3.3. Kết quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và biện pháp đề xuất để thực hiện
3.3.1. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với quản lí bảo vệ rừng
* Tầm quan trọng của chính sách chi trả dịch vụ MTR
Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) có hiệu lực ở Lâm Đồng từ năm 2009, tuy nhiên chính sách đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân địa phương, đặc biệt là các hộ bảo vệ rừng. Khảo sát cho thấy rằng trong số 165 hộ có 160 hộ (97% số mẫu) nói rằng chính sách là tốt nên được tiếp tục, 5 hộ còn lại không có ý kiến. Tỉ lệ cao người dân đồng thuận với chính sách là ở Đa Nhim (59/60 hộ) và Đa Chais (44/45 hộ).
Tầm quan trọng của chính sách thí điểm là không chỉ thành lập được khung để xã hội hóa những thành tựu bảo vệ rừng mà còn cải thiện thu nhập tiền mặt thông qua công việc bảo vệ rừng. Khảo sát cho thấy các mức độ quan trọng của chính sách thí điểm PES/380 đối với các hộ dân như sau:
o Rất quan trọng đối với 136/165 hộ, chiếm 82,4% mẫu;
o Quan trọng đối với 28/165 hộ, chiếm 17% số mẫu;
o Không quan trọng đối với 1/165 hộ, chiếm 0,6% số mẫu.
Có một số câu hỏi mở đối với chủ rừng (BQL Đa Nhim) về các tác động của PES/380 đối với quản lý rừng, số lượng và chất lượng rừng. Chúng có thể được tóm tắt như trình bày dưới đây:
- Tác động về quản lý và bảo vệ rừng: Có nhận thức và trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng của hộ nhận khoán và của cán bộ thuộc BQL (chủ rừng), bởi vì mức chi trả bảo vệ rừng cao hơn và có tập huấn hoặc tuyên truyền nhiều hơn về các giá trị của rừng.
- Tác động về giảm các trường hợp vi phạm về diện tích rừng: Hầu hết các cán bộ của chủ rừng nói rằng số vụ vi phạm năm 2009 đã giảm so với các năm trước, do: (i) rừng đã được tuần tra thường xuyên hơn bởi các hộ nhận khoán; (ii) năng lực của chủ rừng trong hoạt động và quản lý đã được cải thiện dần. Tuy nhiên, cũng có một số cán bộ hay nhân viên chủ rừng cung cấp các số liệu quá khứ từ 2007-2009 về các vụ vi phạm. Diện tích rừng bị mất năm 2009 do xâm lấn trái phép bởi người dân địa phương tăng lên ở BQL Đa Nhim (Bảng 3.26).
- Cơ chế chi trả hiện tại là 290.000 đồng/ha/năm đối với các hộ nhận khoán ở lưu vực Đa Nhim và 10% tổng chi trả của diện tích rừng giao khoán ký với các hộ đối với chủ rừng. Theo chủ rừng, các hạn chế của cơ chế là:
o Chi trả hiện nay được áp dụng cho diện tích rừng giao cho hộ bảo vệ, chưa được trả cho BQL rừng quản lý và bảo vệ diện tích rừng lớn trong lưu vực;
o Thiếu việc thực thi pháp luật trong việc xử lý các hộ dân tộc thiểu số vi phạm hợp đồng và/hoặc không bảo vệ rừng đúng qui định.
- Tất cả các cán bộ công chức của chủ rừng đã bày tỏ sự sẵn sàng và có trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ diện tích rừng được nhà nước giao. Họ cũng nhận thức rừ rằng, độ che phủ rừng nhiều hơn và chất lượng rừng cao hơn sẽ tạo ra những giá trị môi trường lớn hơn cho xã hội, một khi nền kinh tế quốc dân tốt hơn sẽ dẫn đến chi trả cao hơn cho các dịch vụ môi trường.
- Việc theo dừi chất lượng cỏc dịch vụ do rừng cung cấp được đỏnh giỏ cao bởi tất cả các thành viên để hy vọng chính sách PES sẽ mang lại chất lượng và số lượng tài nguyờn rừng. Việc theo dừi cỏc vấn đề khỏc như là tài chớnh và quản lý ớt được các thành viên của chủ rừng quan tâm.
- Các mối đe dọa tiềm tàng về mất đất rừng do đốn gỗ trái phép, xâm lấn đất rừng và chuyển đất rừng sang các dạng sử dụng đất khác cũng đã được điều tra.
Các mối đe dọa tiềm tàng sau đây được đề cập bởi các chủ rừng và được sắp xếp theo thứ tự từ tiềm năng đe dọa cao đến thấp:
o Dự án/chương trình chuyển đổi đất rừng sang các dạng sử dụng đất khác;
o Đốn rừng trái phép/xâm lấn đất rừng trồng cà phê;
o Đốn rừng trái phép lấy gỗ.
