Các vấn đề liên quan khác (giao khoán, chi trả, thoái hoá rừng) (Gợi ý: thảo luận nhóm)

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 117 - 122)

F. Các vấn đề xã hội

IV. Các vấn đề liên quan khác (giao khoán, chi trả, thoái hoá rừng) (Gợi ý: thảo luận nhóm)

11. Diện tích giao khoán, thời điểm giao, hợp đồng giao, tiền nhận khoán?

12. Mọi người nghĩ gì về việc canh tác trong diện tích của BQL rừng?

13. Có các nhóm từ bên ngoài liên kết với người trong thôn để khai thác, quản lý hay bán các sản phẩm rừng hay không?

14. Nhóm nghĩ gì về các chính sách, quy định, hương ước về tài nguyên rừng?

15. Việc áp dụng các quy định này có khả thi không? (có ai vi phạm hương ước hay không? Những người vi phạm bị xử lý thế nào?)

16. Thôn có các qui tắc ứng xử ngoài đời trong việc quản lý tài nguyên bên cạnh các văn bản hương ước hay không?

17. Mọi người nghĩ gì về hệ thống quản lý tài nguyên rừng hiện nay và tiến trình ra quyết định của nó?

18. Các mối đe doạ nhất trong quá khứ và hiện nay đối với tài nguyên rừng là gì?

19. Việc chi trả dịch vụ MTR có ảnh hưởng như thế nào đến rừng và đời sống người dân của thôn?

20. Việc chi trả dịch vụ MTR có phải là một trách nhiệm của người dân trong thôn?

(Ghi chú: các câu hỏi trên chỉ có tính chất gợi ý, tùy theo xu hướng cuộc thảo luận mà ra câu hỏi, có thể không theo thứ tự ở trên. Kết quả cuộc thảo luận ghi trên giấy khác, tốt nhất là dùng giấy A0 vừa thảo luận vừa chép lại).

Phụ lục 2

KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHểM

2.1 Với chủ rừng (BQL Đa Nhim)

Có một số câu hỏi mở đối với chủ rừng về các tác động của PES/380 đối với quản lý rừng, số lượng, và chất lượng rừng. Chúng có thể được tóm tắt như đưới đây:

o Tác động về quản lý và bảo vệ rừng: Nhận thức và trách nhiệm về quản lý và bảo vệ rừng của các hộ nhận khoán và cán bộ của chủ rừng bởi vì mức chi trả bảo vệ rừng cao hơn và có tập huấn và tuyên truyền nhiều hơn về các giá trị của rừng;

o Tác động về giảm càc trường hợp vi phạm và diện tích rừng: Hầu hết các CBCC của chu rừng nói rằng số vụ vi phạm năm 2009 đã giảm so với các năm trước do: (i) rừng đã được tuần tra thường xuyên hơn bởi các hộ nhận

khoán; (ii) năng lực của chủ rừng trong hoạt động và quản lý đã được cải thiện dần. Tuy nhiên, có rất ít dẫn chứng bằng số liệu về các vụ vi phạm.

Thực tế, dữ liệu hiện tại thu được là không đủ để chứng minh tác động của chính sách PES/380.

o Tác động lên chất lượng rừng: Hầu hết CBCC chủ rừng nói rằng chính sách thí điểm PES/380 mới được thực hiện từ năm 2009. Vì vậy còn sớm để biết chất lượng rừng được cải thiện. Tuy nhiên, họ tin rằng với việc áp dụng chính sách PES, chất lượng rừng sẽ chắc chắn cải thiện về lâu dài.

Cơ chế chi trả hiện tại là 290.000 đồng/ha/năm đối với các hộ nhận khoán ở lưu vực Đa Nhim và 10% tổng chi trả của diện tích rừng giao khoán ký với các hộ đối với chủ rừng. Theo chủ rừng, các hạn chế của cơ chế là

o PES hiện nay được áp dụng cho diện tích rừng giao cho hộ bảo vệ, chưa được trả cho BQL rừng quản lý và bảo vệ diện tích rừng lớn trong lưu vực;

o Thiếu việc thực thi pháp luật trong việc xử lý các hộ dân tộc thiểu số vi phạm hợp đồng và/hoặc không bảo vệ rừng đúng.

