Các nghiên cứu và hoạt động liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 30 - 35)

Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trong cả nước nói chung hay tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng chỉ mới thực hiện từ năm 2008 trở đi. Do vậy, các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này hoàn toàn ít ỏi. Sau đây là một số kết quả chính:

(1) Một nghiên cứu được xem là khá bài bản về “Giá trị của rừng để bảo tồn nguồn nước và kiểm soát xói mòn” tại lưu vực Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng của nhóm nghiên cứu quốc tế (Winrock International) đã được tiến hành ở vùng thượng lưu khu vực sông Đồng Nai (Trần Kim Thanh, 2008). Kết quả của nghiên cứu này tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách thí điểm cấp quốc gia về chi trả dịch vụ MTR cho tỉnh Lâm Đồng. Trong báo cáo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:

- Vai trò quan trọng của rừng trong lưu vực là tăng dòng chảy kiệt trong mùa khô cho các mục đích sử dụng nước. Diện tích rừng càng lớn, độ che phủ rừng càng cao thì dòng chảy trong mùa khô càng tăng. Rừng có thể tác động tích cực lên các hồ chứa được điều tiết hàng ngày và ít hơn đối với hồ điều tiết nhiều năm. Tác động của rừng lên các hồ chứa điều tiết hàng năm có thể ở giữa hai giá trị đó.

- Tại lưu vực Đa Nhim, độ che phủ của rừng đạt 85%, do đó giá trị gián tiếp của rừng tại lưu này được nhìn nhận ở các cấp độ:

(a) Bảo tồn nước: Rừng có thể: giảm thiểu thiệt hại về lũ trong các lưu vực nhỏ; điều tiết nước trong hệ thống sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất điện và tưới; và tăng dòng chảy kiệt trong mùa khô.

(b) Kiểm soát xói mòn: Các giá trị tổng thể của rừng về kiểm soát xói mòn bao gồm: giảm xác suất lở đất; giảm xói mòn bờ sông; giảm bồi lắng cát trên các cánh đồng hoa màu ở vùng núi; giảm bồi lắng cát dọc theo sông; và giảm bồi lắng bùn ở lòng hồ.

(c) Hấp thu và lưu giữ các-bon: Rừng có giá trị kinh tế trong việc điều hòa khí hậu. Trong các dịch vụ này, dịch vụ dễ đoán nhất là giá trị về lưu giữ các-bon vì thực vật đang phát triển lưu giữ được các-bon. Có hai cách để tích giá trị lưu trữ các bon: giá trị thị trường/ thay thế chi phí và thiệt hại kinh tế tránh được.

- Giá trị của rừng về điều tiết nước và giảm bồi lắng bùn trong hồ chứa ở lưu vực Đa Nhim sẽ ở mức thấp so với công trình thủy điện mà ở đó sản lượng điện phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng và thể tích hoạt động của hồ chứa. Tuy nhiên, tại lưu vực này có tỉ lệ che phủ cao 85% với tổng diện tích rừng là 63.000 ha. Một hecta rừng sẽ mang lại lợi ích cho công trình thủy điện Đa Nhim là 69,07 USD/ha/năm (trong đó 14,64 USD/ha/năm là từ việc điều tiết nước và 54,43 USD/ha/năm là do giảm chất lơ lửng bồi lắng vào hồ). Nếu lợi ích của rừng được tính bằng VND/kWh, tổng sẽ là 64,55 VND/kWh.

(2) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 333/QĐ-UB ngày 17/02/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Trong

thời gian 2 năm làm thí điểm chi trả dịch vụ MTR, Qũy BV&PTR đã làm được những công việc như sau:

- Lập danh sách các đối tượng phải chi trả trong thời gian thí điểm (2009- 2010) gồm: Nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh, Công ty cấp nước TP Hồ Chí Minh (SAWACO); Công ty cấp nước TP Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai). Ngoài ra còn có 9 đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Mức thu theo quy định của chính phủ (trong quyết định 380/QĐ-TTg).

