Công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE (Trang 69 - 74)

2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN tại Cục thuế tỉnh Bến Tre

2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT

Với việc QLT theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã làm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thuế của DN. Tuy nhiên DN kinh doanh trước hết vì mục tiêu lợi nhuận nên tối thiểu hoá số thuế phải nộp luôn là việc mà không một DN nào không muốn. Vì vậy trốn thuế, tránh thuế, khai thiếu thuế luôn luôn tồn tại ở một bộ phận DN, đặc biệt là ở các DN ngoài nhà nước.

Trước thực tế đó, cơ quan thuế bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các DN ngoài nhà nước để nâng cao trình độ nhận thức, tính tự giác của DN cần tập trung cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm giúp cho NNT và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn có tác dụng phát hiện kịp thời những vấn đề chưa phù hợp của chính sách thuế, các quy trình quản lý thuế để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi đồng thời có tác dụng răn đe, ngăn ngừa trốn thuế.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DN trên địa bàn tỉnh.

2.2.7.1. Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế

Theo quy định của điều 77 của Luật Quản lý thuế các hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra tính đầy đủ chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT.

Nhận thức rừ điều này những năm qua cụng tỏc kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại cơ quan thuế được Cục thuế chú trọng, 100% hồ sơ khai thuế của DN đều được kiểm tra. Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT, đây là một công việc mà yêu cầu công chức thuế thực hiện kiểm tra phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Cán bộ kiểm tra thuế phải biết phân tích được các dữ liệu thông qua hồ sơ khai thuế GTGT: Hàng hóa đơn vị bán ra trong tháng là bao nhiêu gồm những loại hàng hóa gì, hàng hóa bán ra thuộc đối tượng chiụ thuế GTGT hay không, mức thuế suất thuế GTGT áp dụng cho loại hàng hóa đó là sát với quy định chưa; Hàng hóa dịch vụ mua vào là gì; Thuế GTGT đầu vào là bao nhiêu, số thuế được khấu trừ là bao nhiêu; Tình hình mua bán hàng hóa có thanh toán qua NH như quy định hay không; Hàng hóa dịch vụ mua vào có phù hợp với nội dung của hàng hóa dịch vụ bán ra hay không; Thuế GTGT phải nộp là bao nhiêu;… từ đó so sánh mức thuế đã kê khai của các DN cùng ngành nghề, quy mô hoạt động, phát hiện những DN có rủi ro cao trong việc kê khai thuế, qua đó mời giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu. Một số DN qua kiểm tra tại cơ quan thuế đã tự giác kê khai, nộp thuế bổ sung số tiền thuế khai thiếu theo quy định.

Bảng 2.10. Tình hình kê khai thuế, bổ sung thuế GTGT tại Cục thuế giai đoạn 2011 - 2013

ST T

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%)

2012/2011 2013/2012 2013/2011 1 Số hồ sơ kê khai bổ sung Hồ sơ 343 733 613 213,70 83,62 178,71 2 Số thuế kê khai bổ sung Tr.đồng 26.829 110.967 99.515 413,60 98,67 370,92 3 Thuế kê khai BS/1 hồ sơ Tr.đồng 78,21 151,38 162,34 193,55 107,24 207,56

(Nguồn: Phòng KK - Kế toán thuế Cục thuế ) Qua số liệu tại bảng 2.10. Năm 2011 có 343 lượt hồ sơ kê khai, nộp thuế bổ sung với số thuế GTGT kê khai bổ sung là 26.829 triệu đồng; năm 2012 có 733 lượt hồ sơ, số thuế GTGT kê khai bổ sung là 110.967 triệu đồng; năm 2013 có 613 lượt hồ sơ kê khai bổ sung với số thuế GTGT bổ sung là 99.515 triệu đồng. Như vậy, có thể khẳng định một số DN đã cố tình khai thiếu nghĩa vụ thuế, chỉ khi nào cơ quan thuế mời giải trình để chứng minh số thuế đã khai thì mới kê khai, nộp bổ sung.

Trường hợp kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, phát hiện có dấu hiệu gian lận thuế, Cục thuế yêu cầu DN bổ sung thông tin tài liệu. Đối với những doanh nghiệp không bổ sung hoặc bổ sung thông tin tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở của DN.

2.2.7.2. Tình hình thanh kiểm tra chấp hành pháp luật thuế

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm do các phòng thanh tra thuế, kiểm tra thuế lập và trình Cục Trưởng phê duyệt và sau đó báo cáo về Tổng cục Thuế. Do số lượng DN lớn nên cơ quan thuế không thể và cũng không cần thiết phải kiểm tra tất cả các DN. Việc lựa chọn DN để thanh tra, kiểm tra phải dựa trên nguyên tắc phân tích thông tin kê khai thuế của DN để đánh giá mức độ rủi ro về thuế.

Bảng 2.11. Tình hình thanh kiểm tra chấp hành pháp luật thuế GTGT tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013

Năm

Số lượng DN thanh, kiểm tra (DN)

Kết quả xử lý (Triệu đồng)

Thuế xử lý bình quân 1 DN (Tr.đ) Kế hoạch Thực

hiện

tỷ lệ Truy thu và phạt

GTGT PHẠT Cộng

2011 174 174 100 8.640 2.691 11.331 97

2012 219 219 100 5.240 1.312 6.552 30

2013 191 191 100 5.299 1.267 6.566 34

(Nguồn: Phòng thanh, kiểm tra thuế Cục thuế) Số liệu ở bảng 2.11. cho thấy kết quả thanh kiểm tra thuế tại DN trong 3 năm từ 2011 đến 2013, trong năm 2011 thực hiện được 147 DN đạt 100% kế hoạch; năm 2012 thực hiện được 219 DN đạt 100% và năm 2013 thực hiện được 191 DN đạt 100% kế hoạch.

