GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DN TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN
3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô tại Cục thuế tỉnh Bến Tre 1. Quản lý chặt chẽ DN kê khai đăng ký thuế, nộp thuế
- Thường xuyên phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bến Tre là cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để theo dừi, đối chiếu tỡnh hỡnh DN đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế. Chú trọng công tác bổ sung thông tin đối với các DN có sự thay đổi.
- Cần hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các tiêu chí phân cấp quản lý thu giữa Cục thuế và các Chi Cục thuế để có sự phân công DN mới thành lập một cách hợp lý.
- Đối với các DN đã đăng ký MST thường xuyên kiểm tra, rà soát hồ sơ khai thuế nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp thành lập DN nhằm mục đích mua bán hoá đơn bất hợp pháp, không hoạt động SXKD, không kê khai nộp thuế để ngăn chặn kịp thời.
- Phối hợp với các ngành và chính quyền các cấp xác minh các đơn vị có MST nhưng không kê khai thuế. Trên cơ sở đó tiến hành thủ tục đóng MST đối với các DN thuộc diện phải đóng MST. Đối với các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tiến hành đôn đốc để thực hiện các thủ tục quyết toán thuế, đóng MST theo quy định.
3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp Trong thời gian tới Cục thuế cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” thuộc phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Bố trí diện tích phòng làm việc rộng rãi và tiện nghi hơn phục vụ người nộp thuế đến giao dịch được thuận tiện, tạo không khí thân thiện như đón tiếp khách hàng. Xây dựng tủ sách các văn bản pháp quy về chính sách thuế, các quy trình thủ tục QLT để NNT thuận tiện tra cứu, tìm hiểu.
- Chuẩn hoá các nội dung TT&HT NNT; từng bước hoàn thiện các nội dung tuyên truyền hỗ trợ. Xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác TT&HT NNT..
- Tổ chức khảo sát nhu cầu của các DN để phân loại các nhóm DN từ đó thực hiện các dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm NNT
- Nâng cao chất lượng trang thông tin của Cục Thuế, đảm bảo phong phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức để thu hút lượng truy cập của NNT.
- Liên hệ hợp tác thường xuyên phát sóng chương trình “chính sách thuế với cuộc sống’’ trên đài phát thanh và truyền hình Bến Tre.
- Cục thuế cần phải thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh, huyện có văn bản chỉ đạo yêu cầu chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành cùng phối kết hợp trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, cung cấp thông tin, phối hợp với
cơ quan thuế trong việc quản QLT. Phát động tuyên truyền mạnh mẽ việc bán hàng xuất hóa đơn và mua hàng phải lấy hóa đơn trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế và cho cả công tác QLT. Từng bước đưa chính sách thuế vào cuộc sống để nâng cao tính tuân thủ chấp hành nghĩa vụ thuế.
3.2.2.3. Coi trọng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về thuế và nghiệp vụ kế toán Trước yêu cầu thực tế đó đòi hỏi công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thuế cần phải được thực hiện với những cách thức phù hợp. Phòng Tổ chức cán bộ căn cứ theo yêu cầu của các bộ phận chức năng, trên cơ sở trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCC để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
Những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm cần được sử dụng như những giảng viên kiêm chức trong công tác đào tạo bồi dưỡng cho CBCC thuế. Đối với những nội dung đào tạo Cục thuế không có khả năng đảm đương cần phối hợp với Trường Nghiệp vụ thuế hoặc đề nghị Tổng cục hỗ trợ về mặt tài liệu bài giảng hoặc cử giảng viên. Bên cạnh đó Cục thuế cần có kế hoạch cử CBCC đi đào tạo, tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng do Tổng Cục thuế hoặc Bộ Tài Chính tổ chức.
Đối với CBCC làm công tác thanh kiểm tra DN yêu cầu về nghiệp vụ kế toán là hết sức quan trọng. Những cán bộ không tốt nghiệp chuyên ngành kế toán cần được cử đi học các lớp kế toán cơ bản và kế toán nâng cao do Tổng Cục thuế tổ chức.
Đối với cán bộ làm công tác TT&HT NNT phải có đủ tiêu chuẩn về nghiệp vụ; Biết sử dụng thành thạo các phương tiện làm việc hiện đại; Có trình độ ngoại ngữ tốt để nghiên cứu tài liệu và giao tiếp với NNT là người nước ngoài; Có kinh nghiệm thực tế; Nắm vững và vận dụng thành thạo các kỹ năng và nguyên tắc giao tiếp ứng xử với NNT; Ngoài những kiến thức phục vụ cho công việc, cán bộ làm công tác TT&HT NNT phải là những người có đạo đức, tác phong trong công tác tốt.
3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp
Đối với thuế GTGT, Cục thuế cần tập trung thực hiện các bước giải pháp sau:
- Tăng cường kiểm tra hồ sơ khai thuế hàng tháng tại cơ quan thuế; đối chiếu số liệu tờ khai với bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra.
