Sinh kế và thu nhập của các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 60 - 71)

3.1. Hiện trạng kinh tế xã hội và quá trình thực hiện giao khoán bảo vệ rừng ở các cộng đồng

3.1.1. Hiện trạng kinh tế xã hội của các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng 1. Một số đặc điểm chung

3.1.1.3. Sinh kế và thu nhập của các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng

* Nông nghiệp

Có 2 nhóm cây trồng chủ yếu trong vùng nghiên cứu là cây rau màu và cây lâu năm. Cây rau màu gồm 3 loại chính là ngô, rau và hoa. Ngô được trồng nhiều ở xã Đa Nhim và Đa Chais. Câu lâu năm chủ yếu là cà phê, hồng vàng và trà. Cà phê

trồng ở tất cả các xã. Chỉ một vài hộ có cây hồng vàng và trà, chủ yếu là cây còn giữ lại chứ không phải trồng mới.

Diện tích hoa màu bình quân mỗi hộ là thấp, bình quân khoảng 0,1- 0,5 ha/hộ, diện tích cây lâu năm bình quân cao hơn, khoảng 0,4 đến 1,1 ha/hộ (Bảng 3.5). Diện tích đất hoa màu và đất nông nghiệp nhỏ phản ánh tình trạng thiếu đất trong vùng. Quan trọng hơn, diện tích đất canh tác chênh lệch giữa các hộ gia đình, thậm chí là nhiều hộ không có đất sản xuất (36/165 hộ). Nhìn chung toàn vùng, số hộ có diện tích đất sản xuất dưới 1 ha chiếm tới 68,5%, nhưng ngược lại cũng có 1,8% số hộ có diện tích trồng trên 4 ha (Bảng 3.6) (nguồn: Phụ lục 4.2).

Bảng 3.5 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ ở các cộng đồng

DT cây hàng năm (ha/hộ) DT cây lâu năm (ha/hộ) Trung

bình

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Đa Sar 0,07 0,0 1,0 1,14 0,2 3,0

Đa Nhim 0,18 0,0 1,0 0,57 0,1 2,6

Đa Chais 0,56 0,0 3,0 0,34 0,0 2,0

Tổng 0,24 0,0 3,0 0,72 0,0 3,0

Bảng 3.6 Hiện trạng phân bố số hộ theo diện tích đất mà hộ sử dụng

Diện tích đất sử dụng Tần số (hộ) Tần số (%)

Dưới 1 ha 113 68,5

Từ 1 đến 2 ha 38 23,0

Từ 2 đến 4 ha 11 6,7

Trên 4 ha 3 1,8

Vì có 99,4% số hộ sống dựa vào sản phẩm nông nghiệp, cho nên diện tích đất sản xuất cũng nói lên thu nhập của hộ gia đình. Theo kết quả trình bày thu nhập của hộ (Bảng 3.7) có thể thấy nếu xã có bình quân đất sản xuất cao thì thu nhập của hộ cũng sẽ tăng lên, thậm chí chênh lệch về thu nhập giữa các xã còn lớn hơn nhiều so với chênh lệch về diện tích đất đưa vào sản xuất của hộ. Tất nhiên, thu nhập của hộ còn phụ thuộc vào yếu tố thị trường, loại sản phẩm từ cây trồng. Riêng đối với khu vực nghiên cứu còn phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển tới các nơi tiêu thụ mà ở đõy rừ nhất là thành phố Đà Lạt. Về khoảng cỏch thỡ xó Đa Sar gần Đà

Lạt hơn, sau đến xã Đa Nhim rồi mới đến Đa Chais. Vì thế, các loại và sản phẩm cây trồng cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng thông thường giữa nơi cung cấp với nơi tiêu thụ như thực tiễn tại vùng này.

