Khả năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở nước ta

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 24 - 28)

Ngày nay, con người đã nhận ra rằng, các giá trị sử dụng của rừng gồm giá trị hiện vật và giá trị sử dụng trừu tượng. Nếu con người muốn có cuộc sống an lành thì phải trồng rừng và bảo vệ rừng để rừng sản xuất ra các giá trị sử dụng ấy.

Và nếu các giá trị này được cung ứng cho mọi thành viên trong xã hội thụ hưởng thì các chủ rừng phải được chi trả, hoàn lại vốn hay lao động mà họ đã đầu tư cho rừng. Theo Nguyễn Tuấn Phú (2008), rừng là “loại hàng hoá đặc biệt” có giá trị rất lớn, chiếm tới 60-80% tổng giá trị kinh tế mà rừng tạo ra. Do đó, cần phải được hình thành “thị trường” để trao đổi giữa người sản xuất cung ứng các giá trị sử dụng của rừng với người hưởng thụ các giá trị này. Các hoạt động trao đổi cung ứng dịch vụ sử dụng môi trường từ rừng được gọi là “Chi trả dịch vụ môi trường rừng”. Đó là những cơ sở để hình thành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam.

* Các chương trình tiền đề cho PES tại Việt Nam

Dự thảo Luật ĐDSH trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 18/10/2008 có quy định về tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đề cập đến các nguồn thu từ PES. Hiện tại, Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) đang thực hiện một số dự án về các mô mô hình PES như: bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái.

Chương trình Bảo tồn ĐDSH khu vực Châu Á đánh giá cao tiềm năng và xây dựng mô hình thí điểm PES rừng ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước, những mô hình này được triển khai thực hiện từ năm 2006-2009 do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với tổ chức Winrock Internationnal.

Chương trình Môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006-2010.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng hỗ trợ một số họat động đánh giá và tìm cơ hội thị trường cho PES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị.

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện dự án chi trả dịch vụ môi trường ứng dụng tại khu vực ven biển. Dự án xây dựng cơ chế chi trả hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp thí điểm tại huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình, do Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng thực hiện.

Hiện tại, Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đang đề xuất nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ

“Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập nuớc ở Việt Nam”, với mục tiêu đề xuất cơ chế PES phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ngập nước.

Những chương trình nói trên đã có những kết quả bước đầu và cho thấy rằng, Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạt động chi trả dịch vụ hệ sinh thái, tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn bước đầu để PES thực sự ứng dụng có hiệu quả rộng rãi ở Việt Nam.

* Khái niệm và thuật ngữ

Để nắm bắt được các nội dung và hoạt động liên quan đến PES, cần thống nhất một số khái niệm mới sau đây (Nguyễn Tuấn Phú, 2008):

+ Môi trường rừng (MTR) là giá trị sử dụng trừu tượng (còn gọi là giá trị sử dụng gián tiếp) do rừng tạo ra và bảo vệ mà có được, bao gồm:

- Điều hoà nguồn nước, cung cấp nước cho thủy điện, thủy lợi và đời sống sinh hoạt của xã hội.

- Dự trữ sinh quyển, tạo môi trường không khí trong lành.

- Bảo vệ, cải tạo đất, chống rửa trôi và xói mòn đất.

- Bảo vệ các công trình kinh tế quan trọng, ngăn chặn lũ lụt - Tạo môi trường cảnh quan thiên nhiên, phục vụ du lịch sinh thái - Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn gen động thực vật, ...

+ Dịch vụ môi truờng rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng trừu tượng của rừng, giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ.

+ Chi trả dịch vụ MTR là quan hệ kinh tế giữa người sản xuất cung ứng (người bán, người được chi trả) cho người hưởng thụ dịch vụ môi trường rừng (người mua, người phải chi trả).

Các đối tượng được chi trả dịch vụ MTR gồm: tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cứ thôn và cá nhân có tư cách pháp nhân được giao đất, giao và khoán rừng tự nhiên và rừng trồng.

