NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Trong quá trình xử lý tài liệu, đề tài tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin thu thập được theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề; phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa chọn và tìm giải pháp. Đồng thời phải định lượng một số chỉ tiêu trong phân loại tài nguyên rừng và phân loại kinh tế xã hội để phân ra các thang bậc hay cấp độ khác nhau mà BQL và mọi người dân có thể nhận biết được, kiểm tra được. Theo đó, những thông tin xử lí và phân tích bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng, các thông tin này đều có giá trị quan trọng như nhau khi sử dụng xây dựng các thang bậc trong phân loại.
Toàn bộ thông tin, số liệu thu thập sẽ được phân tích, tổng hợp và đánh giá bằng các phương pháp chính như sau:
+ Thống kê và tổng hợp các thông tin về điều kiện tự nhiên như địa hình, tài nguyên rừng bằng cách kiểm kê và sắp xếp theo bảng biểu; sau đó mô tả, phân tích và ước lượng về mặt thống kê.
+ Tổng hợp và phân tích các thông tin về kinh tế và xã hội của các tổ chức, hộ gia đình, nhóm hộ hay cá nhân có liên quan đến QLBVR. Các tổ chức chia ra tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân (công ty, doanh nghiệp).
+ Phân tích các thông tin về chính sách trong công tác quản lý sử dụng và phát triển rừng, những tồn tại hay vướng mắc về chế độ, chính sách trong quá trình thực hiện công tác quản lý sử dụng.
+ Xác lập mối quan hệ (nếu có) giữa những yếu tố có thể có liên hệ với nhau nhằm điều khiển hay kiểm soát yếu tố này thông qua yếu tố kia nếu nó có đóng góp vào quan hệ thu-chi hay giá cả dịch vụ.
Các phương pháp thực hiện cụ thể cho từng nội dung chính được trình bày như sau:
Nội dung 1: Hiện trạng kinh tế xã hội và giao khoán quản lý bảo vệ rừng - Mô tả hiện trạng đời sống kinh tế và xã hội của các cộng đồng nhận khoán.
Mô tả quá trình thực hiện giao khoán (bên giao, bên nhận, theo 661, theo kế hoạch của tỉnh) bằng cách dựa vào tài liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Thống kê diện tích các loại rừng đã được giao khoán (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) ở các xã bằng cách sử dụng tài liệu thứ cấp và bản đồ hiện trạng rừng gần đây nhất của BQL rừng phòng hộ.
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giao và nhận khoán, xác định vai trò của chính sách và các chủ rừng tới đối tượng nhận khoán bằng cách xác lập các mối quan hệ thông qua kết quả thảo luận nhóm.
Nội dung 2: Phân cấp các đối tượng nhận chi trả môi trường rừng
- Phân loại rừng nhận khoán theo chủ rừng (BQL Đa Nhim, xã nghiên cứu), theo loại rừng (rừng lá kim, rừng lá rộng, hỗn giao) bằng cách dựa vào tiêu chuẩn phân loại đã sử dụng trong điều tra rừng tự nhiên và kết hợp với các tài liệu có sẵn.
- Thống kê các đối tượng đã nhận khoán (tổ chức, người dân), bao gồm:
. Với tổ chức phân ra loại tổ chức theo chức năng và mục đích nhận khoán dựa trên thông tin thứ cấp do BQL Đa Nhim, Quỹ BV&PTR cung cấp.
. Với người dân phân loại theo xã, dân tộc, mức độ giàu nghèo của hộ gia đình bằng cách dựa vào tài liệu thứ cấp, số liệu thu thập qua điều tra phỏng vấn.
Nội dung 3: Các kết quả đánh giá và đề xuất chi trả dịch vụ MTR
- Xem xét tầm quan trọng của chính sách chi trả dịch vụ MTR đối với các chủ rừng nhận khoán (tổ chức, hộ), đánh giá vai trò của chính sách bằng cách liệt kê kết quả thảo luận nhóm có trọng tâm, sau đó so sánh và đối chiếu với nhau.
- Xác định mức độ cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của cộng đồng nhận khoán thông qua điều tra hộ và thu nhập của hộ, so sánh thu nhập hộ trước và sau khi thực hiện chính sách PES/380.
- Đề xuất các biện pháp bằng cách căn cứ vào các đóng góp của chủ rừng (BQL Đa Nhim) và các nhóm hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ kết quả thảo luận nhóm tập trung. Đây cũng là các kiến nghị liên quan tới chi trả dịch vụ MTR cho lâu dài.
Sau đây là bảng tóm tắt theo khung logic các phương pháp nghiên cứu.
Bảng 2.4 Khung logic các vấn đề nghiên cứu đã thực hiện trong đề tài
Mục tiêu Nội dung Phương pháp và công cụ
(1) Mô tả quá trình thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã được thực hiện, thuận lợi và khó khăn của quá trình này.
+ Hiện trạng kinh tế và xã hội của các cộng đồng nhận khoán.
+ Hiện trạng quá trình thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng
+ Sử dụng tài liệu thứ cấp
+ Thảo luận nhóm CBCC và người dân + Sơ đồ hai mảng (thuận lợi, khó khăn)
+ Thuận lợi và khó khăn của quá trình thực hiện nhiệm vụ QLBVR của các đối tượng.
+ Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt + Phỏng vấn hộ gia đình (2) Xác định các đối
tượng đang nhận giao khoán quản lý bảo vệ rừng ở khu vực nghiên cứu dựa trên sự phân cấp quản lí (tổ chức nhà nước, tổ chức tư nhân, hộ gia đình và cá nhân).
+ Thống kê, phân loại rừng và trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu.
+ Thống kê, phân loại đối tượng chủ rừng được nhận chi trả dịch vụ MTR (tổ chức, hộ gia đình).
+ Các yếu tố có ảnh hưởng tới quá trình giao khoán và chi trả PES khi thực hiện.
+ Sử dụng tài liệu thứ cấp
+ Thảo luận nhóm CBCC và người dân + Sơ đồ quan hệ nguyên nhân, kết quả
+ Phỏng vấn hộ gia đình (các yếu tố ảnh hưởng) + Tính các đặc trưng (3) Đánh giá kết quả
của việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng về đời sống kinh tế và xã hội của cộng đồng được thực hiện chi trả (so với trước khi áp dụng chính sách này).
+ Chính sách chi trả dịch vụ MTR đối với việc quản lí bảo vệ rừng.
+ Kết quả thực hiện khoán bảo vệ rừng và ảnh hưởng của chi trả dịch vụ MTR đến đời sống cộng đồng.
+ Biện pháp đề xuất cho chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện trong tương lai.
+ Sử dụng tài liệu thứ cấp
+ Thảo luận nhóm CBCC và người dân (biện pháp)
+ Phỏng vấn hộ gia đình (chính sách, thu nhập, đời sống,...)
+ Tính tần số và các đặc trưng thống kê.