- Tăng cường công tác xác minh hoá đơn để phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế; nhằm phát hiện sự bất hợp lý giữa sử dụng hoá đơn với kê khai thuế.
- Tập trung phân tích nguyên nhân đối với những DN có hồ sơ khai thuế với dấu hiệu không bình thường thông báo yêu cầu giải trình, khai bổ sung. Nếu DN không giải trình hoặc giải trình nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì chuyển sang kiểm tra tại trụ sở DN. Tập trung nguồn lực kiểm tra 100% số hoàn thuế thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau.
3.2.2.5. Chú trọng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Để đạt mục tiêu do Tổng Cục thuế đề ra là tỷ lệ nợ thuế trên tổng số thu không vượt quá 5%, góp phần thu kịp thời số thuế phát sinh vào NSNN, bộ phận thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cần tăng cường thực hiện các giải pháp sau:
- Thường xuyên đối chiếu số liệu với bộ phận kê khai kế toán thuế để xác định chính xác số nợ thuế của từng DN. Thực hiện phân loại nguồn gốc, lịch sử, tuổi nợ thuế từ đó đề xuất các biện pháp thu nợ đạt hiệu quả.
- Thường xuyên áp dụng các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, phạt chậm nộp.
Kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật QLT đối với những khoản nợ thuộc diện phải cưỡng chế.
- Thường xuyên phối hợp với các ngành: KBNN, các Ngân hàng thương mại để tiến hành thu thuế, thu nợ của NNT qua đối tượng thứ ba.
3.2.2.6. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế Cùng với quá trình cải cải các hiện đại hóa ngành thuế, hiện nay tại Cục thuế các chức năng của qui trình QLT đã được trang bị các chương trình phần mềm ứng
dụng: Vấn đề là CBCC tại các bộ phận chức năng cần khai thác triệt để các phần mềm ứng dụng này để phục vụ cho công việc.
Cục thuế phải chủ động xây dựng nội dung đào tạo chuẩn, phù hợp với nhóm người sử dụng, kết hợp với việc đa dạng phương pháp đào tạo và có lịch trình phù hợp với tiến độ triển khai, phát triển Hệ thống công nghệ thông tin của toàn ngành.
3.2.2.7. Cùng Tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN trên địa bàn, thúc đẩy SXKD phát triển
Cùng các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại, tập trung vào các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn, thị trường tiềm năng, tăng cường kết nối DN với thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động xúc tiến thương mại; Tổ chức kết nối giữa các DN với các tổ chức tín dụng, phân loại và có chính sách phù hợp cho từng nhóm DN,.. Nhằm hỗ trợ và khơi thông nguồn vốn vay, thúc đẩy SXKD phát triển; thực hiện giảm thuế đúng đối tượng, đúng pháp luật thuế. Có như vậy góp phần cùng các DN vượt qua khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế như hiện nay. Tạo lập sự ổn định cho DN phát triển, nuôi dững và phát triển nguồn thu bền vững, tạo đà cho công tác QLT trong những năm tiếp theo.
3.2.2.8. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Hội đồng nhân dân và UBND các cấp trong công tác quản lý thuế trên địa bàn
Cục thuế cần tham mưu cho UBND tỉnh:
- Ban hành các công văn chỉ đạo các ngành; UBND các huyện thị xã, thanh phố... khi cần phải có sự phối hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác QLT.
- Đề ra các chính sách thu hút đầu tư phát triển SXKD từ đó tạo ra nguồn thu NS ổn định cho địa phương.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay do suy thoái của nền kinh tế, làm tác động không nhỏ đến tình hình phát triển SXKD của các DN trên địa bàn. Do đó chỉ có tranh thủ được sự ủng hộ đồng tình của Hội đồng nhân dân và UBND các cấp, công
tác QLT trên địa bàn mới thực sự phát huy vừa phục vụ tốt cho việc đảm bảo nguồn thu, vừa đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.
3.2.2.9. Tăng cường triển khai có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong tổ chức QLT
Cục thuế phải có các phương pháp để huy động được sự tham gia của các cơ quan, tổ chức vào công tác QLT. Trong đó, cần tập trung vào hai nhiệm vụ sau:
- Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức để thu thập thông tin về NNT từ các ngân hàng thương mại, các cơ quan bằng nhiều hình thức.
- Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật thuế, cơ sở đó để ngăn chặn, giáo dục, răn đe NNT có hành vi vi phạm về pháp luật thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, Căn cứ theo các chỉ tiêu nghiên cứu và những tồn tại, bất cập và các tác động ảnh hưởng đến công tác QLT GTGT tại Cục thuế tỉnh Bến Tre đã nêu ở chương 2, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN ở Cục thuế tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.