Bảng 3.7 Diện tích đất sản xuất và thu nhập bình quân trên đất của hộ

DT đất sản xuất (ha/hộ) Thu nhập của hộ (triệu/hộ) Trung

bình

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Đa Sar 1,21 0,2 3,0 43,6 2,0 128,0

Đa Nhim 0,75 0,2 3,6 9,3 0,0 60,6

Đa Chais 0,89 0,0 4,5 2,2 0,0 9,0

Tổng 0,96 0,0 4,5 19,8 0,0 128,0

Theo Bảng 3.7 (nguồn: Phụ lục 4.2 và 4.3) thì thu nhập trên đất sản xuất của hộ của xã Đa Sar là cao nhất (43,6 triệu/hộ) và chênh lệch rất nhiều so với hai xã còn lại (9,3 và 2,2 triệu/hộ). Diện tích cây trồng bình quân của xã Đa Sar cũng cao nhất (1,21 ha/hộ) và quan trọng là diện tích trồng cà phê và hoa công nghiệp nhiều hơn, còn xã Đa Chais mặc dù diện tích bình quân có lớn hơn so với xã Đa Nhim nhưng người dân ở đây đã dành một phần diện tích của họ cho trồng cây lương thực (bắp), vì vậy mà thu nhập bình quân là thấp nhất trong các xã điều tra.

Hầu hết các hộ (92%) trong vùng là làm nông nghiệp, tuy nhiên thu nhập từ nông nghiệp là thấp, đặc biệt là ở Đa Nhim, Đa Chais. Qua phỏng vấn hộ và tập hợp theo nhóm, có rất nhiều lý do dẫn đến sản lượng nông nghiệp thấp, bao gồm:

o Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ, đúng hơn là diện tích trồng cây lương thực và rau màu gần như không có.

o Kỹ thuật canh tác thấp và giá trị hoa màu thấp. Điều này liên quan chặt chẽ với trình độ học vấn thấp và các dịch vụ khuyến nông trong vùng.

o Một số hộ trồng mới cà phê chưa có trái trong năm 2009, 2010; không có thu nhập nhưng vẫn phải có chi phí (đặc biệt là ở Đa Nhim, 20 hộ có thu nhập nông nghiệp âm).

* Sự phụ thuộc vào lâm sản

Bảng 3.8 Tình trạng phụ thuộc vào lâm sản và loại lâm sản sử dụng của hộ Tình trạng sử dụng Tần số hộ (%) Loại lâm sản sử dụng Tần số hộ (%)

Có 60,0 Củi 100,0

Không 40,0 Khác 15,0

Theo Bảng 3.8 (từ Phụ lục 4.2), có 99/165 hộ hay 60% số hộ có phụ thuộc vào lâm sản từ rừng, sự phụ thuộc này hầu như chỉ là củi (100% số hộ), các hộ cũng có sử dụng các loại lâm sản khác hay được coi là loại lâm sản thứ hai như gỗ (làm nhà), mây, rau ăn nhưng rất ít (15%). Tỉ lệ phụ thuộc vào rừng cao được quan sát thấy ở xã Đa Chais (44/45 hộ), Đa Nhim (55/60 hộ). Ở xã Đa Sar không có hộ nào khai thác lâm sản trong số các hộ điều tra.

Tóm lại, từ hiện trạng về kinh tế, xã hội của cộng đồng và hộ khảo sát, đề tài có nhận xét:

- Tỷ lệ chủ hộ là người dân tộc toàn vùng chiếm hơn 95% số hộ, nhưng trong các cộng đồng nghiên cứu gần như thuần nhất là người Cil với 99,4% số hộ.

Bình quân nhân khẩu/ hộ là 5,9 người và lao động/ hộ là 2,6 người, khá cao so với những địa phương khác. Nghề nông là nghề chính của các hộ với tần suất 97%, các nghề còn lại khác rải rác là lâm nghiệp hay buôn bán dịch vụ và vận chuyển (3%).

- Cây lâu năm chiếm ưu thế là cà phê, tốc độ tăng diện tích trồng cà phê lên tới 22 - 23% mỗi năm ở xã Đa Sar và Đa Chais. Diện tích hoa màu bình quân trên hộ thấp, khoảng 0,1- 0,5 ha/hộ. Diện tích cây lâu năm bình quân cao hơn, khoảng 0,4- 1,1 ha/hộ. Số hộ có diện tích đất sản xuất dưới 1 ha chiếm tới 68,5%, nhưng ngược lại cũng có 1,8% số hộ có diện tích trồng trên 4 ha.

- Thu nhập trên đất sản xuất của hộ của xã Đa Sar là cao nhất (43,6 triệu/hộ) và chênh lệch rất nhiều so với hai xã còn lại (9,3 và 2,2 triệu/hộ). Diện tích cây trồng bình quân của xã Đa Sar cũng cao nhất (1,21 ha/hộ), còn xã Đa Chais mặc dù diện tích bình quân có lớn hơn Đa Sar và Đa Nhim nhưng thu nhập từ nông nghiệp bình quân là thấp nhất trong các xã điều tra.

3.1.2. Hiện trạng quá trình thực hiện khoán bảo vệ rừng ở các cộng đồng Toàn bộ lưu vực Đa Nhim có diện tích khoảng 740 km2, bao gồm các phần của huyện Lạc Dương, Đơn Dương và một ít của thành phố Đà Lạt. Trong đó, riêng phần của Lạc Dương đã chiếm đến 77% tổng diện tích lưu vực.

Bảng 3.9 Hiện trạng cảnh quan và mức độ che phủ ở lưu vực Đa Nhim

Loại che phủ Sinh cảnh/ loại rừng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Rừng lá rộng Rừng thường xanh 8.257 11,0

Rừng thông Rừng lá kim 47.994 64.0

Hỗn giao (lá rộng+thông) Hỗn giao lá kim thường xanh 4.911 6,6

Rừng trồng Rừng trồng 1.907 2,5

Đất trống Đồng cỏ và cây bụi 3.435 4,6

Nông nghiệp và thổ cư Nông nghiệp và thổ cư 7.526 10,0

Hồ chứa Đơn Dương Thủy vực 970 1,3

Tổng 75.000 100

(Nguồn: Trần Kim Thanh, 2008) Lưu vực được che phủ chủ yếu bởi rừng với tổng diện tích là 631 km2 chiếm 84% tổng diện tích lưu vực. Diện tích rừng lớn nhất là rừng thông chiếm 64%, sau đó là rừng lá rộng (11%), rừng hỗn giao (7%) và rừng trồng (2,5%). Đất trống được che phủ bởi cỏ và cây bụi chiếm gần 5%. Tài nguyên rừng của lưu vực Đa Nhim chủ yếu được quản lí bảo vệ bởi 7 tổ chức nhà nước, trong đó có 2 đơn vị chính là VQG Bidoup-Núi Bà và BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

3.1.2.1. Hiện trạng đất rừng và loại rừng tại khu vực 3 xã nghiên cứu

Trong tổng diện tích đất tự nhiên ở khu vực 3 xã nghiên cứu thì hầu như là đất lâm nghiệp. Trong diện tích đất lâm nghiệp ấy lại gần như là rừng tự nhiên, đối tượng mà các chủ rừng có thể giao khoán cho các tổ chức và hộ gia đình. Tỷ lệ cao nhất như xã Đa Chais thì diện tích rừng tự nhiên đã chiếm 90,8%, còn thấp như xã Đa Nhim cũng có rừng tự nhiên chiếm 64,1% diện tích đất của xã (Bảng 3.10).

Bảng 3.10 Thống kê diện tích đất và loại rừng tại các xã nghiên cứu

Xã Tổng diện

tích đất tự

Tổng diện tích rừng tự

DT Rừng đặc dụng

DT Rừng phòng hộ

DT Rừng sản xuất

nhiên (ha) nhiên (ha) (ha) (ha) (ha)

Đa Sar 25.222,0 21.961,3 1711,9 15.397,2 4.852,1

Đa Nhim 29.903,0 19,170,6 12.024,7 1.378,2 5.767,7

Đa Chais 34.104,0 30.958,5 27.85,0 20.008,1 367,8

(Nguồn: Trần Kim Thanh, 2008) Theo hệ thống phân loại rừng của nước ta (Điều 6, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, 2004) thì rừng được chia thành 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tại lưu vực Đa Nhim tồn tại cả 3 loại này, nhưng trong phạm vi của các xã nghiên cứu thì rừng đặc dụng chiếm 56,9%, rừng phòng hộ 27,9% và rừng sản xuất 15,2% như trình bày trong Hình 3.1 (chỉ tính trên diện tích rừng tự nhiên).

Diện tích rừng đặc dụng hiện do VQG Bidoup-Núi Bà quản lý, còn diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất đều do BQL rừng phòng hộ Đa Nhim quản lý. Chính do có hai đơn vị quản lý rừng tự nhiên trên cùng một địa bàn xã đã dẫn tới sự phân chia loại rừng đi theo tên gọi của đơn vị quản lý, và bên cạnh đó là việc thực hiện giao khoán cho các đối tượng nhận khoán cũng hoàn toàn khác nhau.

Hình 3.1 Tỷ lệ (%) diện tích các loại rừng hiện có ở các xã nghiên cứu

Theo số liệu phân bố loại rừng ở các xã (Bảng 3.10 và Hình 3.2) cho thấy:

Diện tích rừng phòng hộ chủ yếu nằm ở xã Đa Sar (chiếm 76,7% rừng của 3 xã).

Diện tích rừng đặc dụng lại gần như nằm ở xã Đa Chais (chiếm 66,5% rừng của 3

xã). Diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên chỉ có 10.987,6 ha, trong đó ở xã Đa Sar và Đa Nhim đã chiếm đến 96,7%, chỉ có rất ít (3,3%) tại xã Đa Chais.

Hình 3.2 Diện tích và cơ cấu phân bố các loại rừng ở các xã nghiên cứu Với hiện trạng rừng tự nhiên như mô tả ở trên cho thấy khả năng giao và nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên là rất lớn. Mặt khác, các chính sách của nhà nước ta hiện tại cũng đang khuyến khích các tầng lớp xã hội cùng với các chủ rừng đồng thời thực hiện bảo vệ rừng. Theo đó, vấn đề còn lại chính là cách tổ chức thực hiện giao khoán và chi trả tiền công khoán cho các đối tượng nhận khoán như thế nào mà thôi. Điều đó phụ thuộc vào hai bên: bên giao khoán còn gọi là chủ rừng trực tiếp và là người chi trả, còn bên nhận khoán còn gọi là người trực tiếp bảo vệ rừng và đồng thời là đối tượng được chi trả.

3.1.2.2. Các đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng ở 3 xã nghiên cứu

Tại 3 xã nghiên cứu, diện tích rừng tự nhiên đã được giao khoán cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và cách quản lí bảo vệ rừng, đề tài chia thành hai nhóm chính: nhóm các tổ chức hay đơn vị tập thể (của nhà nước) và nhóm các hộ gia đình riêng lẻ.

Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (gọi tắt là BQL Đa Nhim) quản lý tổng diện tích tự nhiên là 37.103,9 ha nằm trong lưu vực Đa Nhim, trên

diện tích của 4 xã: Đa Chais, Đa Nhim, Đa Sar và xã Lát. Tổng diện tích rừng của BQL Đa Nhim trong đối tượng của 3 xã nghiên cứu khoảng 35.382 ha.

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (gọi tắt là VQG) quản lý 15.613 ha nằm trong vùng thượng lưu của lưu vực Đa Nhim, trong đó diện tích rừng nằm trên diện tích của 4 xã chính: Đa Chais, Đa Nhim, Đưng K’nớ, xã Lát.

