Phương pháp thu thập thông tin 1. Thu thập thông tin thứ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 49 - 52)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 1. Thu thập thông tin thứ cấp

Quá trình xác định nguồn và thu thập thông tin thứ cấp được tiến hành theo các nội dung chủ yếu sau:

(1) Kế thừa các tài liệu liên quan trong khu vực (tài liệu thứ cấp). Nguồn cung cấp thông tin này từ BQL Đa Nhim, Quỹ BV&PTR Lâm Đồng, UBND huyện và các xã nghiên cứu.

- Những tài liệu khí hậu, thuỷ văn, thực vật, tài nguyên rừng, dân số và lao động, chính sách kinh tế - xã hội, tài liệu về lịch sử làng xã, tài liệu liên quan đến sự ra đời và quá trình hoạt động của BQL rừng phòng hộ.

- Những tài liệu liên quan đến việc phân loại tài nguyên rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và những tiêu chuẩn phân loại trạng thái rừng sử dụng trong lâm học và điều tra rừng.

- Những báo cáo hay kết quả nghiên cứu liên quan tới MTR, những kết quả hoạt động sản xuất liên quan đến tình hình quản lý rừng ở địa phương (phạm vi đơn vị, huyện và tỉnh).

- Những tài liệu tổng kết về chính sách của Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng:

Chính sách giao đất khoán rừng, Luật bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch và kết quả thực hiện chi trả dịch vụ MTR giai đoạn thí điểm.

2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài tiến hành thu thập thông tin trực tiếp từ các hộ, tổ chức liên quan đến việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ môi trường rừng. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA). Các công cụ chủ yếu gồm (theo tài liệu của Bùi Việt Hải, 2007 và Bộ NN&PTNT, 2003):

(1) Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt (cán bộ của BQL rừng, cán bộ huyện và các xã liên quan). Những chủ đề phỏng vấn tập trung vào:

- Đặc điểm tài nguyên rừng (diện tích, hiện trạng, phân bố) và thực trạng quản lý tài nguyên rừng (rừng đã giao, rừng chưa giao).

- Hoạt động của BQL rừng phòng hộ và cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Những yếu tố thúc đẩy hay cản trở BQL rừng và cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Những giải pháp kinh tế và xã hội đã áp dụng (PES/380) có khả năng thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo vệ rừng.

- Ngoài ra, khảo sát còn bao gồm việc họp với các cơ quan địa phương và các xã để thu thập thêm thông tin bổ sung cho tài liệu cấp.

(2) Phỏng vấn hộ gia đình: Công cụ điều tra chủ yếu là bảng câu hỏi phỏng vấn, trong đó có những câu hỏi định hướng và bán định hướng. Số lượng hộ phỏng vấn lấy theo tỷ lệ 5-7% tổng số hộ của xã, ưu tiên cho những hộ đã tham gia nhận khoán QLBVR. Hộ được rút theo phương pháp ngẫu nhiên (nhưng chỉ trên đối tượng hộ nhận khoán theo danh sách được cung cấp bởi thôn).

+ Thảo luận nhóm tập trung: Đây được coi là một hình thức thu thập số liệu chuyên sâu rất quan trọng đối với đề tài này. Bởi vì vấn đề chi trả dịch vụ trước hết là vấn đề mới và sau nữa là có nhiều cách nhìn khác nhau. Vì thế, các cuộc thảo luận này là cơ hội để nhà nghiờn cứu cựng với cỏc bờn làm rừ cỏc quan điểm, cỏch nhìn, cách đánh giá và xác định các mức chi trả sao cho phù hợp. Các thảo luận này được tổ chức sau khi khảo sát hộ đã hoàn tất, tập trung tìm hiểu thêm đối với các vấn đề hoặc cỏc cõu hỏi chưa rừ qua phỏng vấn hộ.

Đã tổ chức thảo luận cho hai đối tượng: nhóm cán bộ công chức của BQL rừng phòng hộ Đa Nhim, nhóm những người dân đang QLBVR ở các cộng đồng.

Vì có 3 xã nghiên cứu nên đã có 3 nhóm thảo luận của 3 thôn đại diện cho xã. Mỗi nhóm thôn đều có mặt của ban thôn và trên 10 hộ dân. Trong tất cả các cuộc thảo luận nhóm, nhà nghiên cứu là người thúc đẩy thảo luận và ghi chép các kết quả có được (xem Phụ lục 2).

+ Một số công cụ khác trong bộ PRA (Bùi Việt Hải, 2007; Bộ NN&PTNT, 2003; FAO, 1990) được lựa chọn để bổ sung thêm trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu tại hiện trường là:

* Phân tích quan hệ nhân-quả: Đối với quan hệ giữa con người và môi trường rừng luôn là quan hệ về nguyên nhân và kết quả. Có điều phải chỉ ra được cái gì có trước và cái gì có sau vì trên thực tế nó là đồng thời của nhiều cặp quan hệ tương tác lẫn nhau.

Cách phân tích sử dụng ở đây là tổ chức một nhóm hộ thảo luận để chỉ ra các yếu tố thuộc về nguyên nhân (cái có trước), sau đó chỉ ra các ảnh hưởng hay tác dụng (cái có sau) của chính những yếu tố ấy. Câu hỏi cho thảo luận đưa ra bởi người nghiên cứu.

* Phân tích theo sơ đồ hai mảng: Phân tích để tìm ra các thuận lợi (điểm mạnh và cơ hội), khó khăn (điểm yếu và thách thức) của các giải pháp QLBVR trước đây (khi chưa có chi trả MTR, trước 2009) và hiện nay (đã áp dụng thí điểm chi trả MTR, từ năm 2009).

Thực hiện bằng cách phân vấn đề ra thành “hai mảng” trái ngược nhau và ghi trên giấy A0, sau đó đặt ra câu hỏi, người dân tự do phát biểu hoặc thảo luận để đưa ra câu trả lời, người nghiên cứu ghi lại và tập hợp theo từng mảng.

Tóm lại, các công cụ cho điều tra khảo sát tại hiện trường gồm:

(i) Một bộ câu hỏi được thiết kế cho đối tượng các hộ nhận khoán (được trình bày trong Phụ lục 1a).

(ii) Một bộ hướng dẫn thảo luận để thực hiện cuộc họp và thảo luận nhóm với cộng đồng (câu hỏi gợi ý cho thảo luận như trong Phụ lục 1b).

(iii) Một tập tin dữ liệu bằng Excel có cấu trúc giống như các bảng hỏi, dùng để mã hóa dữ liệu và lưu trữ bản điện tử của các bảng hỏi (xem Phụ lục 3)

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w