CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
3.4.3. Kiểm định mô hình cấu trúc
3.4.3.4. Đánh giá mức ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thủ tục Bootstrap phi tham số cho 247 quan sát, lặp lại
5000 lần để đảm bảo yêu cầu kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính với kết quả thể hiện trong Hình 3.2. Bên cạnh đó, kết quả tổng hợp trong Bảng 3.18 cho thấy khoảng tin cậy được tính toán từ thủ tục Bootstrap (khoảng tin cậy Bootstrap) của các tác động được lấy từ thẻ Confidence Intervals đều không chứa giá trị 0. Kết quả này khẳng định rằng giá trị đường dẫn ước lượng là đáng tin cậy (Hair và cộng sự, 2021). Như vậy, các giả thuyết nghiên cứu đều được ủng hộ bởi dữ liệu.
121
Bảng 3.18. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu Mối quan hệ
Hệ số đường dẫn β
Độ lệch chuẩn
Giá trị t
p- value
Khoảng tin cậy Kết luận 2.5% 97.5%
TMAP FIN 0.347 0.062 5.635 0.000 0.220 0.462 Chấp nhận CMAP FIN 0.033 0.071 0.469 0.639 -0.101 0.176 Bác bỏ TMAP CUS 0.095 0.075 1.259 0.208 -0.054 0.244 Bác bỏ CMAP CUS 0.254 0.084 3.010 0.003 0.090 0.416 Chấp nhận TMAP INT 0.148 0.086 1.715 0.086 -0.033 0.307 Bác bỏ CMAP INT 0.416 0.080 5.180 0.000 0.258 0.571 Chấp nhận TMAP GRO 0.045 0.068 0.655 0.513 -0.087 0.184 Bác bỏ CMAP GRO 0.500 0.073 6.883 0.000 0.345 0.633 Chấp nhận
(Nguồn: Tác giả kết xuất từ phần mềm SMART PLS 3)
Hình 3.2. Kết quả mô hình cấu trúc PLS-SEM
(Nguồn: Tác giả kết xuất từ phần mềm SMART PLS 3)
122
a. Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả tài chính
và phi tài chính trong doanh nghiệp
Kiểm định giả thuyết H1: Đánh giá về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến thành quả tài chính trong doanh nghiệp.
Kết quả kiểm định cho thấy Giả thuyết H1a được chấp nhận (β = 0.347, t =
5.635 và p = 0.000 < 0.05), chứng tỏ rằng việc vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định không chấp nhận Giả thuyết H1b (β = 0.033, t = 0.469 và p = 0.639> 0.05), nghĩa là chưa đủ bằng chứng cho thấy việc vận dụng KTQT đương đại giúp cải thiện thành quả tài chính trong doanh nghiệp. Kết quả kiểm định này cũng có ý nghĩa rằng những kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được các doanh nghiệp tại Việt Nam xem trọng và thừa nhận việc vận dụng những kỹ thuật này sẽ cải thiện thành quả tài chính trong doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nhận định của Morshidi
và cộng sự (2021) khi cho rằng KTQT truyền thống mang tính nội bộ và tập trung vào mục đích cải thiện thị phần và lợi nhuận dựa trên hiệu quả chi phí, giá cả. IFAC (1998) cũng cho thấy KTQT truyền thống ở hai giai đoạn phát triển đầu tiên chủ yếu lấy lợi nhuận làm trọng tâm, lúc này là các khía cạnh về báo cáo chi phí và dự toán dự toán nhấn mạnh vào chi phí sản xuất và xác lập trách nhiệm cho người quản lý.
Dựa trên lý thuyết ngữ cảnh, kết quả này phù hợp với bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam khi trình độ quản lý, năng lực nhân viên, mức độ ứng dụng công nghệ còn thấp. Vì vậy, việc vận dụng những kỹ thuật KTQT truyền thống sẽ có mức
độ phù hợp cao với thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, KTQT đương đại chưa được xem là cần thiết đối với doanh nghiệp bởi điều kiện để ứng dụng hiệu quả yêu cầu tương đối cao về mặt công nghệ, tài chính và nhân lực. Hơn nữa, Chenhall (2008) cho rằng mục tiêu của KTQT đương đại không chỉ tập trung vào thành quả tài chính mà sẽ ảnh hưởng đồng thời đến nhiều khía cạnh khác nhau của thành quả doanh nghiệp. Theo IFAC (1998) lợi ích tài chính của doanh nghiệp trong môi trường KTQT đương đại được nhận diện dựa trên các hoạt động
123 loại bỏ sự lãng phí, gia tăng giá trị khách hàng và sử dụng hiệu quả nguồn lực chứ không phải tập trung giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Kiểm định giả thuyết H2: Đánh giá về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến
thành quả phi tài chính ở khía cạnh khách hàng.
Kết quả kiểm định cho thấy Giả thuyết H2a bị bác bỏ (β = 0.095, t = 1.259
và p = 0.208>0.05) chứng tỏ rằng không đủ bằng chứng cho thấy việc vận dụng KTQT truyền thống giúp cải thiện thành quả doanh nghiệp ở khía cạnh khách hàng. Ngược lại, Giả thuyết H2b được chấp nhận (β = 0.254, t = 3.01 và p = 0.003<0.05) cho thấy rằng việc vận dụng KTQT đương đại có ảnh hưởng tích cực đến thành quả khách hàng trong doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Abdel-Maksoud và cộng sự (2012) khi cho rằng KTQT đương đại hướng mục tiêu vào cải thiện sự hài lòng của khách hàng thông qua cải thiện về chất lượng, tốc độ, tinh gọn, tích hợp quản lý tài nguyên hỗ trợ tập trung vào khách hàng, cho phép các
tổ chức đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong khi KTQT truyền thống cung cấp thông tin chủ yếu tập trung vào sản xuất và các hoạt động hiện có nhưng các tiêu chí khác như sự hài lòng của khách hàng lại bị bỏ qua.
Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, hành vi cùng thị hiếu tiêu dùng thay đổi nhanh chóng khiến cho việc nắm bắt nhu cầu khách hàng ngày càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, KTQT truyền thống đã không thể cung cấp thông tin hỗ trợ cho doanh nghiệp khi chỉ dựa trên định hướng nội bộ. Doanh nghiệp cần các kỹ thuật KTQT có thể cung cấp các thông tin của môi trường bên ngoài như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường (Chenhall, 2005)
Kiểm định giả thuyết H3: Đánh giá về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến
thành quả phi tài chính ở khía cạnh quy trình nội bộ.
Kết quả kiểm định cho thấy Giả thuyết H3a bị bác bỏ (β = 0.148, t = 1.715
và p = 0.086>0.05) chứng tỏ rằng không đủ bằng chứng cho thấy việc vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng đến thành quả doanh nghiệp ở khía cạnh quy trình nội bộ. Ngược lại, Giả thuyết H3b được chấp nhận (β = 0.416, t = 5.180 và p = 0.000<0.05) cho thấy rằng việc vận dụng KTQT đương đại có ảnh hưởng tích cực
124 đến thành quả quy trình nội bộ trong doanh nghiệp. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu trước khi nhận thấy những kỹ thuật KTQT đương đại có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chất lượng sản xuất, cải thiện về thời gian sản xuất, phát triển sản phẩm mới và giảm chi phí sản xuất (Ittner và cộng sự, 2002; Baird và cộng sự, 2011; Wajdi và Arsjah, 2019). Còn KTQT truyền thống tập trung vào kiểm soát chi phí, cải thiện hoạt động hiện tại và tạo ra giá trị trong ngắn hạn, nhưng bỏ qua sự thành công trong dài hạn thông qua việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng (Kaplan và Norton, 1996). Vì vậy, KTQT truyền thống
sẽ thiếu đi các động lực để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đồng thời sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng khiến cho những kỹ thuật KTQT truyền thống trở nên lỗi thời và không đáp ứng được các nhu cầu quản lý chi phí ngày càng chuyên sâu (Abdel-Kader và Luther, 2008; Sarchah và cộng sự, 2019).
Kiểm định giả thuyết H4: Đánh giá về ảnh hưởng của vận dụng KTQT đến
thành quả phi tài chính ở khía cạnh học hỏi và phát triển.
