CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận cơ bản về thuế GTGT
1.1.3. Thuế giá trị gia tăng 1 Khái niệm
Thuế GTGT (hay còn gọi là VAT-Value Added Tax) được phát kiến bởi người Đức tên là Carl Fiedrich Von Simens vào những năm 50 của thế kỷ 20, tuy nhiên tại thời điểm đó lý luận của ông không đủ sức thuyết phục Chính phủ Đức.
Đến năm 1954 người pháp đã nghiên cứu và ứng dụng.
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Giá trị gia tăng = Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra – Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Thực chất thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián thu khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm dưới đây của thuế GTGT [9].
1.1.3.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, nó là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT.
Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao, tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh:
Về phạm vi đánh thuế: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ [14].
1.1.3.3 Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.
Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN.
Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu: Đầu tiên là từ sản xuất, sau đó đến lưu thông và cuối cùng là tiêu dùng.
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và phương thức thanh toán qua ngân hàng
Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”;
thuế GTGT có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực thúc đẩy tốc độ giao dịch, khuyến khích SXKD, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN [14].
1.1.3.4 Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT
Ở nước ta Luật thuế GTGT được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa 9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và được chính thức áp dụng từ 01/01/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu nhằm khắc phục nhược điểm của thuế doanh thu.
Luật thuế GTGT ra đời là kết quả của sự quan tâm đặc biệt và nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta đối với công cuộc cải cách hệ thống thuế. Cho đến nay thuế GTGT đã thật sự đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng và là sắc thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sắc thuế. Ngoài ra thuế GTGT còn góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta, đưa hệ thống thuế nước ta từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Tuy nhiên qua thời gian áp dụng, mặc dù Luật thuế GTGT cũng như các văn bản dưới Luật liên tục được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc bất cập đòi hỏi phải tiếp tục điều chỉnh sửa đổi trong quá trình áp dụng.
a. Đối tượng chịu thuế GTGT
Do đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD và tiêu dùng. Thông thường mỗi nước sẽ có những quy định riêng về một số chủng loại hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT. Điều này phụ thuộc chính sách KT-XH của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT rất rộng, bao gồm tất cả các hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định của luật thuế GTGT [4].
b. Đối tượng nộp thuế GTGT
Thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ, vì vậy đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT có giá trị tăng thêm [4].
c. Căn cứ tính thuế GTGT
Là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.
- Giá tính thuế: Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán. Thông thường giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT đuợc xác định trên hoá đơn của người bán.
- Thuế suất: Tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi quốc gia khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau mà mức thuế suất được quy định cũng khác nhau. Hiện nay Việt Nam đang áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT là 0%; 5%; 10% [4].
d. Phương pháp tính thuế GTGT
Cũng như các nước đã áp dụng thuế GTGT, nước ta xác định phương pháp tính thuế cơ bản là phương pháp khấu trừ, nhưng hiện nay ngoài các cơ sở kinh doanh là DN, công ty đã thực hiện chế độ kế toán và kinh doanh có hóa đơn, chứng từ theo quy định, cũng còn bộ phận không nhỏ (hộ, cá nhân kinh doanh) có doanh số, số thu không lớn nhưng số lượng NNT này lại rất lớn chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, vì vậy đối với đối tượng này vẫn cần áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Luật thuế GTGT hiện hành quy định việc tính thuế GTGT phải nộp có thể thực hiện bằng một trong 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên GTGT tuỳ theo từng loại ĐTNT.
d1. Phương pháp khấu trừ thuế
Áp dụng cho các cơ sở SXKD thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.
- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó:
+ Thuế GTGT đầu ra bằng (=) Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ nhân (x) Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.
+ Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất (SX), kinh doanh (KD) hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì cơ sở kinh doanh được tiếp tục khấu trừ số thuế GTGT chênh lệch đó vào tháng sau hoặc được hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Nếu số thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế chênh lệch đó vào NSNN.
d2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Áp dụng cho các cá nhân, hộ KD, cơ sở SXKD chưa đáp ứng được đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ; cơ sở KD mua, bán ngoại tệ vàng, bạc, đá quý.
Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp = GTGT của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế ì Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
Có 3 cách xác định GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế:
- Đối với cơ sở KD đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán:
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ bán ra = Doanh số của hàng
hoá, dịch vụ bán ra - Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra
Trường hợp cơ sở KD không hạch toán được giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho SXKD đối với số hàng hoá và dịch vụ bán ra thì giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra xác định như sau:
Giá vốn hàng
bán ra = Giá trị tồn
đầu kỳ + Giá trị mua
trong kỳ - Giá trị tồn cuối kỳ
- Đối với cơ sở KD đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh số bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ:
GTGT của hàng
hoỏ, dịch vụ = Doanh số ì Tỷ lệ (%) GTGT
tính trên doanh số - Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình KD của từng hộ ấn định mức doanh số tính thuế:
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ = Doanh số do cơ
quan thuế ấn định ì Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh số 1.2. Quản lý thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp