Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 115 - 120)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Một danh sách chuyên gia tham dự phỏng vấn sâu bao gồm 09 chuyên gia (xem Phụ lục 05), trong đó có 04 chuyên gia là giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên và 05 chuyên gia là giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, hoặc phó phòng phụ trách kế toán có thâm niên từ 5 năm trở lên, có trình độ cử nhân trở lên và hiểu biết về hệ thống KTQT trong doanh nghiệp. Mỗi chuyên gia đã được gửi một bản câu hỏi phỏng vấn trước khi trao đổi (xem Phụ lục 03). Tác giả sẽ hẹn trước địa điểm và thời gian, quá trình phỏng vấn được thực hiện theo hình thức trực tiếp gặp mặt hoặc qua điện thoại. Khi thông tin thu thập đã bão hòa tức là không phát sinh thêm thông tin mới (Hennink và Kaiser, 2022) thì tác giả quyết định ngừng lại. Dựa trên việc phân tích các thông tin được ghi chép qua cuộc phỏng vấn, tác giả nhận

107 thấy bản khảo sát ban đầu về cơ bản là chấp nhận được. Kết quả tổng hợp từ ý kiến chuyên gia được ghi nhận như sau:

a. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và nhân khẩu học là phù hợp và không điều chỉnh

b. Về hệ thống các kỹ thuật KTQT: ý kiến tổng hợp từ các chuyên gia cho thấy trong 59 kỹ thuật đề xuất ban đầu thì có 30 kỹ thuật KTQT thỏa mãn điều kiện được đưa vào danh sách nghiên cứu và loại bỏ 29 kỹ thuật KTQT vì không đủ điều kiện được tối thiểu 5/9 chuyên gia chấp nhận. Ngoài ra, 2 chuyên gia đề xuất bổ sung thêm kỹ thuật “Phân tích vị thế cạnh tranh” vì hiện nay áp lực cạnh tranh rất lớn, việc đánh giá và so sánh với đối thủ cạnh tranh cần thực hiện thường xuyên nhằm đưa ra những quyết định kịp thời liên quan về sản phẩm, giá cả, tuyển dụng. Những chuyên gia khác không có ý kiến bổ sung thêm kỹ thuật KTQT nào khác.

Cuối cùng, một danh sách bao gồm 31 kỹ thuật KTQT đã được tổng hợp sau quá trình phỏng vấn. Danh sách này được chia thành hai nhóm gồm 18 kỹ thuật KTQT truyền thống (ký hiệu TMAP) và 13 kỹ thuật KTQT đương đại (ký hiệu CMAP), và liệt kê theo năm nhóm chức năng về chi phí, dự toán, hỗ trợ ra quyết định, đánh giá thành quả, và phân tích chiến lược (xem Bảng 3.11)

Bảng 3.11 Tổng hợp thang đo vận dụng KTQT sau phỏng vấn chuyên gia

(Chenhall và Langfield-Smith, 1998a; Angelakis và cộng sự, 2010; Đoàn Ngọc Phi

Anh và cộng sự, 2011; Acintya, 2020)

