Phân tích sâu ảnh hưởng của từng nhóm kỹ thuật KTQT đến thành quả

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 138 - 143)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Phân tích sâu ảnh hưởng của từng nhóm kỹ thuật KTQT đến thành quả

Bên cạnh việc kiểm định ảnh hưởng của vận dụng KTQT ở hai nhóm KTQT truyền thống và KTQT đương đại, nghiên cứu còn tiến hành phân tích sâu từng nhóm kỹ thuật theo chức năng về Kế toán chi phí và tính giá thành; Lập dự toán và

kế hoạch; Hỗ trợ ra quyết định; Đánh giá thành quả; và Phân tích chiến lược. Mục tiêu phân tích sâu nhằm làm rõ ảnh hưởng của từng kỹ thuật KTQT đến các khía

130 cạnh thành quả cụ thể để từ đó có cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về hiệu quả vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

3.5.1. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT chi phí và tính giá thành

Các bước kiểm định được thực hiện tương tự như mục 3.2, lần lượt kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc cho nhóm kỹ thuật KTQT chi phí và tính giá thành. Về kiểm định mô hình đo lường, kết quả đảm bảo về độ tin cậy, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt vì các quan sát đã được kiểm định ở phân tích tại mục 3.2. Về kết quả kiểm định mô hình cấu trúc, kiểm định đa cộng tuyến, mức độ phù hợp của mô hình, hệ số xác định đều cho thấy mô hình thỏa mãn các điều kiện (xem Phụ lục 10).

Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc chỉ ra kỹ thuật tính giá theo chi phí biến đổi (TMAP2) là có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính, ngược lại kỹ thuật tính giá thành toàn bộ (TMAP1) và kỹ thuật chi phí định mức (TMAP3) không có ảnh hưởng với bất kỳ khía cạnh thành quả nào. Riêng với nhóm kỹ thuật tính giá thành đương đại, kết quả cho thấy kỹ thuật tính giá dựa trên hoạt động (CMAP1) có ảnh hưởng tích cực đến thành quả quy trình nội bộ và học hỏi và phát triển, còn chi phí mục tiêu (CMAP2) ảnh hưởng đến thành quả học hỏi và phát triển.

3.5.2. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT lập dự toán và kế hoạch

Kết quả kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, kiểm định đa cộng tuyến, mức độ phù hợp của mô hình, hệ số xác định đều cho thấy mô hình thỏa mãn các điều kiện (xem Phụ lục 11). Kết quả kiểm định cho thấy kỹ thuật Lập dự toán sản xuất/mua hàng (TMAP4) ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính, và kỹ thuật Lập kế hoạch dòng tiền (TMAP7) ảnh hưởng tích cực đến thành quả khách hàng. Ngược lại, một điều khá bất ngờ khi hầu hết các kỹ thuật khác không ảnh hưởng đến bất kỳ khía cạnh thành quả nào, trong khi theo thống kê ở mục 3.1.2 thì nhóm kỹ thuật này có tỷ lệ vận dụng cao nhất trong các doanh nghiệp. Riêng với kỹ thuật Lập dự toán dựa trên hoạt động (CMAP3) có ảnh hưởng tích cực đến hai khía cạnh thành quả là thành quả về quy trình nội bộ và thành quả học hỏi và phát triển trong doanh nghiệp.

131

3.5.3. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT hỗ trợ ra quyết định

Kết quả kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, kiểm định đa cộng tuyến, mức độ phù hợp của mô hình, hệ số xác định đều cho thấy mô hình thỏa mãn các điều kiện (xem Phụ lục 12). Kết quả kiểm định cho thấy kỹ thuật phân tích chi phí, sản lượng và lợi nhuận – CVP (TMAP11) ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính. Các kỹ thuật đương đại như 1uản lý chất lượng toàn diện (CMAP4) và quản

lý dựa trên hoạt động (CMAP7) đều có ảnh hưởng tích cực đến khía cạnh thành quả quy trình nội bộ. Kỹ thuật sản xuất tinh gọn (CMAP5) có ảnh hưởng tích cực đến hai khía cạnh thành quả về quy trình nội bộ và học hỏi và phát triển. Các kỹ thuật còn lại không có ý nghĩa thống kê đối với bất kỳ khía cạnh thành quả nào.

