CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.3. Quản lý thuế GTGT 1. Khái niệm quản lý thuế
1.3.4. Nội dung quản lý thuế GTGT các DN
Công tác quản lý thuế đã được quy định tại Luật QLT (được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10, khoá XI). Tại điều 3 chương I có quy định nội dung QLT gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;
Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Cơ chế QLT hiện hành theo quy định của Luật QLT là cơ chế NNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của NNT trước hành vi kê khai nộp thuế của mình. Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện các chức năng:
TT&HT NNT, thanh tra kiểm tra thuế, thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Các nội dung trên được Tổng Cục thuế thể chế hoá theo các quy trình quản lý thuế: Quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế; miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; kiểm tra thuế; quản lý thu nợ thuế; đăng ký thuế; thanh tra thuế.
a. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế GTGT
- Đăng ký nộp thuế:
Các cơ sở kinh doanh bao gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với các tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện ĐKKD nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho NNT trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ. Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đăng ký thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của NNT.
Khi có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký đã nộp, NNT phải thông báo với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (ghi trên giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có sự thang đổi thông tin [11].
- Kê khai thuế GTGT:
Khai thuế GTGT là loại khai thuế theo tháng, theo quý (trừ một số trường hợp khác). NNT nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan QLT trực tiếp quản lý NNT. Thời hạn gửi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 20 ( hai mươi ) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn gửi tờ khai của quý chậm nhất là ngày thứ 30 ( ba mươi ) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Trường hợp NNT có đơn vị trực thuộc KD ở địa phương cấp tỉnh khác nơi NNT có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của NNT.
+ Trường hợp NNT có hoạt động KD xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi NNT có trụ sở chính (gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì
NNT phải nộp hồ sơ khai thuế cho Chi Cục thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.
+ Trường hợp NNT có công trình xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí v.v., không xác định được doanh thu của công trình ở từng địa phương cấp huyện thì NNT khai thuế GTGT của doanh thu xây dựng, lắp đặt ngoài tỉnh chung với hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở chính.
Các trường hợp khai thuế khác: Khai quyết toán thuế năm đối với thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT; khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vảng lai ngoài tỉnh; khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh đối với thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu của người kinh doanh không thường xuyên [11].
- Nộp thuế GTGT:
Nơi nộp thuế: NNT kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi SXKD.
Trường hợp NNT kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở SX phụ thuộc đóng ở địa phương cấp tỉnh khác nơi NNT có trụ sở chính thì nộp thuế GTGT ở địa phương nơi có cơ sở SX và địa phương nơi có trụ sở chính.
Thời hạn nộp thuế: Trường hợp NNT tự tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế [11].
- Quyết toán thuế GTGT: Cơ sở KD nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thực hiện khai quyết toán thuế năm. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày ba mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính [11].
b. Khấu trừ, hoàn thuế GTGT
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Cơ sở KD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ;
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Trường hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế thì được khấu trừ toàn bộ;
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó.
- Điều kiện kê khai thuế GTGT được khấu trừ được quy định như sau:
Có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu; có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì phải có thêm hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Việc thanh toán tiền hành hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay cho nhà nước cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng [4].
c. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế GTGT
- Nguyên tắc chung về kiểm tra, thanh tra: Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế;
không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là NNT; tuân thủ các quy định của luật QLT và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra thuế: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan QLT ra quyết định xử lý về thuế, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; Trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế mà phát
hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan QLT chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan QLT có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
d. Chế tài xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế GTGT - Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về thuế:
+ Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị xử lý vi phạm pháp luât về thuế báo gồm: Vi phạm các thủ tục về thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.
+ Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh và triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục kịp thời theo đúng quy định của pháp luât; tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế; việc xử lý vi phạm pháp luật thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện; một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần, nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm; việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp; trình tự và thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về thuế được thực hiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiện hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.
+ Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:
Phạt cảnh cáo các trường hợp: Vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ 2 có tình tiết giảm nhẹ đối với các vi phạm về thủ tục thuế ít nghiêm trọng; vi phạm thủ tục thuế do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 thuổi thực hiện.
Hình thức phạt bằng tiền đối với được quy định đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế cụ thể như sau:
Phạt theo số tiền tuyệt đối đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức phạt tối đa không quá 100 triệu đồng;
Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt đến 90 ngày;
Phạt 0,07% kể từ ngày 91 trở đi đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt;
Phạt 20% số tiền thuế đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn;
Phạt tiền tương đương với số tiền không trích vào tài khoản của NSNN đối với hành vi vi phạm của ngân hành thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng với số tiền phải nộp của NNT;
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiến thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
+ Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Khiếu nại tố cáo:
NNT, tổ chức, các nhân có quyền khiếu nại với cơ quan QLT hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại các quyết định của cơ quan QLT, hành vi hành chính của công chức QLT khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT, công chức QLT hoặc tổ chức, cá nhân khác.
Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo được quy định tại luật QLT và các quy định pháp luật có liên quan.