2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN tại Cục thuế tỉnh Bến Tre
2.2.6. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 1. Công tác quản lý thu nộp tiền thuế
Tập trung, huy động đúng, đủ, kịp thời cho NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của công tác QLT. Theo quy định của Luật QLT, các DN phải tự xác định số thuế phải nộp theo quy định của các Luật thuế, tự kê khai với cơ quan thuế và tự nộp thuế vào KBNN. Để phù hợp với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng, mỗi chức năng quản lý một công đoạn trong cả quá trình từ khi tính thuế đến khi số thuế được nộp vào KBNN.
Đảm bảo số thuế phải nộp theo quy định của các Luật thuế mà DN đã kê khai được nộp vào KBNN đúng thời hạn quy định là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Nhiệm vụ này do bộ phận chức năng Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, một trong 4 chức năng chính của công tác quản lý thuế. Kết quả thu thuế là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và chất lượng của công tác đôn đốc thu nộp và trình độ quản lý.
Căn cứ Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN;
Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quy trình phối hợp thu NSNN giữa KBNN- Tổng cục Thuế- Tổng cục Hải quan và các Ngân hàng thương mại, Cục thuế Tỉnh Bến Tre đã phối hợp với KBNN, Hải quan triển khai công tác ủy nhiệm thu thuế, phí đến các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2013 đã thực hiện ủy nhiệm thu thuế với 3 Ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Bến Tre; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bến Tre; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bến Tre. Đây là giải pháp tốt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế của mình với nhà nước một cách thuận tiện nhất, giảm thiểu chi phí nộp thuế,... đồng thời cũng tạo điều kiện cho Cục thuế theo dừi chớnh xỏc và nhanh chúng tỡnh hỡnh thu nộp thuế của NNT trên địa bàn.
2.2.6.2. Công tác quản lý nợ thuế
Từ tháng 10/2011, công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Bến Tre được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ban hành theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế.
Sau khi thực hiện Quy trình, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được triển khai một cách tích cực. Tạo điều kiện cho cơ quan thuế, cán bộ thuế thực thi công vụ, đảm bảo đúng qui định của pháp luật. Theo đó, Cục thuế đã thực hiện rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào NSNN. Ngoài việc quản lý nợ thuế theo đúng quy trình quy định, Cục thuế còn áp dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, nên công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã cơ bản đi vào nề nếp.
Bảng 2.9. Tình hình nợ thuế GTGT của DN giai đoạn 2011-2013
2011 464,1 21,9 9,6 4,71 43,83
2012 544,3 27,8 15,9 5,10 57,19
2013 604,1 24,4 9,5 4,04 38,93
(Nguồn: Phòng QLN & CCNT Cục Thuế) Qua số liệu về nợ thuế của các DN từ năm 2011 - 2013 tại bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ nợ thuế trên tổng số thu có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 là 4,71%, năm 2012 tăng lên 5,10% nhưng năm 2013 giảm khá nhiều xuống còn 4,04%. Theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế thì mức nợ không được vượt quá 5% trên tổng số thu trong cân đối nộp vào NSNN. Đây là mục tiêu để bộ phận thu nợ và cưỡng chế nợ thuế phải đạt được. Đặc biệt tỷ lệ nợ có khả năng thu/tổng nợ chiếm tuy lệ cao, năm 2011 là 43,83%, năm 2012 là 57,19% và năm 2013 giảm còn 38,93% là chỉ tiêu có thể xem là một dấu hiệu tích cục.
Về mặt chính sách, tỷ lệ phạt chậm nộp thuế là 0,05%/ ngày đối với các khoản nợ đến 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định, phạm chậm nộp thuế 0,07%/ngày kể từ ngày 91 trở đi. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay cũng như so với lãi suất cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụthì tỷ lệ này là cao, đủ sức nặng kinh tế răn đe NNT có ý đồ vi phạm. Khuôn khổ pháp lý về cưỡng chế nợ thuế chưa hoàn thiện và chưa hợp lý. Hiện Luật quản lý thuế quy định còn khá cứng nhắc về nguyên tắc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Theo đó chỉ khi không thực hiện được biện pháp cưỡng chế quy định trước thì mới thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế tiếp theo. Tuy nhiên những biện pháp khả thi nhất thì lại là biện pháp phải thực hiện sau.
Về phía DN: Một bộ phận các DN gặp khó khăn về tài chính không có nguồn tiền để tiến hành SXKD; một bộ phận khác có ý thức tuân thủ pháp luật kém, sẵn sàng vi phạm pháp luật miễn là đạt được lợi ích cục bộ.
Về phía cơ quan thuế: Chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa thực sự chủ động thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp để đôn đốc các DN thực hiện nộp số thuế nợ
đọng vào Ngân sách. Do đó, các DN cố tình chây ỳ không nộp số thuế nợ đọng nhằm chiếm dụng tiền thuế.
Tóm lại: Trong quá trình QLT Cục thuế tỉnh Bến Tre đã xem nợ thuế như là tiêu chí, thước đo về QLT và năng lực tài chính của NNT. Đối với NNT mà ý thức tuân thủ đúng pháp luật, kinh doanh có hiệu quả cộng với việc có năng lực tài chính thì đấy là yếu tố đảm bảo cho việc nộp thuế đúng quy định của pháp luật và giảm tiền nợ thuế. Còn đối với cơ quan thuế nợ thuế cũng là thước đo năng lực quản lý thuế của cơ quan thuế bởi nếu cơ quan thuế theo dừi, giỏm sỏt chặt chẽ cỏc khoản nợ và thực hiện các biện pháp quản lý thu nợ tốt thì nợ thuế cũng sẽ giảm dần.