Có thể nhận thấy các nhóm kỹ thuật KTQT đương đại mặc dù có tỷ lệ vận dụng thấp nhưng lại có tiềm năng trong việc cải thiện các khía cạnh thành quả phi tài chính trong doanh nghiệp. Đơn cử như kỹ thuật sản xuất tinh gọn (JIT), mặc dù

kỹ thuật này chưa được vận dụng phổ biến tại Việt Nam, nhưng mối quan tâm về nó trong các nghiên cứu và trong một số lĩnh vực như lắp ráp ô tô, dệt may tương đối khả quan. Ví dụ như “Hội thảo khoa học mô hình tinh gọn (Lean) trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số tại doanh nghiệp may Việt Nam” tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội vào ngày 05/04/2024. Tác giả Hoàng Xuân Hiệp (2021) đã trình bày nội dung đề tài cấp quốc gia về “Nghiên cứu, đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho doanh nghiệp ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số” với hai trụ cột chính là JIT và Jidoka. Kết quả cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã áp dụng các giải pháp quản lý tinh gọn nhằm loại

bỏ lãng phí. Trong 103 doanh nghiệp may Việt Nam được khảo sát đều có ứng dụng sản xuất tinh gọn, khoảng 60,3% doanh nghiệp đã áp dụng cả sản xuất tinh gọn và công nghệ số. Mặc dù các doanh nghiệp chỉ áp dụng được một số công cụ của sản xuất tinh gọn chứ không phải toàn bộ nhưng như vậy cũng đã cho thấy những tiềm năng của sản xuất tinh gọn trong tương lai.

132

3.5.4. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT đánh giá thành quả

Kết quả kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, kiểm định đa cộng tuyến, mức độ phù hợp của mô hình, hệ số xác định đều cho thấy mô hình thỏa mãn các điều kiện (xem Phụ lục 13). Kết quả cho thấy kỹ thuật phân tích chênh lệch (TMAP14) có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính và thành quả quy trình nội bộ. Đối với nhóm kỹ thuật KTQT đánh giá thành quả đương đại thì kỹ thuật đánh giá theo Thẻ điểm cân bằng (CMAP10) có ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh thành quả học hỏi và phát triển, thành quả quy trình nội bộ, và thành quả khách hàng. Trong khi đó, kỹ thuật đánh giá thành quả dựa trên các thước đo phi tài chính (CMAP9) có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính và thành quả học hỏi

và phát triển. Ngược lại, kỹ thuật đánh giá thành quả dựa trên giá trị kinh tế gia tăng (CMAP8) không có ý nghĩa thống kê đối với bất kỳ khía cạnh thành quả nào.

3.5.5. Ảnh hưởng của nhóm kỹ thuật KTQT phân tích chiến lược

Kết quả kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, kiểm định đa cộng tuyến, mức độ phù hợp của mô hình, hệ số xác định đều cho thấy mô hình thỏa mãn các điều kiện (xem Phụ lục 14). Kết quả cho thấy kỹ thuật phân tích vốn đầu tư như IRR, NPV (TMAP16) có ảnh hưởng tích cực đến thành quả ở khía cạnh quy trình nội bộ, còn kỹ thuật tính toán chi phí sử dụng vốn (TMAP17) lại có tác động tích cực đến thành quả tài chính. Đối với nhóm kỹ thuật KTQT phân tích chiến lược đương đại, kỹ thuật phân tích vị thế cạnh tranh (CMAP12) có ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh thành quả học hỏi và phát triển, thành quả quy trình nội bộ, và thành quả khách hàng. Kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị (CMAP9) có ảnh hưởng tích cực đến thành quả học hỏi và phát triển. Ngược lại, kỹ thuật Phân tích vòng đời sản phẩm (CMAP11) không ảnh hưởng đến bất kỳ khía cạnh thành quả nào.

133

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, đề tài đã trình bày đầy đủ các nội dung chính liên quan đến kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu dựa trên việc sử dụng phần mềm SPSS 22

và Smart PLS 3. Đề tài đã đánh giá tình hình vận dụng KTQT truyền thống và KTQT đương đại theo từng nhóm hệ thống kỹ thuật, kết quả cho thấy tần suất vận dụng KTQT truyền thống vẫn vượt trội hơn so với KTQT đương đại trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc vận dụng KTQT truyền thống có ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính, nhưng không tìm thấy bằng chứng cho việc ảnh hưởng đến thành quả phi tài chính. Ngược lại, KTQT đương đại giúp các doanh nghiệp cải thiện thành quả phi tài chính ở các khía cạnh khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển, nhưng không đủ bằng chứng cho thấy KTQT đương đại ảnh hưởng thành quả tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, KTQT đương đại vẫn ảnh hưởng tích cực đến thành quả tài chính thông qua biến trung gian là thành quả phi tài chính thông qua mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh thành quả. Ngoài ra, đề tài cũng chứng minh rằng việc vận dụng đồng thời cả KTQT truyền thống và KTQT đương đại có thể giúp doanh nghiệp cải thiện thành quả.

134

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 138 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)