Đối tượng nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng là các tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 84 - 87)

3.2. Các đối tượng nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng

3.2.2. Thống kê, phân loại các đối tượng được nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng

3.2.2.1. Đối tượng nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng là các tổ chức

(1) Nhóm đối tượng thứ nhất là các tổ chức tập thể nhận khoán bảo vệ rừng.

Có 6 tổ chức nhà nước tham gia trực tiếp vào công tác bảo vệ rừng trong khu vực lưu vực Đa Nhim, trong đó có 5 tổ chức đang thực hiện nhận khoán trong phạm vi của 3 xã nghiên cứu (Quỹ BV&PTR Lâm Đồng, 2010). Đây là các tổ chức tập thể nhận khoán từ trước năm 2008, nhận bảo vệ với tổng diện tích 2.289,3 ha tại xã Đa Sar và Đa Nhim từ BQL Đa Nhim (Bảng 3.20).

Về tư cách pháp nhân, đây là những tổ chức nhà nước đang tồn tại trong hệ thống tổ chức của tỉnh Lâm Đồng. Hai tổ chức như công an Lạc Dương và bộ chỉ huy quân sự tỉnh vừa nhận khoán của BQL Đa Nhim vừa nhận khoán tại VQG.

Bảng 3.20 Các tổ chức tập thể nhận khoán bảo vệ rừng cho BQL Đa Nhim

TT Địa điểm Tên tổ chức Diện tích (ha)

1 Đa Sar Công an Lạc Dương

1.517,3 Công an Thành phố Đà Lạt

Phòng Hậu cần Công An tỉnh LĐ Huyện đội Lạc Dương

2 Đa Nhim Phòng Tham mưu-Bộ Chỉ huy quân sự 772,0 (Nguồn: Quỹ BV&PTR và tổng hợp tính toán) (2) Nhóm đối tượng thứ hai là các tổ chức doanh nghiệp dưới dạng công ty cổ phần hay tư nhân đang thuê đất hoặc thuê rừng hoặc cả hai để sản xuất hay kinh doanh trên đất lâm nghiệp. Số liệu gần đây nhất được cung cấp bởi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng (2010) cho biết có 57 tổ chức tập thể và doanh nghiệp nhận thuê đất, thuê rừng và khoán trên địa bàn 3 xã nghiên cứu. Qua tổng hợp 57 đơn vị này, đề tài có số liệu như sau:

Bảng 3.21 Phân bố của số tổ chức và diện tích thuê đất/ rừng ở các xã

Số đơn vị nhận thuê (đơn vị)

DT nhận thuê tại xã (ha)

DT nhận thuê bình quân (ha)

DT nhận thuê nhỏ nhất (ha)

DT nhận thuê lớn nhất (ha)

Đa Sar 27 467,6 104,7 1,4 467,6

Đa Nhim 20 4.046,8 202,3 10,0 1.205,5

Đa Chais 10 706,4 70,6 2,5 206,8

57 7.580,8 133,0

(Nguồn: Quỹ BV&PTR và tổng hợp tính toán) Theo kết quả từ Bảng 3.21, có 57 trong tổng số 86 đơn vị nhận khoán trong toàn huyện Lạc Dương được thực hiện từ năm 2006 trở lại đây. Đây là 57 đơn vị tổ chức và doanh nghiệp (tư nhân) đang nhận thuê đất và rừng trong phạm vi 3 xã nghiên cứu. Tổng diện tích thuê đất và thuê rừng của các tổ chức này là 7.580,8 ha, con số này lớn hơn so với 6.765,7 ha của năm 2009. Tuy nhiên, trong số này thực sự chỉ có một vài tổ chức chính thức thuộc các cơ quan nhà nước (ví dụ: VQG Bidoup-Núi Bà, Viện Thuỷ sản, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM), số còn lại như trình bày ở trên đều là các doanh nghiệp dưới tên các Công ty đã nhận đất và/hoặc rừng để tổ chức sản xuất và kinh doanh trên đất được thuê.

Trong 3 xã nghiên cứu, xã Đa Nhim mặc dù có số tổ chức/doanh nghiệp nhận ít hơn nhưng diện tích thuê đất/ rừng lại chiếm nhiều nhất. Nguyên nhân được giải thích là do ở xã Đa Sar, các đơn vị nhận đất hay rừng đề tổ chức sản xuất theo kiểu công nghệ cao là chính (trồng cây rau màu, trồng hoa vì gần với thành phố Đà Lạt nên dễ tiêu thụ), còn tại xã Đa Nhim các tổ chức thuê đất để vừa nhận khoán bảo vệ rừng và vừa trồng rừng hay thực hiện các hoạt động nông lâm nghiệp khác.