- Lập danh sách các đối tượng được chi trả trong thời gian thí điểm (2009- 2010) gồm: Các chủ rừng là tổ chức Nhà nước thực hiện khoán BVR cho các hộ gia đình trên lâm phần mình quản lý (13 Ban quản lý rừng và Công ty Lâm nghiệp trong tỉnh); các hộ gia đình, tổ chức nhận khoán BVR ổn định lâu dài trên diện tích do các tổ chức nhà nước quản lý; các chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân được nhà nước trực tiếp giao đất.

- Xác định diện tích lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng, gồm có: lưu vực hồ thuỷ điện Đa Nhim là 73.700 ha, lưu vực hồ thuỷ điện Đại Ninh là 114.866 ha, lưu vực sông Đồng Nai trên địa phận tỉnh Lâm Đồng sản xuất nước sinh hoạt cho Nhà máy SAWACO và Công ty cấp nước TP Biên Hoà với tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 395.803 ha.

- Xác định cụ thể hệ số K: Áp dụng cách tính hệ số K (do UBND tỉnh quyết định) để tính toán giá trị chi trả dịch vụ môi trường rừng như sau:

K = (KLR + KCLR + KNGR + KTĐ) / 4

Các hệ số KLR, KCLR, KNGR, KTĐ được vận dụng áp dụng trên cơ sở như sau:

- Hệ số phụ KLR (loại rừng) cụ thể là: KLR= 0,9 với rừng sản xuất, KLR = 1 với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;

- Hệ số phụ KCLR (chất lượng rừng) cụ thể là: KCLR= 0,9 với rừng nghèo và rừng phục hồi, KCLR= 0,95 với rừng trung bình và KCLR= 1 với rừng giàu;

- Hệ số phụ KNGR (nguồn gốc hình thành rừng) cụ thể là: KNGR = 0,9 với rừng trồng, KNGR = 1 với rừng tự nhiên;

- Hệ số KTĐ (mức tác động) cụ thể: hệ số KTĐ = 1 cho mức tác động I, hệ số KTĐ = 0,9 cho mức tác động II.

Hệ số K như trên chỉ đặt ra và xác định tương đối trong giai đoạn thí điểm với mức chênh lệch khá thấp giữa các hệ số phụ (chỉ biến động từ 0,9 đến 1,0) để đảm bảo sự đồng thuận trong cộng đồng các hộ gia đình và tổ chức nhận khoán quản lý và bảo vệ rừng.

(3) Đinh Quốc Huy (2009) đã có một nghiên cứu tổng quát về chi trả dịch vụ môi trường rừng cho toàn tỉnh Lâm Đồng. Theo báo cáo kết quả của đề tài này, trong các đối tượng được chi trả dịch vụ MTR, tác giả phân ra làm 3 nhóm lớn là:

tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân sản xuất trên đất lâm nghiệp, hộ gia đình và cộng đồng được giao đất và khoán BVR. Còn theo Chi cục Lâm nghiệp Lâm Đồng (2009), có 4 loại đối tượng được chi trả: tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân sản xuất trên đất lâm nghiệp, hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp, hộ gia đình và tập thể nhận giao khoán QLBVR.

Sau khi tham khảo và xem xét các vấn đề liên quan đến chi trả, đề tài có một vài nhận xét sau đây: (i) Số tiền trích lại cho các đơn vị chủ rừng 10% để chi phí quản lý theo Quyết định 380 của chính phủ là một con số quá lớn; (ii) Người dân muốn nhận trực tiếp từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tuy nhiên trong trường hợp này công tác chi trả tiền cho từng hộ dân sẽ hết sức phức tạp; (iii) Các hệ số phụ để tính K sẽ không công bằng đối với từng loại rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng;

rừng nghèo, rừng trung bình và rừng giàu; đối với rừng trồng và rừng tự nhiên; đối với rừng ít có khả năng tác động và rừng có khả năng tác động cao; vì rằng giá trị, công sức, tiền bạc của người dân đầu tư vào từng loại rừng có sự chênh lệch quá lớn mà mức độ chi trả lại không chênh lệch nhau nhiều; (iv) Việc thực hiện áp dụng hệ số K được tính theo tiểu khu, những người trong cùng một tiểu khu được xác định một hệ số K giống nhau trong khi có thể có những kiểu loại rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất khác nhau, chất lượng rừng khác nhau, nguồn gốc hình thành rừng và khả năng tác động của chúng đến rừng cũng có thể khác nhau; ngược lại trong những tiểu khu có hệ số K khác nhau lại có những khoảnh rừng giống

nhau; cho nên việc xác định hệ số K theo tiểu khu là không công bằng đối với những đối tượng rừng.

Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã có một kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở đây là: Trong việc xác định các đối tượng phải chi trả và được chi trả dịch vụ MTR vẫn còn chưa đầy đủ, còn nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ nhưng chưa được tính đến. Tỷ lệ chi trả dịch vụ về du lịch còn thấp, mức chi trả dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước hay dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ là một con số quy định dựa theo ước lượng chưa đúng với khả năng và giá trị mà nó cung cấp, dẫn đến số tiền chi trả dịch vụ môi trường còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của nó.

(4) Năm 2010, Trần Kim Thanh đã tiến hành Khảo sát kinh tế xã hội để đánh giá chính sách thí điểm của Chính phủ Việt Nam về chi trả dịch vụ MTR ở Lâm Đồng thuộc dự án Cảnh quan bảo tồn lưu vực Đồng Nai của Winrock International. Trong báo cáo kết quả, nghiên cứu có đề cập đến một số kết quả mà PES đạt được như:

- Tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành một số biện pháp để nâng cao nhận thức về giá trị rừng và tuyên truyền chính sách PES/380 đến các sở, ban, ngành có liên quan, các công ty và cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy rằng cách hiệu quả nhất đối với cộng đồng và hộ là thông qua các cuộc họp cộng đồng.

- Tỉnh Lâm Đồng có lợi thế về việc chuẩn bị hợp đồng bảo vệ rừng vì việc giao đất rừng cho hộ đã được bắt đầu từ những năm 1990. Cơ chế quản lý đã tồn tại (hợp đồng, theo dừi, chi trả, v.v). Tuy nhiờn, quỏ trỡnh lập hồ sơ để xỏc định ranh giới, giao đất, phê duyệt cần thời gian và kinh phí. Cần phải có nhiều thời gian và nguồn lực đáng kể để chuẩn bị trước khi áp dụng chính sách.

- Việc theo dừi và đỏnh giỏ PES sẽ bao gồm: (i) vai trũ và trỏch nhiệm của các cơ quan được giao trách nhiệm trong quá trình giám sát và đánh giá, (ii) các tiêu chí chính cho giám sát và đánh giá (có thể là diện tích rừng và loại rừng, các trường hợp vi phạm loại rừng bị mất do đốn rừng, cháy rừng, xâm lấn,…). Kết quả

tham vấn với những người chi trả trong quá trình khảo sát cho thấy họ mua dịch vụ nhưng không biết là dịch vụ có mang lại lợi ích cho hoạt động của họ hay không.

Và tác giả cũng nêu ra những thách thức liên quan đến PES là:

* Việc theo dừi chất lượng mụi trường (bao gồm diện tớch, chất lượng rừng) là điểm yếu của việc thực hiện chính sách thí điểm hiện tại. Hiện nay không có bảng biểu và mẫu bỏo cỏo chuẩn và khụng rừ ai chịu trỏch nhiệm giỏm sỏt và theo dừi để thực hiện PES. Dữ liệu ghi chộp quỏ khứ về rừng bị mất và cỏc trường hợp vi phạm khụng cú hệ thống và khụng đủ chi tiết để phõn tớch. Vỡ vậy, việc theo dừi và giám sát phải là một phần của Nghị định PES sắp tới.

* Quy hoạch sử dụng đất đóng góp cho việc giải quyết vấn đề thiếu đất nông nghiệp hiện tại của người dân trong vùng đệm và gần khu bảo tồn, xác định được tính phù hợp của đất cho nông nghiệp và đất rừng để phát triển bền vững nên được nhắm tới. Năng suất nông nghiệp ở một số nơi ở lưu vực Đa Nhim là thấp. Cần nghiên cứu thêm để xác định vấn đề và đưa ra giải pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w