3.3. Kết quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và biện pháp đề xuất để thực hiện
3.3.2. Kết quả của việc thực hiện khoán bảo vệ rừng và ảnh hưởng của nó tới đời sống cộng đồng
3.3.2.1. Tổng thu nhập và thu nhập từ nhận khoán của hộ gia đình
Ảnh hưởng của nhận khoán tới mỗi hộ gia đình trực tiếp và dễ thấy nhất là số tiền công mà hộ được nhận, gọi là thu nhập do nhận khoán. Để xem xét ảnh hưởng của thu nhập bởi nhận khoán tới đời sống kinh tế của cộng đồng phải đánh giá trên đồng thời cả ba chỉ tiêu: tổng thu nhập, số hộ nhận khoán và thu nhập từ nhận khoán.
Bảng 3.27 Hiện trạng về thu nhập/hộ và thu nhập/người ở các cộng đồng
Xã
Thu nhập (triệu/hộ) Thu nhập (triệu/người) Trung
bình
Thấp nhất
Cao nhất Trung bình
Thấp nhất
Cao nhất
Da Sar 34,8 7,4 114,2 6,8 1,71 19,0
Da Nhim 13,1 -16,3 62,6 2,2 -2,33 8,57
Da Chais 15,0 8,8 58,0 3,2 1,00 14,5
Thu nhập trung bình các hộ trong vùng khảo sát có khác nhau, trong khoảng 13 đến 15 triệu/hộ/năm ở xã Đa Nhim và Đa Chais, mức thu nhập trung bình 34,8 triệu/hộ/năm được quan sát thấy ở xã Đa Sar (Bảng 3.27). Kết quả phân tích sự phân bố thu nhập cho thấy rằng khoảng cách thu nhập giữa nhóm 1 (thu nhập cao, trên 100 triệu) và nhóm 4 (thu nhập thấp, dưới 25 triệu) là rất lớn, khoảng 5 lần.
Các xã có thu nhập thấp như Đa Nhim, Đa Chais được phân loại là xã có thu nhập trung bình trong huyện. (Bảng 3.27 trình bày tổng thu nhập của hộ, trong khi Bảng 3.7 là thu nhập trên đất sản xuất của hộ).
Phân bố thu nhập bình quân đầu người ở các xã cũng được trình bày trong Bảng 3.27. Ngưỡng nghèo đã được áp dụng trong giai đoạn 2005-2010 cho vùng nông thôn là thấp hơn 200.000 đồng/người/tháng (tức 2,4 triệu đồng/người/năm).
Theo số liệu khảo sát thu nhập hộ, có 63 hộ trong 165 hộ khảo sát (chiếm 38,2% số hộ) được xếp hạng nghèo nếu theo tiêu chuẩn này. Số hộ nghèo trong Bảng 3.27 là dựa vào thu nhập hộ năm 2009 thu thập trong quá trình khảo sát. Con số này có thể không trùng với số hộ nghèo hiện đang nhận được hỗ trợ xã hội (là 12,7% như đã ghi nhận trong Bảng 3.1).
Hình 3.8 Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình từ các thành phần chính
Sự đóng góp của các thành phần vào tổng thu nhập hộ được trình bày trong Hình 3.8. Các phần đóng góp chính gồm có: (i) từ sản xuất nông nghiệp chiếm 50,4% tổng thu, bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, trong đó trồng trọt chiếm 94,9%
của phần này; (ii) từ sản xuất lâm nghiệp chiếm 36,8% của tổng, bao gồm khoán bảo vệ rừng và khai thác lâm sản ngoài gỗ, trong đó phần khoán bảo vệ rừng chiếm 99,3% của phần này; (iii) từ các hoạt động còn lại như lương CBCNV, buôn bán, hưởng trợ cấp và linh tinh khác chiếm 12,7%, trong đó phần từ lương chiếm 75,9%
của phần này.
Như vậy, nguồn đóng góp chính cho thu nhập của hộ gồm nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó phần chính vẫn là trồng trọt và khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong mỗi xã vai trò của các thành phần ấy lại có vị trí khác nhau. Chính kết quả này sẽ giải thích ảnh hưởng của hoạt động khoán bảo vệ rừng đối với đời sống của hộ dân và cộng đồng (xem Bảng 3.28 và Hình 3.6).
Bảng 3.28 Hiện trạng về thu nhập/hộ và tỷ lệ thu nhập (%) từ các nguồn
Xã
Nguồn thu nhập (triệu/hộ) Tỷ lệ so với tổng thu nhập (%)
Từ NN Từ LN Khác Từ NN Từ LN Khác
Da Sar 23,5 7,2 4,1 67,5 20,7 11,8
Da Nhim 4,8 6,6 1,7 36,6 50,4 13,0
Da Chais 2,1 10,6 2,4 13,9 70,2 15,9
Hình 3.9 So sánh tổng thu nhập với thu nhập từ NN và LN của các hộ
Theo kết quả trình bày tại Bảng 3.28 và Hình 3.9, phần đóng góp chiếm hơn 50% trong tổng số thu nhập của hộ là:
o Từ nông nghiệp như ở xã Đa Sar (67,5%);
o Từ tiền công bảo vệ rừng theo ở Đa Nhim (50,4%) và Đa Chais (70,2%).