Các loại rừng được áp dụng chi trả dịch vụ MTR là: rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng sản xuất (nếu bảo đảm các chức năng phòng hộ trong giai đoạn chưa khai thác).

* Các hoạt động nghiên cứu liên quan

Trong tài liệu “Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam” của nhiều tác giả (Hoàng Minh Hà và ctv, 2008) đã đề cập đến những vấn đề ban đầu liên quan đến PES (chi trả dịch vụ môi trường) ở Việt Nam. Theo tài liệu này, có một vài nghiên cứu điểm liên quan đến môi trường rừng (MTR) nói riêng đã được tiến hành ở nước ta là:

(1) Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn sông Đồng Nai do Cơ quan phát triển DANIDA của Đan Mạch và các đối tác nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm tại hồ Trị An và vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Vấn đề đặt ra là vùng hạ lưu sông bị ô nhiễm thì chi phí để xử lý nước ở đây sẽ tăng. Nhưng quan trọng là nghiên cứu phải xây dựng được cơ chế chi trả giữa các công ty cung cấp nước và nhóm đối tựơng gây ô nhiễm ở thượng nguồn. Bước đầu tiên đã xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và chi phí xử lý nước của các nhà máy nước. Khi xác định được mối liên hệ này thì sẽ xây dựng cơ chế chi trả. Nghiên cứu này đã đưa ra các thông điệp: (i) Các chi phí và lợi ích của việc bảo vệ nguồn nước là những yêu cầu chính để thuyết phục người mua tham gia; (ii) Nguồn tài chính hỗ trợ là cần thiết cho những thay đổi ban đầu trong các phương thức sử dụng đất ở

thượng nguồn; (iii) Kế hoạch chi trả dịch vụ MTR có nhiều khả năng thành công nếu cỏc lợi ớch của người mua là rừ ràng.

(2) Xây dựng cơ chế chi trả hấp thụ các-bon trong lâm nghiệp, một nghiên cứu điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Dự án được Trường Đại học Lâm nghiệp và Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường phối hợp xây dựng. Mục tiêu của dự án là bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo thông qua nâng cao mức thu nhập từ sản phẩm rừng và lợi ích thu được từ việc bán tín chỉ các bon. Các thông điệp từ nghiên cứu điểm này cho thấy rằng: (i) Xây dựng các dự án các bon trong lâm nghiệp sử dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) là một quá trình phức tạp và tốn kém; (ii) Cần lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các lợi ích từ việc kinh doanh tín chỉ các-bon thông qua cơ chế chi trả tự nguyện; (iii) Chia sẻ lợi ớch rừ ràng và sự tham gia của cộng đồng địa phương và nụng dõn là chỡa khoỏ để triển khai dự án thành công.

Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạt động chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Trong tất cả các nghiên cứu điểm về PES đã trình bày, vấn đề không phải ở chỗ thiếu nguồn tài chính mà chính là thiếu một khung pháp lý (Vũ Tấn Phương, 2006).

Tài liệu “Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam” (Hoàng Minh Hà và ctv, 2008) cũng đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đến chức năng phòng hộ của rừng đầu nguồn:

1- Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa việc sử dụng đất vùng thượng nguồn và chất lượng nước ở vùng hạ nguồn, tính toán các chi phí nhằm duy trì chất lượng nước;

2- Thu hút các cộng đồng địa phương tham gia ký kết hợp đồng với các bên hưởng lợi từ rừng;

3- Đảm bảo các hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các cơ chế chi trả, đặc biệt xõy dựng đuợc cơ chế rừ ràng cho cộng đồng địa phương trong việc hưởng lợi từ quản lý tài nguyên được giao;

4- Tiến hành nghiên cứu điểm về chi trả dịch vụ môi trường cho người nghèo, tập trung vào các cơ chế chi trả nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói. Các mô hình này có thể gồm: tăng cường sự an toàn về hưởng dụng đất, tạo cơ hội để người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, trả công lao động cho việc bảo vệ môi trường sao cho người dân thực hiện được các hoạt động cho sinh kế của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w