Theo đó, tại xã Đa Nhim bình quân mỗi đơn vị đã nhận hơn 200 ha cho mục đích sản xuất của mình, đơn vị nhận đất có diện tích lớn nhất với 1.205,5 ha.

Song, điều đáng lưu tâm ở đây là nếu tính bình quân thì mỗi tổ chức nhận khoảng 133 ha, nhưng thực tiễn chênh lệch giữa các đơn vị rất lớn, trong khi có tổ chức chỉ nhận vài hecta cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trồng cây rau màu hay trồng hoa bằng công nghệ cao, lập xưởng chế biến nông lâm sản, ...) thì cũng có doanh nghiệp nhận vài trăm tới hàng ngàn hecta đất rừng (trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng, nông lâm kết hợp...). Đây là tổng diện tích tự nhiên, còn số diện tích đất thực thuê hay nhận khoán và chi trả dịch vụ môi trường rừng có thấp hơn (6.092,4 ha so với tổng 7.580,8 ha).

Theo Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng (2010) thì dù thuê đất/thuê rừng cũng đều được nhận tiền chi trả dịch vụ rừng nếu đơn vị ấy thực hiện nhận khoán bảo vệ rừng và thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết với bên chủ rừng.

Theo mục đích của dự án và công việc mà các tổ chức/công ty đang triển khai, đề tài có thể phân ra thành 3 loại:

- Nhóm 1: Các doanh nghiệp có diện tích đất lâm nghiệp lớn hơn 20 ha, đất lâm nghiệp đang có rừng, mục đích chính của dự án là QLBVR và NLKH, doanh nghiệp đang thực hiện dự án và không có dấu hiệu vi phạm hợp đồng.

- Nhóm 2: Các doanh nghiệp có mục đích chính là làm NLKH kết hợp du lịch sinh thái hay các hoạt động sản xuất liên quan đến cây trồng, vật nuôi (ví dụ nuôi cá nước lạnh), doanh nghiệp đang thực hiện dự án và không có dấu hiệu vi phạm hợp đồng.

- Nhóm 3: Các doanh nghiệp mà đất lâm nghiệp chủ yếu là đất trống hay đất lâm nghiệp nhưng không triển khai sản xuất nông lâm nghiệp mà mục đích của dự án là xây dựng cơ bản, làm nhà máy, xưởng cưa, cơ sở nghiên cứu, trường bắn, đường giao thông, ...

Trên cơ sở số liệu thu được từ Quỹ BV&PTR cho 57 doanh nghiệp khác nhau đang hoạt động trên địa bàn 3 xã nghiên cứu, đề tài tổng hợp theo các tiêu chí đã nêu và thu được các giá trị tính toán như trình bày trong Bảng 3.22.

Bảng 3.22 Phân loại các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ Loại doanh nghiệp Số lượng

(DN)

Tỷ lệ DN (%)

Tổng diện tích (ha)

Diện tích lớn nhất (ha)

- Nhóm 1 (QLBV) 28 49,1 4.118,1 592,2

- Nhóm 2 (NLKH) 14 24,6 1.571,3 467,6

- Nhóm 3 (Khác) 15 26,3 1.879,6 1.205,5

Cộng 57 100,0 7.569,0 1.205,5

(Nguồn: Quỹ BV&PTR và tổng hợp tính toán) Theo Bảng 3.22, khoảng gần một nửa trong số 57 doanh nghiệp rơi vào nhóm 1 (gọi tắt là nhóm QLBV), nhưng diện tích của nhóm này lại chiếm 54,4%

diện tích thuê đất và thuê rừng của tất cả các doanh nghiệp. Nhóm 2 (gọi tắt là nhóm NLKH) là nhóm vừa ít về số doanh nghiệp (14) vừa nhỏ về diện tích (chiếm 20,8%), các doanh nghiệp của nhóm này tập trung vào sản xuất trên quy mô nhỏ, kết hợp giữa xây dựng mô hình nông lâm kết hợp và du lịch sinh thái trong đó.

Riêng nhóm 3 (các doanh nghiệp còn lại) vì đáp ứng cho các mục đích xây dựng là chính nên các tổ chức có diện tích lớn cũng tập trung vào nhóm này, con số diện tích 1.205,5 ha lớn nhất trong số tất cả các tổ chức là của VQG Bidoup-Núi Bà để xây dựng khu hành chính mới và khu bảo vệ tại xã Đa Nhim.

3.2.2.2. Đối tượng nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng là các hộ gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w