Bảng 3.26 Số vụ vi phạm liên quan đến phá rừng và lấn đất được báo cáo
Số Mục Đơn vị 2007 2008 2009 Thay đổi
1 Đốn rừng vụ 100 66 44 -22
Rừng bị mất do đốn rừng ha 17,1 24,5 8,8 -15,7
2 Xâm lấn đất rừng vụ 29 12 39 27
Rừng bị mất do xâm lấn ha 3,62 2,33 8,50 6,17
(Nguồn: BQL Đa Nhim, 2010) Nhìn tổng quan qua Bảng 3.26, số vụ vi phạm về phá rừng, đốt rừng hay chặt cây gỗ có chiều hướng giảm cả về số lần và diện tích bị phá; nhưng ngược lại số vụ lấn chiếm trái phép đất rừng lấy đất cho việc khác lại tăng lên cả về số vụ và diện tích xâm lấn.
Thực tế, dữ liệu hiện tại thu được là không đủ để chứng minh tác động của chính sách PES/380. Mẫu chuẩn để ghi nhận các trường hợp vi phạm về đốn rừng, xâm lấn, lửa rừng, v.v. nên được xây dựng trong một thời gian dài và có hệ thống ở tất cả các cấp từ BQL đến các xã và từng hộ gia đình, các chủ rừng có trách nhiệm điền vào như là một nhiệm vụ trong việc thực hiện PES/380.
* Tiền công bảo vệ rừng từ khi thực hiện chính sách chi trả MTR Trước khi áp dụng chính sách thí điểm PES/380, tiền công bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm từ nguồn chương trình 304, 661 của nhà nước và ngân sách tỉnh. Chính sách thí điểm với doanh thu từ những người chi trả dịch vụ môi trường đã có tăng đáng kể, tiền bảo vệ rừng đã lên mức 290.000 đồng/ha/năm từ 2009 ở lưu vực Đa Nhim (UBND tỉnh Lâm Đồng, 2010).
Ý kiến của các hộ về mức chi trả PES đã được điều tra trong quá trình khảo sát. Có 33% hộ nói rằng mức chi trả là đủ, 23% hộ không có ý kiến, và 44% số hộ nói mức chi trả nên cao hơn. Tỷ lệ hộ đề nghị mức chi trả cao hơn đã được khảo sát ở Đa Nhim (87%), mức cao nhất ghi nhận được là 500.000 đồng/ha/năm.
Có nhiều khả năng trong việc sắp xếp cơ quan nào chi trả cho các hộ nhận khoán. Có thể là UBND xã, BQL rừng, trực tiếp từ người chi trả (quỹ), hoặc các phương án khác. Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các hộ nhận khoán thỏa mãn với sự sắp xếp chi trả hiện tại, tức là nhận gián tiếp thông qua BQL rừng và là tổ chức quản lý rừng trực tiếp và ký hợp đồng với hộ.
* Các giá trị của rừng và biện pháp bảo vệ rừng
Chính sách PES/380 đã tạo được điều kiện cho sự nhận thức MTR bởi các buội hội họp hay hội thảo. Vì vậy, mức độ hiểu biết về giá trị của rừng từ các hộ khảo sát là tương đối cao. Ngoài các giá trị thấy được của rừng là gỗ và lâm sản ngoài gỗ mang lại lợi ích thực tế cho người dân địa phương, hầu hết các hộ đều nhận ra vai trò quan trọng của rừng trong việc giảm lũ, thêm nước trong mùa khô và giảm xói lở đất. Các giá trị khác như chất lượng không khí tốt hơn, thu hút nhiều
du khách hơn và những giá trị khác nữa chưa được công nhận rộng rãi bởi người dân địa phương.
Qua phỏng vấn, hầu hết các hộ khảo sát nhận thức được giá trị của việc giảm lũ (chiếm 72% mẫu), tiếp theo là giảm xói lở đất (chiếm 62%). Cảm nhận về giá trị của rừng tương đối thấp hơn là ở Đa Chais, sau đến Đa Sar và Đa Nhim.
Các câu hỏi mở đã được đưa vào các bảng hỏi phỏng vấn hộ để lấy ý kiến của người dân địa phương về cách tốt nhất để duy trì hay bảo vệ rừng hiện tại một cách bền vững. Có 75% số hộ điều tra trả lời và còn lại là số hộ không có câu trả lời, chủ yếu ở xã Đa Nhim và Đa Chais. Có 8 nhóm ý kiến được trình bày và xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít (số người có ý kiến) như sau:
o Bảo vệ và tuần tra rừng thường xuyên (cả 3 xã)
o Huy động tất cả mọi người dân bảo vệ rừng (Đa Sar và Đa Nhim) o Cải thiện năng lực kiểm soát lửa rừng (chủ yếu ở Đa Chais) o Giao đất rừng trực tiếp đến hộ (đề nghị ở Đa Sar)
o Cấp đất nông nghiệp (đề nghị ở Đa Nhim và Đa Sar)
o Kiểm soát lấn chiếm đất rừng trái phép (đề nghị ở Đa Chais) o Tăng tiền bảo vệ rừng (đề nghị ở Đa Nhim)
o Kiểm soát lửa rừng (đề nghị ở Đa Chais).
3.3.2. Kết quả của việc thực hiện khoán bảo vệ rừng và ảnh hưởng của nó tới