Theo đú, rừ ràng là thu nhập từ nhận khoỏn bảo vệ rừng đó đúng gúp phần lớn đối với đời sống của người dân xã Đa Nhim và Đa Chais cũng như ảnh hưởng không nhỏ vào thu nhập của hộ ở xã Đa Sar, từ đó cải thiện đời sống của hộ gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, để nhận ra tác động thật sự của việc chi trả dịch vụ môi trường (PES) theo quyết định 380 của chính phủ (gọi tắt là PES/380) thì phải có sự phân tích và so sánh trước và sau khi thực hiện PES/380 như trình bày ở phần dưới đây.
3.3.2.2. Cải thiện thu nhập và giảm nghèo từ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng
Có sự tăng đáng kể về lượng chi trả bảo vệ rừng giữa áp dụng chính sách 380 năm 2009 so với trước đây (lấy thời điểm gần nhất là 2008). Khi mà các nguồn thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi không có biến động lớn, nguồn thu từ lương đối
với đa số người làm nông là không có thì phần tăng tiền công chi trả cho người bảo vệ rừng dù thấp nhưng có thể cải thiện đáng kể so với thu nhập hiện tại của hộ, nó càng rất có nghĩa đối với các hộ nghèo.
Theo Quỹ BV&PTR Lâm Đồng, trước và trong năm 2008 tiền công chi trả cho nhận khoán bảo vệ rừng là 100.000 ngàn/ha/năm. Từ khi thực hiện thí điểm chi trả môi trường rừng (2009) thì số tiền trả là 290.000 đồng/ha/năm. Tổng chi trả cho một hộ có thể khác nhau giữa nơi này và nơi khác tùy theo diện tích được giao. Thu nhập bình quân từ bảo vệ rừng là từ 6,6 triệu đồng ở Đa Nhim đến khoảng 10,5 triệu đồng ở Đa Chais so với bình quân chung là 7,9 triệu hộ/năm (2009). Thu nhập bình quân từ bảo vệ rừng là trong khoảng 2,4 đến 2,7 so với bình quân chung là 2,6 triệu hộ/năm (2008). Chi trả trung bình từ PES/380 trong năm 2009 là cao hơn năm 2008 (Bảng 3.29) (nguồn: Phụ lục 4.4).
Bảng 3.29 So sánh thu nhập giữa hai năm trước và sau khi có PES/380
Xã
Chưa thực hiện PES (2008) Thực hiện PES (2009) Tổng thu
(triệu)
Khoán (triệu)
Nghèo (hộ)
Tổng thu (triệu)
Khoán (triệu)
Nghèo (hộ)
Da Sar 30,0 2,4 14 34,8 7,3 7
Da Nhim 8,1 2,6 48 13,1 6,6 39
Da Chais 7,2 2,7 39 15,0 10,5 17
Tổng 15,8 2,6 101 21,5 7,9 63
Chênh lệch về thu nhập chung của vùng hay riêng cho từng xã đã có sự thay đổi đáng kể, thấp thì cũng tăng lên 1,25 lần như ở xã Đa Nhim và cao thì chênh lệch đã lên 3,9 lần như ở xã Đa Chais. Ở Đa Chais, không chỉ số hộ nhận khoán tăng lên mà diện tích trên hộ cũng tăng. (Ghi chú: trong 165 hộ điều tra nhận khoán năm 2009 thì vào năm 2008 là 138 hộ, tăng 27 hộ).
Sử dụng thu nhập từ các hợp phần trong khảo sát năm 2009 và lượng chi trả năm 2008 khi PES chưa ban hành, thu nhập hộ và sự phân bố thu nhập bình quân đầu người đã được phân tích. So sánh đã được tiến hành cho trường hợp có PES (2009) và không có PES (2008) như trình diễn tại Bảng 3.29 và Hình 3.10.
Hình 3.10 So sánh tổng thu nhập và thu khoán năm 2008 với năm 2009 Theo Bảng 3.29, tổng thu nhập bình quân hộ năm 2008 (năm chưa thực hiện chi trả dịch vụ môi trường theo quyết định 380) là 15,8 triệu, trong đó phần đóng góp riêng của nhận khoán là 2,6 triệu (chiếm 16,5% thu nhập); đến năm 2009 (năm đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường theo quyết định 380) tổng thu nhập là 21,5 triệu, trong đó phần đóng góp của nhận khoán là 7,9 triệu (chiếm 36,8% thu nhập).