Chủ rừng đã bày sự sẵn lòng chi trả và trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ diện tích rừng được nhà nước giao. Độ che phủ rừng nhiều hơn và chất lượng rừng cao hơn sẽ tạo ra những giá trị môi trường cao hơn cho xã hội và nền kinh tế quốc dân và sẽ dẫn đến chi trả cao hơn cho các dịch vụ môi trường.

Việc theo dừi chất lượng cỏc dịch vụ do rừng cung cấp được đỏnh giỏ cao bởi chủ rừng để đảm bảo chính sách PES sẽ mang lại chất lượng và số lượng rừng cao hơn.

Việc theo dừi cỏc vấn đề khỏc như là tài chớnh và quản lý ớt được cỏc chủ rừng quan tâm hơn.

Các mối đe dọa tiềm tàng về mất đất rừng do đốn gỗ trái phép, xâm lấn đất rừng và chuyển đất rừng sang các dạng sử dụng đất khác đã được điều tra. Các mối đe dọa tiềm tàng sau đây đã được đề cập và được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp:

o Dự án/chương trình chuyển đổi đất rừng sang các dạng sử dụng đất khác;

o Đốn rừng trái phép/xâm lấn đất rừng trồng café;

o Đốn rừng trái phép lấy gỗ.

Các biện pháp giảm thiểu tác động để giảm các mối đe dọa tiềm tàng đã được đề nghị bởi các chủ rừng là

o Cải thiện hoạt động pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm;

o Củng cố bảo vệ rừng và tuần tra rừng của các BQL rừng đến cấp cộng đồng và cấp thôn;

o Tạo cơ hội việc làm cho sinh kế cộng đồng các dịch vụ khuyến nông tăng sản lượng nông nghiệp và giá trị để giảm áp lực lên rừng từ người dân sống trong vùng đệm, đặc biệt là xung quanh VQG và/hoặc các khu bảo tồn quốc gia;

o Chuẩn bị tốt dự án chuyển đổi đất rừng sang các dạng sử dụng khác;

o Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức/tuyên truyền về giá trị môi trường của rừng đến các cộng đồng;

o Cấp đủ đất nông nghiệp cho các hộ sống xung quanh rừng.

2.2 Với các nhóm hộ dân (mỗi xã một nhóm)

Xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương

Thảo luận nhóm tập trung đã được tổ chức ở thông Liêng Bông với đại diện của lãnh đạo thôn và 11 hộ. Tất cả những người tham dự đều là nam.

Xã Đa Nhim đã được thành lập từ tháng 1.2004. Hầu hết người dân đến từ huyện Đức Trọng và Đơn Dương. Nhóm thiểu số là Cil (K’Ho) và không có sự khó khăn xã hội hoặc mâu thuẫn nào giữa các nhóm thiểu số.

Cơ sở hạ tầng công cộng trong xã bao gồm tỉnh lộ 723, đường nông thôn nối các thôn có thể đi xe ô tô và xe hai bánh, 02 trường học (tiểu học và cấp 2), trung tâm y tế xã. Bệnh viện huyện là cách xã 45 km. Không có chợ trong xã.

Diện tích rừng chủ yếu là thông. Rừng bị mất chủ yếu là vào những năm 2007- 2008 do việc xây dựng hồ thủy điện Đa Khai. Do thiếu đất nông nghiệp, một số hộ xâm lấn trái phép vào đất rừng để làm nông nghiệp. Đất rừng bị mất là khoảng 25.4 ha trong 2007-2008 và 7.5 ha trong năm 2009.

Viêc giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng/hộ đã bắt đầu từ năm 1995. Tiền công bảo vệ rừng trước năm 2009 là 100.000 đồng/ha/năm và thu nhập bình quân là khoảng 2.3 triệu đồng/hộ/năm từ bảo vệ rừng. Tiền chi trả đã tăng lên 290.000 đồng/ha/năm theo chính sách thí điểm PES/380 từ năm 2009. Thu nhập bình quân là 6.67 triệu/hộ/năm từ bảo vệ rừng.

Hệ thống canh tác trong cộng đồng là ngô và lúc (cây hàng năm) và cà phê và hồng vàng (cây lâu năm). Đến nay chưa có sự thay đổi hệ thống canh tác kỹ thuật thấp.

