Xác định khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP

1.3. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu

1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu

Những kết quả không đồng thuận trong những nghiên cứu trước cho thấy cần thiết phải có thêm những nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá toàn diện hơn về ảnh hưởng của KTQT đến thành quả doanh nghiệp, đặc biệt là ở quốc gia đang phát triển và có đặc thù về nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam.

Vì vậy, tác giả xác định một số khoảng trống nghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất là khoảng trống trong đo lường thành quả doanh nghiệp trong các nghiên cứu về vận dụng KTQT:

Đo lường thành quả doanh nghiệp trong những nghiên cứu trước có hạn chế

về nhận diện những khía cạnh thành quả hưởng lợi từ vận dụng KTQT, hoặc có thể rơi vào trường hợp thành quả doanh nghiệp cao trong khi một số KTQT không thực

58

sự mang lại lợi ích khi đo lường thành quả tổng hợp duy nhất (Chenhall và Langfield-Smith, 1998b; Baines và Langfield-Smith, 2003; Tuan Mat và Smith, 2014; Nuhu và cộng sự, 2023). Một số nghiên cứu có xem xét riêng biệt hai khía tài chính và phi tài chính (Cadez và Guilding, 2008; Agbejule và Huusko, 2011), nhưng thành quả về người lao động trong tổ chức chưa được quan tâm (Ahmad

2014, Rashid Rashid và cộng sự, 2020b). Đồng thời mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ báo thành quả phi tài chính và thành quả tài chính chưa có sự quan tâm đúng mức trong các nghiên cứu trước đây, trong khi đã nhiều học giả đã từng đề cập đến mối quan hệ này (Niven, 2002; Kober và Northcott, 2021).

Tại Việt Nam, hầu như doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các thước đo tài chính để đo lường thành quả doanh nghiệp (Ngô Thị Trà, 2021). Trong khi đó, đo lường về thành quả phi tài chính là xu hướng của các doanh nghiệp trên thế giới nhằm giải quyết hạn chế của đo lường truyền thống trong điều kiện gia tăng ngày càng lớn của tài sản vô hình trong doanh nghiệp, đặc biệt là khi xu hướng thế giới đang dần dịch chuyển từ nền kinh tế hướng về sản phẩm sang nền kinh tế tri thức dựa trên các tài sản vô hình. Theo viện nghiên cứu chính sách Hoa Kỳ (Brookings) tài sản vô hình chỉ chiếm 38% giá trị tổ chức trong những năm 1982 đã tăng lên 75% trong những năm gần đây. Việc các doanh nghiệp Việt Nam quá tập trung vào thành quả tài chính có thể sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp bất lợi khi mất

đi lợi thế cạnh tranh, không thể quản lý các tài sản vô hình và đi sau các doanh nghiệp trên thế giới trong quá trình chuyển đổi.

Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các học giả cần tăng cường

sử dụng các thước đo phi tài chính, áp dụng cách đo lường thành quả theo một hệ thống đo lường nhằm đánh giá toàn diện các khía cạnh thành quả và xem xét mối quan hệ nhân quả trong nó. Cách tiếp cận theo hệ thống đo lường thành quả đã được Nguyễn Thị Kim Ngọc (2023) thực hiện dựa trên mô hình BSC. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xem xét về quan hệ nhân quả, cụ thể là các yếu tố thành quả phi tài chính giúp thúc đẩy kết quả tài chính trong doanh nghiệp.

59

Thứ hai là khoảng trống về những kết quả không đồng nhất trong nghiên cứu ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp:

Thông qua lược khảo nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy những kết quả thiếu đồng nhất giữa lợi ích và thành quả trong vận dụng KTQT. Đặc biệt là ảnh hưởng của vận dụng KTQT truyền thống và KTQT đương đại đến thành quả doanh nghiệp là một vấn đề gây nhiều bàn cãi và chưa có hồi kết khi một số quan điểm cho rằng KTQT truyền thống đã không còn hữu dụng (Cleary, 2015; Nuhu và cộng sự, 2016; Đoàn Ngọc Phi Anh, 2016). Trong khi một số quan điểm khác cho rằng vận dụng KTQT truyền thống và đương đại đều mang lại kết quả tích cực Chenhall và Langfield Smith, 1998b; Nuhu và cộng sự, 2023), thậm chí lợi ích