Rừ ràng, thu nhập từ khoỏn khụng chỉ cải thiện tổng thu nhập của hộ mà cũn nõng cao vai trò của nó trong thu nhập chung. Điều quan trọng nữa là chính do thu nhập từ khoán mà số hộ nghèo (so với ngưỡng nghèo quốc gia) năm 2008 là 101 hộ giảm còn 63 hộ vào năm 2009, tức là giảm 38% số hộ, một con số rất có nghĩa trong điều kiện cộng đồng người dân vùng nông thôn miền núi.
Có 38 hộ thoát nghèo, tương đương với mức giảm nghèo 23% trong mẫu điều tra (165 hộ). Tác động cao của PES/380 đối với giảm nghèo đã được quan sát ở Đa Chais (56,4%), tiếp theo là Đa Sar (50%) và Đa Nhim (18,7%) (xem Bảng 3.29 và Hình 3.11).
Hình 3.11 So sánh số lượng hộ nghèo của năm 2008 với năm 2009 3.3.3. Đề xuất biện pháp thực hiện đối với chi trả dịch vụ môi trường rừng 3.3.3.1. Đề xuất biện pháp từ chủ rừng BQL Đa Nhim
* Các biện pháp bảo vệ rừng
Các biện pháp giảm thiểu tác động để giảm các mối đe dọa tiềm tàng đã được đề nghị bởi các chủ rừng là
o Cải thiện hoạt động pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm;
o Củng cố bảo vệ rừng và tuần tra rừng của các BQL rừng đến cấp cộng đồng và cấp thôn;
o Tạo cơ hội việc làm cho sinh kế cộng đồng thông qua các dịch vụ khuyến nông tăng sản lượng nông nghiệp và giá trị để giảm áp lực lên rừng từ người dân sống trong vùng đệm, đặc biệt là xung quanh VQG và/hoặc BQL rừng phòng hộ.
o Chuẩn bị tốt dự án chuyển đổi đất rừng sang các dạng sử dụng khác;
o Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức/tuyên truyền về giá trị môi trường của rừng đến các cộng đồng;
o Cấp đủ đất nông nghiệp cho các hộ sống xung quanh rừng.
* Hướng dẫn thực hiện tuyên truyền chính sách
Để thực hiện Quyết định 380/TTg, một chính sách thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường ở Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định 1574/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2008 và chỉ đạo các sở có liên quan và chính quyền địa phương thực hiện chính sách.
Kết quả khảo sát hộ cho thấy có 142/165 hộ nhận thức được về chính sách thí điểm PES/380, chiếm 86% tổng số hộ. Các hộ còn lại chưa phân biệt được giữa chi trả tiền công bảo vệ rừng từ các chương trình khác và tiềng công từ chính sách thí điểm PES/380, các hộ này ở Đa Sar (12 hộ) và Đa Chais (18 hộ).
Cách hữu hiệu nhất để tuyên truyền chính sách đến các hộ là:
o Từ BQL rừng là những biết rừ về PES và đồng thời là người cú tiếp xỳc trực tiếp với các hộ bảo vệ rừng.
o Các cuộc họp thôn và cuộc họp xã, tốt nhất là kết hợp với các vụ việc khác chứ không chỉ họp để nói về PES.
3.3.3.2. Xác đ nh đ i t ng và s ti n chi tr d ch v ị ố ượ ố ề ả ị ụ
Xét cho cùng, tính bền vững của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu nhất vẫn là: đối tượng nào được trả, trả với đơn giá bao nhiêu và cách chi trả như thế nào.
o Danh sách những người được chi trả bao gồm: (i) 5 chủ rừng đang nhận khoán bảo vệ rừng tại BQL Đa Nhim; (ii) các hộ được giao khoán bảo vệ rừng; (iii) các doanh nghiệp được thuê đất và rừng làm nhiệm vụ QLBV rừng tự nhiên, trồng rừng, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp với du lịch sinh thái.
o Lợi thế của việc thực hiện chính sách thí điểm PES/380 ở BQL Đa Nhim là kinh nghiệm quản lý rừng của cơ quan có liên quan, kinh nghiệm làm việc hiện trường của các hộ được giao khoán. Kết quả khảo sát hộ cho thấy việc giao khoán rừng đã thực hiện từ năm 1994, có 124/165 hộ điều tra đã nhận khoán từ đó cho đến năm 2008 (trước khi thực hiện
PES/380), đặc biệt là có 98 hộ (chiếm 59,4% tổng số hộ) nhận khoán rừng từ trước năm 2005.
o Số tiền chi trả hiện tại là 290.000 đồng/ha/năm. Thực tế con số này bao giờ cũng là thấp nếu đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng. Điều quan trọng là căn cứ vào bình quân thu nhập/hộ hiện nay ở toàn vùng khoảng 21,5 triệu/năm thì vấn đề thu nhập từ nhận khoán chiếm 50%
tổng thu có thể thành hiện thực, khi đó với đơn giá 400.000 đồng/ha thì một hộ nhận 25 ha đến 30 ha hoàn toàn là khả năng có thể làm được. Khi đó, hộ nhận khoán sẽ an tâm hơn và cũng có trách nhiệm hơn với công việc bảo vệ rừng hàng ngày của mình.