Sự thiếu đất canh tác nông nghiệp vẫn tồn tại. Đất canh tác nông nghiệp là 0.6 ha/hộ. Việc quy hoạch sử dụng đất để chuyển đất rừng sang đất nông nghiệp trong ở tiểu khu 112 đã được tiến hành.

Vấn đề thiếu đất nông nghiệp trong xã có thể được cải thiện bằng:

o Quy hoạch sự dụng đất để cung cấp thêm đất cho hộ địa phương;

o Chuyển đổi hệ thống canh tác sang giống giá trị cao hơn với các kỹ thuật canh tác cao để tăng năng suất nông nghiệp;

o Cung cấp cơ hội việc làm phi nông nghiệp để tăng thu nhập hộ;

Tất cả những người tham gia đều đánh giá cao chính sách thí điểm PES/380. Nó giúp tăng thu nhập gia đình và đóng góp cho chương trình quốc gia về giảm nghèo.

Hầu hết các hộ sử dụng chi trả FES cho thực phẩm và chi tiêu hàng ngày. Tuy nhiên, những người tham gia nói rằng mức chi trả hiện tại cho bảo vệ rừng là vẫn không đủ để bảo vệ rừng.

Theo cộng đồng, các tác động của chính sách thí điểm PES/380 đối với rừng là tích cực:

o Trách nhiệm cao hơn của hộ được giao khoán trong công việc sản xuất lâm nghiệp hàng ngày do chi trả cao hơn;

o Chất lượng và số lượng rừng dần dần được cải thiện bì giảm đốn rừng/xâm lấn/săn bắt.

Tất cả những người tha gia hài lòng với sự sắp xếp ci trả hiện tại thông qua BQL rừng vì BQL rừng trực tiếp quản lý rừng trong vùng. Chưa có sự tranh chấp/khó khăn nào giữa các hộ nhận khoán và BQL rừng cho đến nay. Theo cộng đồng nếu áp dụng các mức chi trả bảo vệ rừng khác nhau (hệ số K) giữa các hộ nhận khoán trong xã sẽ tạo ra sự tranh chấp xã hội giữa các hộ.

Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương

Thảo luận nhóm tập trung đã được tổ chức ở Thôn 1 với các đại diện lãnh đạo thôn và 18 đại diện hộ gia đình (4 nam và 14 nữ).

Xã được thành lập từ năm 1984. Hầu hết dân cư là đến từ các vùng có đông người Cil. Không có sự tranh chấp/khó khăn nào giữa các nhóm dân tộc thiểu số.

Cơ sở hạ tầng công cộng bao gồm các đường nhựa từ huyện đến xã và đường đất nông thôn nối xã đến trung tâm thôn. Có 1 trường cấp 1 và trung tâm y tế. Bệnh viện huyện cách xã 30 km. Không có chợ trong xã.

Mất đất rừng cao nhất khoảng 50 ha trong năm 2007 do việc nâng cấp đường tỉnh lộ 723 (đốn gỗ trái phép và xâm lấn đất rừng dọc theo lộ mới). Rừng mất năm 2009 là 12 ha, chuyển sang canh tác nông nghiệp.

Việc giao khoán bảo vệ rừng đến hộ/cộng đồng đã bắt đầu từ năm 1994. Chi trả bảo vệ rừng trước năm 2009 là 100.000 đồng/ha/năm. Chi trả bảo vệ rừng đã tăng lên 290.000 đồng/ha/năm theo chính sách PES/380 từ năm 2009.

Hệ thống canh tác trong xã là ngô (cây hoa màu hàng năm) và cà phê, trà, hồng vàng (cây hoa màu lâu năm). Đến nay chưa có sự thay đổi hệ thống canh tác kỹ thuật thấp đối với canh tác hoa màu. Vấn đề thiếu đất canh tác nông nghiệp vẫn tồn tại. Diện tích đất nông nghiệp trung bình là 0.8 ha/hộ. Quy hoạch sự dụng đất chuyển đổi 30 hecta rừng sang nông nghiệp đã được tiến hành năm 2010.