STT Các kỹ thuật KTQT Ký hiệu

TMAP CMAP

I Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành

1 Tính giá theo chi phí toàn bộ TMAP1

2 Tính giá theo chi phí biến đổi TMAP2

3 Chi phí định mức TMAP3

4 Tính giá dựa trên hoạt động CMAP1

5 Chi phí mục tiêu CMAP2

II Hệ thống lập dự toán và kế hoạch

6 Lập dự toán sản xuất/mua hàng TMAP4

7 Lập dự toán để kiểm soát chi phí TMAP5

8 Lập dự toán tiêu thụ TMAP6

9 Lập kế hoạch dòng tiền TMAP7

10 Lập kế hoạch lợi nhuận TMAP8

108

11 Lập dự toán báo cáo tài chính TMAP9

12 Lập dự toán linh hoạt TMAP10

13 Lập dự toán dựa trên hoạt động CMAP3

III Hệ thống hỗ trợ ra quyết định

14 Phân tích quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận TMAP11

15 Quản lý chất lượng toàn diện CMAP4

16 Sản xuất tinh gọn CMAP5

17 Chuyển giá TMAP12

18 Phân tích lợi nhuận sản phẩm TMAP13

19 Phân tích lợi nhuận khách hàng CMAP6

20 Quản lý dựa trên hoạt động CMAP7

IV Hệ thống đánh giá thành quả

21 Đánh giá thành quả dựa trên phân tích chênh lệch TMAP14

22 Kế toán trách nhiệm TMAP15

23 Đánh giá thành quả dựa trên giá trị kinh tế giá tăng CMAP8

24 Đánh giá thành quả dựa trên thước đo phi tài chính CMAP9

25 Thẻ điểm cân bằng CMAP10

V Hệ thống phân tích chiến lược

26 Phân tích vốn đầu tư (NPV, IRR) TMAP16

27 Tính toán chi phí sử dụng vốn TMAP17

28 Dự báo trong dài hạn TMAP18

29 Phân tích vòng đời sản phẩm CMAP11

30 Phân tích vị thế cạnh tranh CMAP12

31 Phân tích chuỗi giá trị CMAP13

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

c. Về các nhân tố thành quả doanh nghiệp: ý kiến tổng hợp từ các chuyên gia cho thấy về cơ bản các nhân tố thành quả tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển là phù hợp. Chỉ tiêu “Hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp” trong khía cạnh thành quả khách hàng được 6/7 chuyên gia đề nghị bỏ vì cho rằng việc đo lường hình ảnh thương hiệu chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô rất lớn và thương hiệu được nhận diện rộng rãi. Tuy nhiên, với phạm vi khảo sát gồm cả quy mô vừa và lớn chỉ tiêu này rất khó xác định và không thể đo lường. Chỉ tiêu

“Tuân thủ quy định môi trường” trong khía cạnh thành quả nội bộ được 5/7 chuyên gia đề nghị bỏ vì đối tượng khảo sát gồm cả doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch

vụ nên sẽ có những lĩnh vực không ảnh hưởng đến môi trường, hơn nữa đơn vị chưa nhận thức được đầy đủ các vấn đề liên quan đến môi trường nên rất khó để đo lường.

109 Chỉ tiêu “Sự gắn kết giữa mục tiêu cá nhân và tổ chức” được 5/7 chuyên gia đề nghị

bỏ vì chỉ tiêu này khó có thể đo lường khi khảo sát tại doanh nghiệp.

Sau khi tổng hợp các ý kiến chuyên gia, kết quả tổng hợp gồm 29 chỉ tiêu được chia thành bốn khía cạnh thành quả, lần lượt là 6 chỉ tiêu đo lường về thành quả tài chính, 7 chỉ tiêu đo lường về thành quả khách hàng, 9 chỉ tiêu đo lường về thành quả quy trình nội bộ, và 7 chỉ tiêu đo lường về thành quả học hỏi và phát triển (xem Bảng 3.12)

Bảng 3.12 Tổng hợp thang đo thành quả sau phỏng vấn chuyên gia

STT Nội dung

hiệu Nguồn gốc

I. Thành quả tài chính

1 Tăng trưởng lợi nhuận FIN1 Hoque (2004), Park và cộng sự (2005),

Alamri (2019)

2 Tăng trưởng doanh thu FIN2

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Park và cộng sự (2005), Lin (2015), Afonina (2015), Alamri (2019)

3 Dòng tiền hoạt động kinh

doanh FIN3

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Bhagwat và Sharma (2007), Afonina (2015), Shibani và Gherbal (2018), Alamri (2019)

4 Khả năng kiểm soát chi

phí doanh nghiệp (ROS) FIN4

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Bhagwat và Sharma (2007), Shibani và Gherbal (2018)

5 Khả năng sinh lời của tài

sản doanh nghiệp (ROA) FIN5

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Bhagwat và Sharma (2007), Afonina (2015), Alamri (2019)

6

Khả năng sinh lời trên

vốn chủ sở hữu của doanh

nghiệp (ROE)

FIN6

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Bhagwat và Sharma (2007), Afonina (2015), Alamri (2019)