Số thuế GTGT truy thu và phạt bình quân 1 DN giảm dần, từ 97 triệu đồng giảm xuống còn 34 triệu đồng năm 2013. Tuy nhiên cũng có DN qua thanh tra, kiểm tra không có thuế truy thu hoặc truy thu không đáng kể. Điều này cho thấy việc phân tích thông tin, lựa chọn DN để thanh tra, kiểm tra thực hiện còn chưa đảm bảo yêu cầu. Việc lựa chọn không đúng DN để thanh tra kiểm tra đã gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế, mất thời gian của DN, không phát huy được vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Hiện tại, việc ứng dụng tin học để phân tích và lựa chọn DN kiểm tra chưa được áp dụng do còn thiếu thông tin và chưa xây dựng được các tiêu chí để đánh giá rủi ro về thuế đối với DN.

Các hành vi vi phạm được phát hiện và sử lý sau thanh tra, kiểm tra cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Đó là bán hàng không xuất hoá đơn hoặc xuất hoá đơn thấp hơn giá trị thực tế thanh toán để giảm thuế GTGT đầu ra; sử dụng hoá đơn khống để khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ không có thật, khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ không phục vụ cho SXKD hàng hoá dịch vụ

sách kế toán theo quy định… Tình hình trên cho thấy dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng gia tăng cần phải được tăng cường công tác thanh tra kiểm tra thuế đối với DN trong thời gian tới.

2.2.7.3. Tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT

Theo quy định của Quy trình hoàn thuế, các DN đề nghị hoàn thuế lần đầu, các DN có hành vi gian lận pháp luật thuế thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế, các DN đề nghị hoàn thuế GTGT từ lần thứ hai trở đi (Nếu trong vòng 2 năm trở lại đây không có hành vi gian lận pháp luật thuế) thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Tiếp theo quy định của Tổng Cục thuế là 100% hồ sơ hoàn thuế phải được kiểm tra. Tuy nhiên do số lượng DN được hoàn thuế GTGT lớn, bộ phận thanh tra kiểm tra phải thực hiện nhiều cuộc thanh kiểm tra tại trụ sở NNT nên cơ quan thuế vẫn phải lựa chọn danh sách các DN có rủi ro cao để lập kế hoạch kiểm tra. Việc kiểm tra sau hoàn thuế do các phòng kiểm tra thuế thực hiện. Đối với các DN trong kế hoạch thanh tra mà có hoàn thuế thì phòng thanh tra kết hợp kiểm tra sau hoàn thuế khi tiến hành thanh tra.

Bảng 2.12. Tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT DN giai đoạn 2011-2013 Năm Số lượng doanh

nghiệp hoàn thuế ( DN )

Kết quả xử lý loại trừ Thuế xử lý bình quân 1 DN có vi

phạm (tr.đồng) truy hoàn và phạt (tr.đồng)

GTGT Phạt Cộng

2011 94 3.720 780 4.500 95

2012 147 5.380 920 6.300 88

2013 162 3.920 210 4.130 98

(Nguồn: Phòng Kiểm tra Cục thuế ) Qua số liệu tại bảng 2.12 về tình hình hiểm tra hoàn thuế GTGT cho thấy:

Công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT hàng năm được xây dựng kế hoạch căn cứ trên số hồ sơ có thực tế phát sinh trong năm và hồ sơ của năm trước chưa được kiểm tra được lãnh đạo Cục thuế tỉnh phê duyệt. Trong giai đoạn 2011-2013 việc thực hiện kế hoạch kiểm tra trước và sau hoàn thuế cụ thể như sau: năm 2011 thực hiện kiểm tra đạt 91,5% kế hoạch, năm 2012 đạt 92,3%, năm 2013 đạt 93,2%. Số thuế GTGT

xử lý loại trừ, truy hoàn và phạt của năm 2012 cao hơn các năm 2011 và năm 2013 nhưng xử lý thuế bình quân 1 DN có vi phạm là 88 triệu đồng, thấp hơn năm 2011 (95 triệu đồng) và năm 2013 (98 triệu đồng).

Từ 20/12/2013 thực hiện Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, thủ tục hồ sơ hoàn thuế mà NNT gửi cơ quan thuế đơn giản và gọn nhẹ hơn nhiều so với các quy định trước đây. Cụ thể là 1 bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT trước đây có từ 5 đến 7 loại giấy tờ nay chỉ còn có từ 1 đến 3 loại giấy tờ tùy theo nội dung hoàn thuế GTGT đó thuộc loại đối tượng hoàn thuế gì. Hơn nữa các hành vi vi phạm cũng hết sức đa dạng và tinh vi trong khi đó cơ quan thuế vẫn chưa thể kiểm tra được 100% số hồ sơ. Thực tế này đòi hỏi cơ quan thuế cần phải tập trung hơn nữa cho công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT, nâng cao hơn nữa tỷ lệ số hồ sơ được kiểm tra cũng như chất lượng của từng cuộc kiểm tra.

2.2.8. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ và tổ chức bộ máy quản lý thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w