từ vận dụng KTQT truyền thống cao hơn KTQT đương đại (Joshi, 2001; Abdel‐ Kader và Luther, 2006; Angelakis và cộng sự, 2010; Ahmad, 2014; Bawaneh, 2018). Vì vậy, cần phải có thêm bằng chứng thực nghiệm có thể lý giải một cách sâu sắc về vấn đề này (Angelakis và cộng sự, 2015), đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển khi mà khả năng vận dụng KTQT đương đại còn hạn chế.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy những kết quả không đồng nhất. Ví dụ như Phan Thị Thùy Nga (2021) nhận thấy vận dụng KTQT đương đại

có tác động tích cực đến thành quả tài chính và không ảnh hưởng đến thành quả phi tài chính. Kết quả này tương đồng với Turner và cộng sự (2017), nhưng lại trái ngược với các nghiên cứu khác Ojra (2014), Emiaso và Egbunike (2018). Hơn nữa, vấn đề ảnh hưởng của vận dụng KTQT truyền thống và KTQT đương đại đến thành quả doanh nghiệp hầu như chưa được quan tâm, ngoại trừ nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2016) nhận thấy KTQT truyền thống không giúp cải thiện thành quả trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nghiên cứu nào khác về vấn đề này tại Việt Nam ngoài kết quả nghiên cứu trên mặc dù đã gần một thập niên từ khi nghiên cứu được công bố. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng những kỹ thuật KTQT truyền thống có thực sự không còn hiệu quả đối với doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp

là gì trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang vận dụng KTQT truyền thống.

60

Thứ ba là khoảng trống trong mô hình nghiên cứu về tác động gián tiếp của vận dụng KTQT truyền thống đến thành quả doanh nghiệp thông qua trung gian vận dụng KTQT đương đại

Tác động gián tiếp của các yếu tố chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp, công nghệ, cạnh tranh đến thành quả doanh nghiệp thông qua trung gian là vận dụng KTQT đương đại đã được chứng minh bởi rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam (Cadez và Guilding, 2008; Kalkhouran và cộng sự, 2017; Đỗ Thị Hương Thanh, 2019; Phan Thị Thùy Nga, 2021; Khanna và Verma, 2023; Trần Thị Phương Lan, 2023). Bên cạnh đó, Đoàn Ngọc Phi Anh (2016) còn nhận thấy tác động gián tiếp của việc vận dụng KTQT truyền thống đến thành quả doanh nghiệp thông qua trung gian là KTQT đương đại. Điều này giúp làm rõ vai trò và cơ chế tác động của KTQT truyền thống và KTQT đương đại đến thành quả. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa làm rõ ảnh hưởng trung gian của KTQT đương đại đối với các khía cạnh tài chính và phi tài chính mà chỉ ở khía cạnh thành quả tổng hợp.

Luft và Shields (2003) đã đề cập đến mô hình biến trung gian trong các nghiên cứu thực nghiệm KTQT, trong đó tác động của biến độc lập thứ nhất lên biến phụ thuộc thông qua trung gian là một biến độc lập thứ hai. Dựa trên gợi ý từ Luft và Shields (2003) và bằng chứng từ Đoàn Ngọc Phi Anh (2016), tác giả thiết lập hai biến độc lập là KTQT truyền thống và biến KTQT đương đại, đồng thời biến thành quả gồm bốn biến phụ thuộc lần lượt là thành quả tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển được phát triển theo mô hình thẻ điểm cân bằng. Mục đích là nhằm đánh giá ảnh hưởng của KTQT truyền thống và KTQT đương đại đến các khía cạnh thành quả tài chính và phi tài chính trong doanh nghiệp. Ngoài ra còn xem xét ảnh hưởng gián tiếp của vận dụng KTQT truyền thống đến thành quả thông qua vận dụng KTQT đương đại.

61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp

là lĩnh vực nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong những năm gần đây. Trong chương này, tác giả đã hệ thống lại các khái niệm về KTQT, sự phát triển của KTQT truyền thống và đương đại, những cách tiếp cận đo lường thành quả doanh nghiệp đa dạng và các lý thuyết có liên quan. Bên cạnh đó, thông qua lược khảo những nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này trên thế giới và tại Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra những xu hướng, quan điểm và những kết quả nghiên cứu đa dạng

về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả doanh nghiệp trên cả hai khía cạnh tài chính và phi tài chính. Từ những phân tích, đánh giá và tổng hợp trên, tác giả đã đưa ra những nhận xét, biện luận về những khoảng trống của các nghiên cứu trước để lại và làm tiền đề cho việc phát triển nghiên cứu của tác giả.

62

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)