và GV tham gia thử nghiệm:

+ Ban giám hiệu và phòng Đào tạo, phòng Tài vụ: 06 người.

+ Cán bộ QL khoa, bộ môn, GV: 12 người.

+ Khách hàng đặt hàng: mỗi đơn vị 2 người.

d. Phương pháp thử nghiệm

- Đối với giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV về ĐT theo đặt hàng” tác giả lựa chọn phương pháp viết bài phân tích về ĐT theo đặt hàng như: Lợi ích của ĐT theo đặt hàng, tầm quan trọng của ĐT theo đặt hàng, ĐT theo đặt hàng với các quy luật của nền KTTT, các đặc điểm của ĐT theo đặt hàng, các yếu tố quyết định để ĐT theo đặt hàng. Bài viết này được biên tập và gửi đến hòm thư điện

tử của các khoa và cá nhân của toàn thể đội ngũ GV và cán bộ QLĐT. Đồng thời, bài viết được đăng công khai trên website của Trường. Thông qua sinh hoạt chuyên môn của các bộ môn và sinh hoạt chuyên đề của các chi bộ, cán bộ QL khoa, bộ môn chính là những người đã tham gia vào quá trình thí điểm ĐT theo đặt hàng thuyết trình cho cán bộ, GV hiểu.

- Giải pháp: “Quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT”, tác giả xác định đây là giai đoạn các DN dệt may có NCĐT tương đối lớn do áp lực cạnh tranh về năng suất, chất lượng sản phẩm và tập trung đầu tư thiết bị, công nghệ mới, đồng thời ảnh hưởng từ các dự báo về tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành dệt may. Mặt khác, đại dịch Covid - 19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, DN phải chuyển đổi sản phẩm sản xuất nên NCĐT cũng thay đổi. Cải tiến phương pháp xác định NCĐT giúp trường ĐHCNDM Hà Nội đánh giá chính xác được NCĐT của khách hàng trong giai đoạn hiện nay và trong ngắn hạn. Để giúp nhóm xác định NCĐT có đủ năng lực thực hiện công việc, tác giả đã đề xuất tập huấn cho nhóm về nội dung, phương pháp, các công cụ, kỹ thuật xác định NCĐT và kỹ thuật thiết kế phiếu khảo sát, phỏng vấn và xử lý, phân tích dữ liệu.

Nhóm xác định NCĐT đã thực hiện các công việc:

+ Căn cứ vào danh bạ dệt may và danh sách các DN là hội viên của VITAS để lập danh sách các DN dệt may ở miền Bắc và miền Trung.

+ Tổ chức thu thập thông tin về các khách hàng thông qua danh sách khách hàng đã được lập.

+ Tìm hiểu quy mô, sản phẩm sản xuất, chiến lược phát triển của DN trên website và danh bạ để dự báo khách hàng tiềm năng có NCĐT trong ngắn hạn.

+ Phân loại khách hàng thành các nhóm có NCĐT tương đồng, dự báo NCĐT đối với từng nhóm khách hàng. Đối với các khách hàng là những DN đã từng đặt hàng ĐT, trao đổi qua điện thoại để xác định khả năng và bố trí làm việc trực tiếp để giới thiệu về các CTĐT Trường có khả năng phát triển như: Kỹ năng mềm, QL chất lượng, giám đốc nhà máy thành viên trong DN, ĐT nhân viên kỹ thuật, .v.v.. Đối với các khách hàng chưa biết đến Trường, thông qua hội nghị do VINATEX và VITAS tổ chức, Trường đã phối hợp để giới thiệu về các sản phẩm ĐT, chất lượng ĐT, kết quả các khóa thí điểm ĐT theo đặt hàng, đánh giá của các khách hàng về chất lượng ĐT, năng lực phát triển. Đồng thời, gửi thư ngỏ về các CTĐT Trường đã phát triển và có khả năng phát triển.

+ Khảo sát trực tiếp tại các cơ sở sản xuất của khách hàng có NCĐT để thu thập thông tin, dữ liệu đồng thời thương thảo với khách hàng về thỏa thuận hợp tác hoặc hợp đồng ĐT.

e. Địa điểm và thời gian thử nghiệm

- Địa điểm thử nghiệm tại trường ĐHCNDM Hà Nội.

- Thời gian thử nghiệm: Giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ và GV về đào tạo theo đặt hàng” thử nghiệm từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2019.

