Diện tích đã giao khoán, sẽ giao khoán và không thể giao khoán

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 71 - 75)

3.1. Hiện trạng kinh tế xã hội và quá trình thực hiện giao khoán bảo vệ rừng ở các cộng đồng

3.1.1. Hiện trạng kinh tế xã hội của các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng 1. Một số đặc điểm chung

3.1.2.3. Diện tích đã giao khoán, sẽ giao khoán và không thể giao khoán

Đối chiếu giữa tổng diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng đã được giao khoán ở các xã, đề tài có số liệu như trình bày trong Bảng 3.16 và Hình 3.3.

Bảng 3.16 Diện tích đất, rừng và rừng giao khoán ở các xã nghiên cứu

Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)

Tổng diện tích rừng tự nhiên (ha)

Diện tích rừng đã giao khoán (ha)

Tỷ lệ diện tích giao khoán (%)

Đa Sar 25.222,0 21.961,3 17.499,2 79,7

Đa Nhim 29.903,0 19,170,6 10.178,7 53,1

Đa Chais 34.104,0 30.958,5 4.173,0 13,5

(Nguồn: Trần Kim Thanh, 2010; BQL Đa Nhim, 2010) Các số liệu diện tích đất tự nhiên và rừng tự nhiên trình bày trong Bảng 3.16 tính cho toàn bộ diện tích của xã, còn diện tích đã giao khoán thì tính cho tất cả các đối tượng nhận khoán khác nhau (tổ chức, hộ gia đình) vừa trên lâm phận của BQL rừng Đa Nhim và vừa của VQG Bidoup-Núi Bà tại thời điểm năm 2010. Minh hoạ thêm ở Hình 3.3.

Hình 3.3 Diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng giao khoán ở các xã So sánh tương đối về diện tích giữa 3 xã nghiên cứu cho thấy, xã Đa Chais có tổng diện tích đất lớn nhất và cũng là xã có nhiều diện tích rừng tự nhiên nhất, sau đến xã Đa Sar, rồi đến xã Đa Nhim. Tuy nhiên, phần diện tích đất đã giao khoán lớn nhất là xã Đa Sar (chiếm 79,7%), sau đến Đa Nhim (53,1%) và cuối cùng là Đa Chais (13,5%). Nguyên nhân chính là từ phía các đơn vị chủ rừng quản lí chứ không phải là do phân bố loại rừng tự nhiên, giao khoán rừng nào và ở đâu là phụ thuộc vào điều kiện “giao” và “nhận’ của cả đôi bên.

Theo đó, BQL Đa Nhim khi thực hiện quyền giao khoán trên diện tích và loại rừng quản lí của mình thì hiển nhiên rằng xã Đa Sar sẽ là xã có diện tích được giao khoán nhiều nhất. Các xã Đa Nhim và Đa Chais có diện tích giao khoán thấp vì diện tích rừng của xã chủ yếu là rừng thuộc đặc dụng của VQG Bidoup-Núi Bà, tổ chức này cũng đã thực hiện giao khoán 10.613,7 ha trên tổng 15.613,1 ha hiện có nhưng lại chưa thực hiện giao khoán rừng rộng rãi ở hai xã này.

Như kết quả trình bày trong Hình 3.2, biết rằng đối tượng rừng đã giao khoán chủ yếu là rừng phòng hộ. Do vậy, phần diện tích giao khoán ở xã Đa Sar, Đa Nhim và Đa Chais là thuộc loại rừng này, được hiểu là rừng do BQL rừng phòng hộ Đa Nhim chủ quản, còn rừng đặc dụng nằm trên địa bàn xã Đa Nhim và Đa Chais do VQG Bidoup-Núi Bà quản lý hầu như chỉ mới tiến hành giao khoán

trên một số diện tích gần đường vận chuyển, gần hộ dân để thuận tiện cho việc tuần tra bảo vệ.

Về rừng có khả năng giao khoán, theo qui định của nhà nước gồm rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Theo đó, so sánh với tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có ở các xã thì xã có diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ nhiều nhất là xã Đa Chais, sau đến xã Đa Sar, rồi đến xã Đa Nhim như trình bày ở Hình 3.4. Nói như vậy có nghĩa là đối tượng rừng có thể tiếp tục được giao khoán trong thời gian tới chủ yếu ở xã Đa Chais và Đa Nhim, những nơi còn diện tích rừng đặc dụng nhiều hơn và tỷ lệ rừng chưa giao khoán cũng lớn hơn (Hình 3.3). Tuy nhiên, để giao khoán được không đơn giản chỉ là “có rừng”, nó còn tuỳ thuộc vào bên chủ rừng và các đối tượng nhận rừng cùng các điều kiện ràng buộc hay thoả thuận giữa bên giao và bên nhận sao cho cả hai đều có lợi ích.

