Kiểm định mô hình và phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE (Trang 91 - 96)

2.3. Đánh giá của CBCC Cục thuế và doanh nghiệp về công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bến Tre

2.3.4. Kiểm định mô hình và phân tích nhân tố

Để tiến hành phân tích nghiên cứu sâu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT của Cục thuế Bến Tre thời gian qua, tác giả tiến hành kiểm định mô hình thông qua hệ số α của Cronbach’s. Hệ số này là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang do tương quan với nhau. Hệ số α của Cronbach’s sẽ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không. Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥ 0,8.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 2.19 cho thấy Cronbach’s Alpha của tập hợp 19 biến là 0,95 > 0,8. Như vậy tập hợp 19 biến dùng để đo lường được đánh giá là tốt và đưa vào kiểm định độ tin cậy đối với từng biến trong mô hình.

Khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Kết quả kiểm định độ tin cậy từng biến thể hiện ở bảng 2.19. Ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nêu phù hợp. Có thể kết luận đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng khi phỏng vấn đều cho ta kết quả tin cậy.

Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là 1 chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố; trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Tiêu chuẩn Keiser qui định rằng hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1. và thụng thường để tiện cho việc hiểu rừ hơn nữa về yếu tố, cỏc nhà nghiờn cứu thực nghiệm thường dùng phương pháp quay vòng trục toạ độ (Varimax) hay

còn gọi là phương pháp Varimax. Tiêu chuẩn của hệ số tương quan của yếu tố phải ít nhất là bằng 0,5 thì mới được xem là đạt yêu cầu và chỉ số 0,5 này được xem là ngưỡng để loại bỏ các câu hỏi khác trong quá trình phân tích các yếu tố.

Bảng 2.19. Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra khách hàng là đại lý

Các biến phân tích

TB thang đo

nếu loại biến

Phương sai thang đo

nếu loại biến

Hệ số tương quan biến

tổng

Hệ số Cronbach’s

Apha nếu loại biến Công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế

1. Thủ tục đăng ký thuế là phù hợp. 57.91 91.655 .747 .947

2. Mẫu biểu tờ khai thuế GTGT là phù hợp. 57.92 92.317 .691 .948 3. Thời gian quy định nộp tờ khai thuế GTGT 57.97 92.012 .727 .947 4. Việc kê khai thuế GTGT theo phần mềm

HTKK là phù hợp. 57.80 96.254 .596 .949

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 5. Thái độ và kỷ năng giải quyết công việc của

CB tuyên truyền 57.88 93.432 .687 .948

6. Công tác tập huấn, đối thoại cung cấp tài liệu

của đội tuyên truyền 57.93 93.148 .669 .948

7. Website và trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ DN 57.91 94.936 .630 .948 Công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT

8. Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế là phù hợp. 57.92 93.439 .701 .947 9. Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế phù hợp. 57.96 95.566 .611 .949 10. Việc phân tích hồ sơ, lựa chọn DN kiểm tra 57.98 91.991 .770 .946 11. Năng lực cán bộ kiểm tra hiện nay phù hợp. 57.99 91.415 .773 .946 12. Đề xuất xử lý vi phạm của CB kiểm tra 57.87 93.375 .752 .947 Công tác quản lý nợ thuế

13. Quy trình quản lý nợ thuế là phù hợp. 57.87 95.293 .542 .950 14. Sự phối hợp giữa phòng QLN với các bộ

phận liên quan 57.71 95.306 .676 .948

15. Việc xử phạt nợ thuế hiện nay 57.80 95.124 .666 .948

Chính sách thủ tục

16. Nội dung luật thuế GTGT là phù hợp. 57.89 92.289 .687 .948

17. Thuế suất thuế GTGT là phù hợp. 57.87 93.698 .667 .948

18. Chính sách thuế GTGT thay đổi hợp lý 57.83 92.572 .755 .946 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT

19. Xin Anh/Chị cho biết công tác quản lý thuế

GTGT hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre 57.87 91.389 .763 .946

Hệ số Cronbach’s Alpha 0.950

Từ bảng 2.20 cho thấy, cả hai điều kiện cho phân tích nhân tố điều thỏa mãn, dữ liệu điều tra phù hợp cho việc phân tích nhân tố: Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) = 0,911>0,5: Dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố (sự thích hợp của mẫu) và giá trị kiểm định Bartlett’s Test với giả thiết: (H0) “Các biến không tương quan với nhau trong tổng thể” bằng 3190.917 với mức ý nghĩa thống kê 99% (Sig. = 0,000 < 0,05) đã bác bỏ giả thiết (H0), đồng nghĩa với việc các biến có tương quan với nhau trong tổng thể và việc áp dụng phân tích nhân tố là thích hợp.

Bảng 2.20. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test

STT Chỉ tiêu Giá trị

1 Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin .911

2 Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 3190.917

df 153

Sig. .000

(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS của tác giả) Từ kiểm định trên cho thấy, phân tích nhân tố là hoàn toàn có thể thực hiện được trong nghiên cứu này, bởi vì quy mô mẫu thích hợp và đủ lớn để thực hiện.

Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến số được trình bày tại Bảng 2.21.

Qua bảng 2.21 cho thấy hệ số tương quan yếu tố với các phương sai tương đối của các yếu tố có được từ phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax đối với các câu hỏi đều thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích yếu tố đòi hỏi; kết quả cho thấy có 3 yếu tố có được từ phương pháp nói trên với các Eigenvalue thỏa mãn điều kiện chuẩn Kaiser lớn hơn 1; đồng thời hệ số tin cậy được tính cho các nhân tố mới này cũng thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,5 do đó các yếu tố mới này sẽ được sử dụng trong các phân tích sau này. Các yếu tố này bao gồm:

Yếu tố 1: Có giá trị Eigenvalue bằng 9.481 > 1 thỏa mãn yêu cầu. Yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến Quy trình quản lý nợ thuế là phù hợp; Sự phối hợp giữa phòng QLN với các bộ phận liên quan; Việc xử phạt nợ thuế hiện nay là hợp lý; Nội dung luật thuế GTGT là phù hợp; Thuế suất thuế GTGT là phù hợp;

và Chính sách thuế GTGT thay đổi hợp lý. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là X1: Chính sách, thủ tục và công tác quản lý nợ thuế. Nhân tố này giải thích được

Yếu tố 2: Có giá trị Eigenvalue bằng 1.725 > 1 thỏa mãn yêu cầu. Yếu tố này bao gồm các vấn đề về Website và trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ DN; Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế là phù hợp; Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế là phù hợp; Việc phân tích hồ sơ, lựa chọn DN kiểm tra là phù hợp; Năng lực cán bộ kiểm tra hiện nay là phù hợp; và Việc đề xuất xử lý vi phạm của CB kiểm tra là hợp lý. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là X2: Cơ sở vật chất và công tác kiểm tra hoàn thuế. Nhân tố này giải thích được 9.584% biến thiên của số liệu điều tra.

Yếu tố 3: Có giá trị Eigenvalue bằng 1.291 > 1. Yếu tố này bao gồm các vấn đề về Thủ tục đăng ký thuế là phù hợp; Mẫu biểu tờ khai thuế GTGT là phù hợp;

Thời gian quy định nộp tờ khai thuế GTGT là phù hợp; Việc kê khai thuế GTGT theo phần mềm HTKK là phù hợp; Thái độ và kỷ năng giải quyết công việc của CB tuyên truyền; Công tác tập huấn, đối thoại cung cấp tài liệu của đội tuyên truyền.

Yếu tố này được đặt tên là X3: Công tác đăng ký kê khai và tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Nhân tố này giải thích được 7.169% biến thiên của số liệu điều tra.

Bảng 2.21. Phân tích nhân tố đối với các biến điều tra đánh giá công tác quản lý thuế GTGT của Cục thuế Bến Tre

TT Biến quan sát Nhân tố

1 2 3

1. Thủ tục đăng ký thuế là phù hợp. .750

2. Mẫu biểu tờ khai thuế GTGT là phù hợp. .792

3. Thời gian quy định nộp tờ khai thuế GTGT là phù hợp. .735

4. Việc kê khai thuế GTGT theo phần mềm HTKK là phù hợp. .781

5. Thái độ và kỷ năng giải quyết công việc của CB tuyên truyền .679

6. Công tác tập huấn, đối thoại cung cấp tài liệu của đội tuyên truyền .689

7. Website và trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ DN .726

8. Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế là phù hợp. .766

9. Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế là phù hợp. .789

10. Việc phân tích hồ sơ, lựa chọn DN kiểm tra là phù hợp. .703

11. Năng lực cán bộ kiểm tra hiện nay là phù hợp. .676

12. Việc đề xuất xử lý vi phạm của CB kiểm tra là hợp lý. .675

13. Quy trình quản lý nợ thuế là phù hợp. .726

14. Sự phối hợp giữa phòng QLN với các bộ phận liên quan .796

15. Việc xử phạt nợ thuế hiện nay là phù hợp .792

16. Nội dung luật thuế GTGT là phù hợp. .786

17. Thuế suất thuế GTGT là phù hợp. .731

18. Chính sách thuế GTGT thay đổi hợp lý .626

Giá trị Eigenvalue 9.481 1.725 1.291

Phương sai trích rút (%) 52.670 9.584 7.169

Phương sai do phân tích nhân tố giải thích (%) 52.670 62.255 69.424

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Như vậy, 3 thành phần ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bến Tre theo đánh giá của CBCC và DN là: Chính sách, thủ tục và công tác quản lý nợ thuế; Cơ sở vật chất và công tác kiểm tra hoàn thuế; và Công tác đăng ký kê khai và tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Với tổng phương sai rút trích 69.424% cho biết 3 nhân tố này giải thích được 69.424% biến thiên của dữ liệu điều tra.

2.3.5. Phân tích hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w