Kết quả kiểm định cho thấy Giả thuyết H4a bị bác bỏ (β = 0.045, t = 0.655
và p = 0.513>0.05) chứng tỏ rằng không đủ bằng chứng cho thấy việc vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng đến thành quả doanh nghiệp ở khía cạnh học hỏi
và phát triển. Ngược lại, Giả thuyết H4b được chấp nhận (β = 0.500, t = 6.883 và p
= 0.000<0.05) cho thấy rằng việc vận dụng KTQT đương đại có ảnh hưởng tích cực đến thành quả học hỏi và phát triển trong doanh nghiệp.
Theo Dahal (2019) vai trò của KTQT đã có sự thay đổi từ thời đại công nghiệp sang thời đại kỹ thuật số. Lúc này, nhân viên sẽ kết nối chặt chẽ thông qua các nhóm hoạt động và chia sẻ thông tin thay vì phân công lao động như trước đây. Lúc này, nhân viên luôn được khuyến khích học hỏi nâng cao trình độ, được huấn luyện theo những tiêu chuẩn, được trao quyền tự kiểm soát chính công việc của mình, và được đánh giá công bằng xứng đáng với nỗ lực. Bên cạnh đó, nhân viên phải không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ nhằm đáp ứng các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng vận dụng các kỹ thuật KTQT đương đại một cách chính xác.
125 Ngược lại, KTQT truyền thống quản lý nhân viên theo mệnh lệnh từ trên xuống và đánh giá kết quả làm việc chủ yếu dựa vào lợi nhuận mang lại. Sự phụ thuộc nhiều vào phân tích chi phí và lợi ích là nhược điểm của KTQT truyền thống. Điều này có thể sẽ không công bằng cho những bộ phận không trực tiếp tạo ra doanh thu và không tạo động lực cho họ tiếp tục học hỏi và phát triển. Thậm chí, nhân viên sẽ ít gắn bó với doanh nghiệp khi cảm thấy không công bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động chỉ dựa trên lợi nhuận.
b. Vận dụng KTQT ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả tài chính thông qua trung gian là thành quả phi tài chính
Kết quả kiểm định trong Bảng 3.19 cho thấy vận dụng KTQT đương đại ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả tài chính thông qua trung gian là thành quả phi tài chính, vì vậy Giả thuyết H5b được chấp nhận. Ngược lại, giả thuyết H5a bị bác
bỏ vì kết quả kiểm định cho thấy vận dụng KTQT truyền thống không ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả tài chính. Như vậy, mặc dù KTQT đương đại không ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả tài chính theo kết luận ở Giả thuyết H1b, nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng tích cực thông qua các nhân tố thành quả phi tài chính trong doanh nghiệp.
Kết luận này cũng được ủng hộ bởi Chenhall (2008) khi cho rằng đặc điểm của kỹ thuật KTQT đương đại là thúc đẩy quan điểm tổ chức theo chiều ngang, tức
là sẽ ảnh hưởng đồng thời đến nhiều khía cạnh khác nhau của thành quả doanh nghiệp mà không phải chỉ tập trung theo một tuyến thành quả tài chính. Kết quả này cũng ngụ ý rằng trong ngắn hạn việc vận dụng KTQT đương đại sẽ không đem lại thành quả tài chính cho doanh nghiệp, nhưng về dài hạn thì vận dụng KTQT đương đại sẽ giúp nâng cao thành quả tài chính của doanh nghiệp thông qua quá trình cải thiện các khía cạnh phi tài chính, từ đó đạt được sự tăng trưởng bền vững về mặt thành quả tài chính trong tương lai. Để lý giải nguyên nhân trong ngắn hạn vận dụng KTQT đương đại không thể mang lại kết quả tài chính là bởi vì chi phí đầu tư ban đầu cho để sử dụng các kỹ thuật KTQT đương đại là tương đối lớn, đặc biệt là chi phí đầu tư cho hệ thống công nghệ và các phần mềm quản trị. Vì vậy, trong
126 những năm đầu thì chi phí sẽ rất lớn và khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp khó
có thể tăng trưởng. Kết quả này tương đồng với nhận định của Bernhardt và cộng sự (2000) khi khẳng định mối quan hệ tích cực giữa thành quả về khách hàng và thành quả tài chính. Trong ngắn hạn ảnh hưởng tích cực này có thể bị che khuất bởi nhiều yếu tố nhưng sẽ mang lại những chuyển biến tích cực đáng kể trong dài hạn.