II. Thành quả phi tài chính khía cạnh khách hàng

7 Chất lượng của sản phẩm,

dịch vụ CUS1

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Park và cộng sự (2005), Chia và cộng

sự (2009), Lin (2015)

8 Giá cả của sản phẩm, dịch

vụ CUS2 Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004),

Park và cộng sự (2005)

9 Thời gian thực hiện đơn

hàng đúng hạn CUS3 Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004),

Joshi và cộng sự (2011)

10 Sự hài lòng của khách CUS4 Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004),

110

hàng Chia và cộng sự (2009), Lin (2015)

11 Sự trung thành của khách

hàng CUS5

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Chia và cộng sự (2009), Lin (2015), Shibani và Gherbal (2018)

12 Khả năng thu hút khách

hàng mới CUS6

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Park và cộng sự (2005), Lin (2015), Shibani và Gherbal (2018)

13 Thị phần doanh nghiệp CUS7

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Hoque (2004) Lin (2015), Shibani và Gherbal (2018)

III. Thành quả phi tài chính khía cạnh quy trình nội bộ

14 Khả năng kiểm soát chất

lượng cung ứng đầu vào INT1 Hoque (2004), Park và cộng sự (2005),

Chia và cộng sự (2009)

15 Khả năng hoàn thành kế

hoạch, dự án đúng tiến độ INT2 Hoque (2004), Kaplan và Norton (1996,

2001, 2004)

16

Năng suất hoạt động sản

xuất, cung ứng của doanh

nghiệp

INT3

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Hoque (2004), Joshi và cộng sự (2011), Shibani và Gherbal (2018)

17

Thời gian sản xuất, cung

cấp dịch vụ của doanh

nghiệp

INT 4

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Park và cộng sự (2005), Shibani và Gherbal (2018)

18 Tối ưu hóa chi phí sản

xuất INT5

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Hoque (2004), Chia và cộng sự (2009); Shibani và Gherbal (2018)

19

Chất lượng sản xuất, cung

ứng dịch vụ của doanh

nghiệp

INT6

Kaplan và Norton (1996, 2001), Joshi

và cộng sự (2011), Shibani và Gherbal (2018)

20 Đầu tư vào hoạt động

nghiên cứu và phát triển INT7

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Hoque (2004), Shibani và Gherbal (2018)

21

Số lượng sản phẩm, dịch

vụ mới được doanh

nghiệp giới thiệu ra thị

trường

INT8

Kaplan và Norton (1996, 2001), Hoque (2004), Chia và cộng sự (2009); Joshi

và cộng sự (2011); Lin (2015)

22 Thời gian thương mại hóa

sản phẩm, dịch vụ mới INT9 Park và cộng sự (2005), Lin (2015),

Kusrini và cộng sự (2016)

IV. Thành quả phi tài chính khía cạnh học hỏi và phát triển

23 Khả năng giữ chân nhân

viên trong doanh nghiệp GRO1

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Chia và cộng sự (2009), Joshi và cộng

sự (2011), Shibani và Gherbal (2018)

24 Năng suất của nhân viên GRO2

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Chia và cộng sự (2009), Lin (2015), Shibani và Gherbal (2018)

111

25 Kiến thức chuyên môn,

kỹ năng của nhân viên GRO3

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Chia và cộng sự (2009), Joshi và cộng

sự (2011), Park và cộng sự (2005)

26 Sự hài lòng của nhân viên GRO4

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Chia và cộng sự (2009), Joshi và cộng

sự (2011), Lin (2015), Shibani và Gherbal (2018)

27 Điều kiện làm việc của

nhân viên GRO5 Hoque (2004), Joshi và cộng sự (2011),

Shibani và Gherbal (2018)

28

Tạo động lực và khuyến

khích nhân viên làm việc

có trách nhiệm

GRO6

Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004), Chia và cộng sự (2009), Joshi và cộng

sự (2011)

29

Khả năng ứng dụng công

nghệ và số hóa trong

doanh nghiệp

GRO7 Kaplan và Norton (1996, 2001, 2004),

Shibani và Gherbal (2018)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)