Bảng 3.11 Thống kê diện tích đất và rừng giao khoán tại các xã nghiên cứu

Chủ rừng

Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)

Tổng DT rừng giao khoán (ha)

GK cho tập thể (ha)

GK cho hộ gia đình Số hộ DT (ha)

BQL Đa Nhim 37.103,9 25.587,9 6.396,0 789 19.191,9

VQG Bd-NB 15.613,1 10.613,7 2.370,0 345 8.243,7

Cộng 52.717,0 36.201,6 8.766,0 1.134 27.435,6

(Nguồn: Trần Kim Thanh, 2010) Phần diện tích mà các chủ rừng đã giao khoán là 36.201,6 ha, chiếm 68,7%

tức khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên. Trong số này phần giao cho các hộ gia đình chiếm 75,8% và phần giao cho các đơn vị tập thể chiếm 24,2%. Đây là diện tích giao khoán cho các tổ chức tập thể và hộ gia đình trên tất cả các xã (7 xã) mà BQL Đa Nhim và VQG Bidoup-Núi Bà đã thực hiện.

Trên thực tế, trong 3 xã mà đề tài này xác định là đối tượng nghiên cứu thì tổng diện tích tự nhiên của hai xã Đa Nhim và Đa Chais phần lớn nằm trong lâm phận do VQG Bidoup-Núi Bà quản lý, còn xã Đa Sar thì nằm trong lâm phận của BQL Đa Nhim. Nhưng trong tổng diện tích rừng của 3 xã thuộc BQL Đa Nhim thì xã Đa Sar chiếm nhiều nhất với 64,7%, hai xã còn lại chỉ gần bằng nửa so với xã Đa Sar. Vì phần diện tích giao khoán cho các tổ chức tập thể cũng như hộ gia đình đều vượt trội ở BQL Đa Nhim so với VQG, cho nên một số phân tích sau đây chủ yếu là cho đơn vị này.

Bảng 3.12 Diện tích đã giao khoán cho các tổ chức và hộ gia đình (2009)

Xã Diện tích thuộc BQL

DT mà

BQL đã DT giao tập thể DT giao hộ gia đình

(ha) giao (ha) (đ.vị) (ha) (hộ) (ha)

Đạ Chais 4.399,0 4.173,0 8 1.366,3 101 2.806,7

Đa Nhim 8.072,0 10.178,7 19 3.240,0 235 6.938,7

Đạ Sar 22.911,0 18.115,0 14 2.159,4 507 15.945,6

CỘNG 35.382,0 32.456,7 41 6.765,7 843 25.691,0

(Nguồn: BQL Đa Nhim, 2009) Theo kết quả thống kê ở Bảng 3.12, cho thấy tổng diện tích đã giao khoán là 32.456,7 ha và chiếm tới 91,7% tổng diện tích rừng tự nhiên của BQL Đa Nhim trong phạm vi 3 xã. Điều đó nói lên rằng, việc thực hiện giao khoán bảo vệ rừng ở đây thực hiện khá triệt để, chỉ còn 2.925,3 ha là rừng cho thuê. Trong số diện tích rừng giao khoán thì riêng hộ gia đình là 25.691,0 ha, chiếm 79,2% tổng diện tích giao khoán hay 72,6% tổng diện tích tự nhiên của 3 xã. Theo đó có thể khẳng định, diện tích rừng đã giao khoán cho các hộ gia đình chiếm phần chủ yếu nhất trong số các đối tượng nhận giao khoán bảo vệ rừng tại địa phương.

Phân theo đơn vị xã thì diện tích rừng nằm trên địa phận xã Đạ Sar là lớn nhất, chiếm 64,8% tổng diện tích tự nhiên, chiếm 54,9% diện tích đã giao khoán và chiếm 62,1% diện tích mà các hộ gia đình đã nhận khoán của 3 xã cộng lại.

