Một số thảo luận

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 35 - 39)

Đề tài có một vài thảo luận để làm sáng tỏ cho những vấn đề hay hoạt động sẽ được thực hiện trong nghiên cứu này.

Một là, khu vực rừng thuộc BQL phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim chiếm tỷ lệ 65,7% tổng diện tích rừng phòng hộ của huyện Lạc Dương, có chức năng phòng hộ đầu nguồn cho nhà máy thủy điện Đa Nhim. Tuy nhiên, cũng như nhiều khu rừng phòng hộ khác ở nước ta, tài nguyên rừng của BQL rừng phòng hộ Đa Nhim đang phải đối mặt với những nạn xâm lấn diện tích đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các hoạt động kinh doanh khác. Một trong các nguyên nhân chính là do người dân chỉ nghĩ đến sản phẩm trực tiếp có thể lấy ra được (gỗ, củi, LSNG) hoặc làm ra được từ đất rừng này (sản phẩm từ cây trồng trên đất rừng), hoàn toàn chưa có nhận thức về giá trị gián tiếp mà rừng đem lại. Thực tế, nếu có tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thì tiền công 100.000 đồng/ha/năm (năm 2008) cũng chưa đủ bồi đắp công sức của người dân nếu họ tận tâm với các hoạt động bảo vệ

rừng. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn, rừng trong khu vực sẽ bị suy thoái dần cả về diện tích và chất lượng, mất đi những giá trị quý báu vốn có của nó trong việc bảo vệ và điều tiết nguồn nước. Thêm nữa, giá trị gián tiếp của rừng tại lưu vực Đa Nhim trong việc duy trì và điều tiết nguồn nuớc đã được định lượng, khoảng 69,07 USD/ha/năm. Nếu lợi ích của rừng được tính bằng VND/kWh, tổng sẽ là 64,55 VND/kWh. Từ thực tế đó, việc thay đổi đơn giá cho khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên để người dân hạn chế lợi dụng sản phẩm trực tiếp từ rừng và có trách nhiệm hơn trong bảo vệ rừng đầu nguồn là một hoạt động có thể kỳ vọng được.

Hai là, BQL rừng phòng hộ Đa Nhim từ khi thành lập đến nay chưa có những nghiên cứu cụ thể nào gọi là mang tính khoa học về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cũng như thực hiện chính sách, mặc dù cũng đã có áp dụng một số chương trình và dự án quốc gia như: dự án xoá đói giảm nghèo, chương trình 135, chương trình 327, chương trình trồng rừng 661, ... Những chương trình này nhằm từng bước ổn định đời sống người dân, làm giảm áp lực của cộng đồng địa phương với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực. Tuy nhiên, từ khi quyết định 380/QĐ- TTg về chi trả dịch vụ MTR được thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng từ năm 2009 thì khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim là một trong những đối tượng được quan tâm đến nhiếu nhất. Song, thực hiện một chính sách không thể cứ mãi là “thí điểm” mà phải mang tính lâu dài. Vì thế, để có cơ sở ra một chính sách thực thi trong khoảng thời gian nhất định phải bắt đầu từ những nghiên cứu chuyên sâu.

Theo đó, đề tài này là một trong số các gói nghiên cứu cho việc thực hiện đề án nghiên cứu chi trả dịch vụ MTR ở Lâm Đồng.

Ba là, trong báo cáo của BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim về tình hình thực hiện giao khoán QLBVR thuộc chương trình chi trả dịch vụ MTR năm 2009 đã xác định có 19.171,28 ha của 786 hộ dân được nhận chi trả với định mức 290.000 đ/ha/năm, dự kiến sẽ giao tiếp cho 122 hộ dân với diện tích 4.178,35 ha.