Giải pháp: “Quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT” thử nghiệm từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.

f. Kết quả thử nghiệm

- Giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV về ĐT theo đặt hàng”

Tác giả thiết kế phiếu khảo sát với các tiêu chí đánh giá nhận thức của đội ngũ cán bộ QL và GV, nhân viên về ĐT theo đặt hàng với thang đo Likert 5 cấp độ. Tổng số cán bộ QL giáo dục và GV trả lời: 180/192 (Chiếm tỉ lệ 93.7%).

Bảng 3. 5. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV sau thử nghiệm giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV về ĐT theo đặt hàng”

Câu hỏi Sau thử nghiệm Trước thử nghiệm Ông/Bà cho biết ý kiến về lợi ích của ĐT

theo đặt hàng? SL TL SL TL

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp sau ĐT 106 58.9% 26 27.4%

- Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng 174 96.7% 32 33.7%

- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ,

giảng viên 96 53.3% 18 18.9%

- Nâng cao hiệu quả ĐT 98 54.4% 31 32.6%

- Ý kiến khác 0 0 1 1.1%

Qua kết quả khảo sát có thể thấy nhận thức về lợi ích của ĐT theo đặt hàng trong đội ngũ cán bộ QL và GV trường ĐHCNDM Hà Nội thay đổi rõ rệt (bảng 3.5). Trong các lợi ích của ĐT theo đặt hàng thì phương án thấp nhất được lựa chọn là 53.3%, trong khi đó trước thử nghiệm phương án được lựa chọn thấp nhất là 18.9%. Trước khi thử

nghiệm, phương án được lựa chọn nhiều nhất là “Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng” chỉ chiếm 33.7%, cũng phương án này sau thử nghiệm là 96.7% lựa chọn.

Trước thử nghiệm, trong đội ngũ cán bộ QL và GV có tới 32.6% nhận thức về

“Tầm quan trọng của ĐT theo đặt hàng” ở cấp độ không quan trọng đến bình thường, tính điểm theo thang đo Likert được 3.67 ở cấp độ 4. Sau khảo sát (bảng 3.6), tỷ lệ này chỉ còn 1.6% ở cấp độ bình thường, không còn người cho rằng ít quan trọng hoặc không quan trọng và tính điểm theo thang đo Likert được 4.36 ở cấp độ 5.

Trước thử nghiệm có 70.5% cán bộ QL và GV trường ĐHCNDM Hà Nội nhận thức rằng cần thiết phải nâng cao trình độ để đáp ứng ĐT theo đặt hàng thì sau thử nghiệm là 98.4% (bảng 3.6) có 28.4% cho rằng đội ngũ GV đã đủ năng lực ĐT theo đặt hàng nên không cần thiết phải nâng cao trình độ nhưng sau thử nghiệm tỷ lệ này là 0%.

Điều này có nghĩa là đội ngũ cán bộ QL và GV đã nhận thức được phải không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng những thay đổi về KHCN áp dụng vào sản xuất thì mới đáp ứng được yêu cầu ĐT theo đặt hàng. Tính điểm theo thang đo Likert thì trước khảo sát là 3.63 (cấp độ 4) và sau khảo sát là 4.4 (cấp độ 5).

Bảng 3. 6. Kết quả khảo sát cán bộ QL, GV sau thử nghiệm giải pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV về ĐT theo đặt hàng”

Câu hỏi Sau thử nghiệm Trước thử nghiệm 1. Ông/Bà cho biết ý kiến về tầm quan

trọng của đào tạo theo đặt hàng? SL TL Điểm

Likert SL TL Điểm Likert

- Rất quan trọng 68 37.8%

4.36

30 31.6%

3.67

- Quan trọng 109 60.6% 34 35.8%

- Bình thường 3 1.6% 7 7.4%

- Không quan trọng 0 0 18 18.9%

- Rất không quan trọng 0 0 6 6.3%

2. Ông/Bà cho biết ý kiến về tính cấp

thiết phải ĐT theo đặt hàng SL TL Điểm

Likert SL TL Điểm Likert

Rất cấp thiết 75 41.7%

4.40

33 34.7%

3.63

Cấp thiết 102 56.7% 34 35.8%

Bình thường 3 1.6% 1 1.1%

Ít cấp thiết 0 0 14 14.7%

Không cấp thiết 0 0 13 13.7%

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 185 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(289 trang)