Vấn đề thiếu đất nông nghiệp trong xã có thể được cải thiện bằng:

o Quy hoạch sự dụng đất để cung cấp thêm đất cho hộ địa phương;

o Chuyển đổi hệ thống canh tác sang giống giá trị cao hơn với các kỹ thuật canh tác cao để tăng năng suất nông nghiệp;

o Cung cấp cơ hội việc làm phi nông nghiệp để tăng thu nhập hộ;

Tất cả những người tham gia đều đánh giá cao chính sách thí điểm PES/380. Nó giúp tăng thu nhập gia đình và đóng góp cho chương trình quốc gia về giảm nghèo.

Hầu hết các hộ sử dụng chi trả FES cho thực phẩm và chi tiêu hàng ngày. Tuy

nhiên, những người tham gia nói rằng mức chi trả hiện tại cho bảo vệ rừng là vẫn không đủ để bảo vệ rừng, và cần tăng lên 350.000/ha/năm.

Theo cộng đồng, các tác động của chính sách thí điểm PES/380 đối với rừng là tích cực:

o Trách nhiệm cao hơn của hộ được giao khoán trong công việc sản xuất lâm nghiệp hàng ngày do chi trả cao hơn;

o Chất lượng và số lượng rừng dần dần được cải thiện bì giảm đốn rừng/xâm lấn/săn bắt.

Tất cả những người tha gia hài lòng với sự sắp xếp ci trả hiện tại thông qua BQL rừng vì BQL rừng trực tiếp quản lý rừng trong vùng. Chưa có sự tranh chấp/khó khăn nào giữa các hộ nhận khoán và BQL rừng cho đến nay. Theo cộng đồng nếu áp dụng các mức chi trả bảo vệ rừng khác nhau (hệ số K) giữa các hộ nhận khoán trong xã sẽ tạo ra sự tranh chấp xã hội giữa các hộ.

Xã Đa Chais, huyện Lạc Dương

Thảo luận nhóm tập trung đã được tổ chức ở Thôn 1 với các đại diện lãnh đạo thôn và 18 đại diện hộ gia đình (1 nam và 12 nữ).

Xã được thành lập từ năm tháng 1.2005. Hầu hết dân cư là đến từ các vùng có đông người Cil. Không có sự tranh chấp/khó khăn nào giữa các nhóm dân tộc thiểu số.

Cơ sở hạ tầng công cộng bao gồm các đường ô tô nông thôn nối tất cả các thôn, 2 trường học (tiểu học và cấp 2) và trung tâm y tế. Bệnh viện huyện cách xã 65 km.

Không có chợ trong xã.

Rừng được quản lý bởi BQL RPH Đa Nhim và VQG Bidoup-Núi Bà. Có 2.61 ha rừng bị mất năm 2008 do đốn rừng/xâm lấn đất rừng trái phép, nhưng không có đất rừng bị mất năm 2009.

Việc giao khoán bảo vệ rừng đến hộ/cộng đồng đã bắt đầu từ năm 1994. Chi trả bảo vệ rừng trước năm 2009 là 100.000 đồng/ha/năm. Chi trả bảo vệ rừng đã tăng lên 290.000 đồng/ha/năm theo chính sách PES/380 từ năm 2009.

Hệ thống canh tác trong xã là ngô (cây hoa màu hàng năm) và cà phê, trà, hồng vàng (cây hoa màu lâu năm). Vấn đề thiếu đất canh tác nông nghiệp vẫn tồn tại.

Diện tích đất rừng đã thay đổi vì 16 công ty đã nhận đất sản xuất.

Tất cả những người tham gia đều đánh giá cao chính sách thí điểm PES/380. Nó giúp tăng thu nhập gia đình và đóng góp cho chương trình quốc gia về giảm nghèo.

Hầu hết các hộ sử dụng chi trả FES cho thực phẩm và chi tiêu hàng ngày

Theo cộng đồng, các tác động của chính sách thí điểm PES/380 đối với rừng là tích cực, nguyên nhân do:

o Giảm số vụ vi phạm dẫn đến mất đất rừng, chủ yếu là do việc tuần tra thường xuyên hơn của các hộ.

o Vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động lên chất lượng rừng theo PES/380.

Tuy nhiên diện tích mất rừng đã tăng do việc xây dựng tuyến tỉnh lộ 723.

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w