Ngoài ra, BQL còn giao cho các đơn vị tập thể trong tỉnh với diện tích 2.071,80 ha với định mức 145.000 đ/ha/năm. Điều đó có nghĩa là Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Lâm Đồng chưa thực hiện được các định mức chi trả cụ thể cho từng loại rừng,

hiện trạng rừng và từng nhóm người dân; hoặc nếu có đưa ra hệ số K thì mới chỉ xác định cho cấp độ tiểu khu trong khi đây là đơn vị quản lý chứ không phải đơn vị phản ánh chất lượng MTR. Những kết quả ấy gián tiếp dẫn đến: (i) Chưa có cơ chế, chính sách, phương thức hợp lý để phát huy vai trò của cộng đồng thôn, buôn nhằm tạo sức mạnh tập thể trong bảo vệ rừng, đồng thời chưa tạo quy chế quản lý, giám sát lẫn nhau giữa người phải trả và người được trả, tính bền vững của dịch vụ chi trả MTR vì thế chưa được đảm bảo. (ii) Các quy định cụ thể về việc xử lý vi phạm đối với các hộ nhận khoán còn thiếu hoặc chưa phù hợp với dịch vụ MTR, vì vậy khi hộ nhận khoán để rừng bị khai thác, bị phá, bị lấn chiếm trái phép thì việc xử lý chỉ mới dừng lại ở mức độ trừ tiền công giao khoán hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, trong khi MTR bị mất đi nhưng không thể lấy lại được.

Bốn là, hoạt động thực hiện chi trả dịch vụ MTR ở tỉnh Lâm Đồng đã được Chính phủ và UBND tỉnh cho phép. Việc thu tiền từ các đơn vị và tổ chức thực thi theo quy định của QĐ380/QĐ-TTg ở đây không bàn đến, nhưng việc chi trả số tiền đó như thế nào cho hợp lý phải là nhiệm vụ của Quỹ BV&PTR Lâm Đồng nói riêng và Sở NN&PTNT tỉnh nói chung. Những bài học và kinh nghiệm từ các nghiên cứu điểm về dịch vụ môi trường rừng (PES) ở Việt Nam (như đã đề cập ở phần trên) có lẽ cũng vẫn đúng với trường hợp riêng ở tỉnh Lâm Đồng, ấy là chi trả dịch vụ MTR phải gắn với xoá đói giảm nghèo. Nhưng Lâm Đồng còn khác với nhiều địa phương trong nước: là tỉnh có độ che phủ cao nhất, đặc biệt diện tích lưu vực đầu nguồn nước cho thủy điện và sinh hoạt cũng lớn nhất, đồng thời còn là tỉnh có nhiều loại hình dịch vụ MTR nhất. Vì thế, bản thân tỉnh Lâm Đồng cũng phải xác định một chính sách chi trả dịch vụ MTR mang tính đặc trưng riêng của tỉnh mình. Tất cả những điều đó lại chưa có các công trình nghiên cứu và định lượng một cách chuẩn xác để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ MTR. Từ đó, nhiệm vụ đặt ra trước mắt phải phân loại các đối tượng nhận chi trả từ dịch vụ này nếu đặt dịch vụ chi trả là một trong các yếu tố của hệ thống xã hội như phương pháp luận đã đặt ra, và xa hơn là phân loại tài nguyên rừng trong phạm vi rừng phòng hộ.

Từ các kiến nghị đã nêu trong tài liệu “Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam“ (2008), cộng với thực tiễn thí điểm chi trả dịch vụ MTR đã diễn ra ở Lâm Đồng trong năm 2009 và 2010, đề tài thấy nổi lên hai vấn đề chính phải làm ngay:

(1) Thống kê các loại rừng đã giao khoán tại 3 xã nghiên cứu trong phạm vi quản lý của BQL rừng phòng hộ Đa Nhim. Thống kê và phân cấp các loại chủ rừng được chi trả. Vấn đề này sẽ phức tạp hơn vì nó liên quan đến: (i) tổ chức tập thể hay cá nhân, (ii) đối tượng giàu nghèo về mặt xã hội (một trong những mục tiêu của PES là giảm nghèo).

(2) Nhóm đối tượng người dân nhận khoán bảo vệ rừng từ trước đây khá lâu (1999), nhưng chính sách PES/380 mới thực sự được thực hiện thí điểm tại đây từ năm 2009. Vì thế cần có những đánh giá về cách thức và kết quả thực hiện có được tại thời điềm điều tra, một trong số các đánh giá là tác động của PES làm thay đổi đời sống của người dân nhận khoán.

Căn cứ vào việc xác định các loại tài nguyên rừng và đối tượng nhận khoán, kết hợp lại có thể xác định được các cấp độ chi trả về môi trường rừng, đó là cơ sở của việc ra chính sách thực hiện chi trả dịch vụ MTR trong các năm sau.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại BQLRPH Đa Nhim Lâm Đồng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w