Hình 3.4 Diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ so với diện tích rừng tự nhiên Để đi vào chi tiết tìm hiểu đặc điểm quá trình giao khoán và khả năng mà đối tượng hộ có thể nhận khoán, đề tài có kết quả điều tra của 165 hộ đã nhận khoán về diện tích rừng thực nhận như trình bày trong Bảng 3.17 và Bảng 3.18.

(nguồn: Phụ lục 4.4).

Bảng 3.17 Hiện trạng phân bố số hộ theo diện tích đất giao khoán cho hộ

Diện tích đất khoán Tần số (hộ) Tần số (%)

Dưới 30 ha 95 57,6

Từ 30 đến 40 ha 29 17,6

Từ 40 đến 50 ha 39 23,6

Trên 60 ha 2 1,2

Bảng 3.18 Hiện trạng diện tích giao khoán bình quân/hộ ở các xã điều tra

Xã Hộ nhận

khoán (hộ)

DT trung bình (ha)

DT nhỏ nhất (ha)

DT lớn nhất (ha)

Đa Sar 60 28,8 20,0 33,0

Đa Nhim 60 29,3 24,0 30,6

Đa Chais 45 44,8 36,5 60,4

Tổng 165 33,3 20,0 60,4

Theo kết quả từ Bảng 3.17 thì có đến 57,6% số hộ nhận khoán có diện tích dưới 30 ha và chỉ có 1,2% số hộ nhận ở mức diện tích trên 60 ha. Tuy nhiên, như ghi nhận tại Bảng 3.18 thì diện tích giao khoán bình quân trong toàn vùng mà mỗi hộ nhận được là 33,3 ha, lớn nhất tại xã Đa Chais với 44,8 ha/hộ. Ở xã Đa Chais không chỉ có diện tích bình quân lớn hơn mà chênh lệch về diện tích giao giữa các hộ cũng rất lớn, có hộ nhận được 36,5 ha trong khi những hộ khác là 60,4 ha, nghĩa là gần gấp hai lần, trong khi hai xã Đa Sar và Đa Nhim hộ nhận nhiếu nhất cũng chưa bằng hộ thấp nhất của Đa Chais và chênh lệch giữa các hộ cao nhất là 1,5 lần.

Qua điều tra phỏng vấn được biết một nhóm hộ nhận trọn vẹn một diện tích rừng nào đó ở một tiểu khu sao cho diện tích bình quân cho mỗi hộ trong khoảng 20 đến 30 ha. Ở Đa Chais vì số hộ ít hơn mà diện tích rừng giao khoán lại còn nhiều nên mỗi hộ nhận trên 30 ha. Do đó mà dẫn đến sự khác biệt về diện tích giữa các nhóm hộ và giữa các xã. Nói tóm lại, theo cách giao và nhận khoán mà BQL Đa Nhim đã áp dụng là trong một nhóm hộ nhận khoán thì bình quân diện tích giữa các hộ là như nhau, còn giữa các nhóm là khác nhau.

Tuy nhiên, việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng không chỉ tuỳ thuộc vào loại rừng mà còn liên quan đến tình hình kinh tế xã hội và tự nhiên của cộng động nơi nhận khoán. Giải thích cụ thể về hai vấn đề này như sau:

- Về điều kiện kinh tế và xã hội có thể thoả mãn được vì các hộ gia đình ở đây đều là đồng bào dân tộc và có thu nhập thấp (nằm trong đối tượng ưu tiên của giao khoán), nhưng vấn đề là diện tích rừng tự nhiên quá lớn so với số hộ hiện tại đang sinh sống tại đó. Ví dụ, toàn xã Đa Chais có 279 hộ dân đã nhận giao khoán 4.173 ha trong tổng 4.399 ha của BQL Đa Nhim, nghĩa là còn lại toàn bộ diện tích là rừng đặc dụng của VQG với 27.285 ha chưa được giao khoán. Nếu giả sử giao khoán cho tất cả 279 hộ dân với mức bình quân 30 ha/hộ thì cũng chỉ có hơn 8.000 ha trong tổng số diện tớch trờn được giao khoỏn, con số khoảng 25.000 ha cũn lại rừ ràng là diện tích không thể giao khoán.

- Tiếp theo, điều kiện tự nhiên mà cụ thể là khoảng cách từ cộng đồng đến nơi nhận khoán, địa hình rừng nơi nhận khoán là những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giao và nhận khoán. Trên thực tế, toàn bộ rừng tự nhiên ở hai xã Đa Nhim và Đa Chais nằm trên vùng địa hình núi cao, hiểm trở (chạy dọc theo dãy Bidoup-Núi Bà) luôn là một cản trở không nhỏ tới khả năng nhận khoán của các cộng đồng nơi đây. Tóm lại, căn cứ vào điều kiện xã hội và điều kiện rừng tự nhiên ở Đa Chais thì khẳng định rằng không thể giao khoán hết diện tích rừng này.

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của quá trình thực hiện nhiệm vụ QLBVR ở các

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w