Bảng 3.19. Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của vận dụng KTQT đến
thành quả tài chính Mối quan hệ
Hệ số đường dẫn β
Độ lệch chuẩn
Giá trị
t
p- value Kết luận
CMAPCUSFIN 0.088 0.033 2.642 0.008 Chấp nhận
TMAPCUSFIN 0.033 0.028 1.168 0.243 Bác bỏ
CMAPINTCUSFIN 0.056 0.022 2.603 0.009 Chấp nhận
TMAPINTCUSFIN 0.020 0.015 1.361 0.174 Bác bỏ
CMAPGROINTCUSFIN 0.019 0.009 2.027 0.043 Chấp nhận
TMAPGROINTCUSFIN 0.002 0.003 0.553 0.580 Bác bỏ
(Nguồn: Tác giả kết xuất từ phần mềm SMART PLS 3)
c. Vận dụng KTQT truyền thống ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả doanh nghiệp thông qua trung gian vận dụng KTQT đương đại
Kết quả kiểm định trong Bảng 3.20 cho thấy vận dụng KTQT truyền thống
có ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả phi tài chính thông qua trung gian vận dụng KTQT đương đại, vì vậy giả thuyết H6b được chấp nhận. Ngược lại, Giả thuyết H6a bị bác bỏ vì kết quả kiểm định chỉ ra vận dụng KTQT truyền thống không ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả tài chính. Kết quả này phù hợp và cũng lý giải một cách rõ ràng hơn kết quả nghiên cứu trước đây của Đoàn Ngọc Phi Anh (2016).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng trong bối cảnh tại Việt Nam, doanh nghiệp vận dụng các kỹ thuật KTQT đương đại sẽ không thay thế hoàn toàn các kỹ thuật KTQT truyền thống. Ngược lại, nó còn giúp phát huy vai trò của KTQT truyền thống một cách rộng rãi hơn khi gián tiếp ảnh hưởng đến các khía
127 cạnh thành quả phi tài chính. Kết quả này đồng thời cũng lý giải cho cơ chế tác động và hiệu quả của việc vận dụng những kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT đương đại trong những nghiên cứu trước đây (Chenhall và Langfield-Smith,1998a; Sulaiman và cộng sự, 2004; Davila và Foster, 2007). Để lý giải nguyên nhân thì cần phải xem xét đến ảnh hưởng tích cực của vận dụng KTQT truyền thống đến mức độ vận dụng KTQT đương đại. Nó hàm ý rằng khi một doanh nghiệp có mức độ vận dụng KTQT truyền thống cao và nhà quản lý có những am hiểu về tổ chức vận dụng KTQT thì theo lý thuyết khuếch tán sự đổi mới, doanh nghiệp đó sẽ cởi mở hơn và
dễ dàng chấp nhận sử dụng các kỹ thuật KTQT đương đại, và thông qua vận dụng KTQT đương đại thì việc vận dụng KTQT truyền thống sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thành quả phi tài chính trong doanh nghiệp.
Bảng 3.20. Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của KTQT truyền thống đến
thành quả thông qua trung gian là KTQT đương đại
Mối quan hệ Hệ số đường
dẫn β
Độ lệch chuẩn Giá trị t p-value Kết luận
TMAPCMAPCUS 0.171 0.06 2.856 0.004 Chấp nhận
TMAPCMAPFIN 0.022 0.048 0.464 0.643 Bác bỏ
TMAPCMAPGRO 0.337 0.052 6.485 0.000 Chấp nhận
TMAPCMAPINT 0.281 0.062 4.536 0.000 Chấp nhận
TMAP CMAP 0.675 0.043 15.835 0.000 Chấp nhận
(Nguồn: Tác giả kết xuất từ phần mềm SMART PLS 3)