Phân theo số lượng các chủ nhận khoán thì tổng diện tích đã giao khoán là 32.456,7 ha cho 843 hộ dân và 41 đơn vị tập thể và doanh nghiệp (năm 2009), bình quân một hộ gia đình nhận khoán là 30,5 ha, bình quân một đơn vị tập thể hay doanh nghiệp nhận khoán rừng hay thuê rừng là 165 ha. Nói chính xác thì 41 đơn vị tập thể kia đều là thuê đất và thuê rừng để thực hiện các hoạt động sản xuất của họ. Tuy nhiên, nếu là thuê rừng thì các tổ chức trên vẫn được nhận tiền khoán quản lí bảo vệ rừng và vì vậy trong danh sách nhận khoán có tên của các đơn vị này.

Trên thực tế, nếu so sánh với tổng số hộ gia đình của 3 xã là 1.632 hộ (UBND xã, năm 2009) thì số hộ đã nhận giao khoán (843 hộ) chiếm 51,6%. Như vậy là mặc dù có đến 79,2% diện tích rừng tự nhiên có chủ rừng là các hộ gia đình (gọi là cú sổ xanh) nhưng cũng mới chỉ khoảng ẵ số hộ được nhận giao khoỏn.

Biết rằng có tới 96% số hộ là người dân tộc thiểu số, họ đều là những đối tượng được nhận khoán theo chính sách ưu tiên của nhà nước. Vậy với số hộ còn lại kia,

hoặc là những hộ có thu nhập khá giả nên chưa nằm trong diện được giao, hoặc là không còn diện tích rừng tự nhiên để giao khoán. Với riêng BQL Đa Nhim thì diện tích rừng tự nhiên để giao khoán đã không còn mặc dù diện tích tự nhiên và đất có rừng của 2 xã Đa Nhim và Đa Chais đều khá lớn. Lý do đơn giản là rừng tự nhiên nằm trên địa bàn các xã ấy đang thuộc phạm vi quản lý của VQG Bidoup-Núi Bà, đơn vị chưa thực hiện giao khoán rừng cho các hộ dân ở hai xã này.

* Đối tượng nhận khoán là các tổ chức tập thể nhà nước

Bảng 3.13: Các tổ chức tập thể nhận khoán bảo vệ rừng cho BQL Đa Nhim

TT Tên tổ chức

Diện tích 2009 (ha)

Diện tích

2010 (ha) Địa điểm 1 Công An Lạc Dương 602,8 602,8 Đa Sar 2 Công An Thành phố Đà Lạt 97,0 97,0 Đa Sar 3 Phòng Hậu cần Công An Tỉnh LĐ 600,0 600,0 Đa Sar 4 Phòng Tham mưu-Bộ Chỉ huy QS 772,0 772,0 Đa Nhim

5 Huyện đội Lạc Dương 217,6 Đa Sar

(Nguồn: BQL Đa Nhim, 2010) Trong 6 tổ chức nhận khoán lại từ BQL Đa Nhim tại huyện Lạc Dương thì có 5 tổ chức đang hoạt động trên phạm vi của 2 xã nghiên cứu là Đa Sar và Đa Nhim. Trong đó có 4 tổ chức nhận từ trước 2009, còn một tổ chức mới nhận từ 2010. Kết quả từ Bảng 3.13 cho thấy tổ chức nhận khoán tại xã Đa Nhim có diện tích rất lớn trên 770 ha, còn những tổ chức tại xã Đa Sar thấp nhất là 97,0 ha.

Thông tin từ Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng cho biết thêm, phần rừng mà các tổ chức nhận khoán bảo vệ đều xa nơi dân cư đang sinh sống, địa hình khó khăn. Các tổ chức này đã cử người tuần tra bảo vệ rừng và được hưởng tiền công nhận khoán bảo vệ rừng từ BQL Đa Nhim.

* Đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng là các hộ gia đình

Bảng 3.14 Phân bố của hộ gia đình và diện tích nhận khoán ở các xã

Số tổ nhận khoán (tổ)

Số hộ gia đình nhận khoán (hộ)

DT nhận khoán của xã (ha)

DT nhận khoán bình quân (ha/hộ)

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w