Công tác quản lý thuế GTGT ở Việt Nam trong những năm qua 1. Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.5. Chính sách thuế và QLT GTGT một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

1.5.2. Công tác quản lý thuế GTGT ở Việt Nam trong những năm qua 1. Những kết quả đạt được

Trong hệ thống thuế của Việt Nam, thuế GTGT là sắc thuế hết sức quan trọng, có phạm vi ảnh hưởng lớn không chỉ tới hoạt động đầu tư, sản xuất của các DN, tiêu dùng của toàn xã hội mà còn dưới giác độ huy động nguồn thu cho NSNN.

Hệ thống chính sách thuế GTGT được hình thành và áp dụng từ những năm 1990, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến nay đã tương đối hoàn thiện. Bên cạnh đó Luật QLT ra đời vào năm 1997 tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi phương thức QLT từ cơ chế chuyên quản, NNT từ thụ động sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp,

qua đó NNT được đề cao, tự chủ động xác định nghĩa vụ nộp thuế và các ưu đãi mà mình được hưởng.

Trong những năm vừa qua, công tác QLT GTGT đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Thuế GTGT đã trở thành nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong NSNN. Chiếm khoảng 30 - 35 % trong tổng thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác. Đã cơ bản hình thành một hệ thống thuế có khả năng bao quát được hầu hết các nguồn thu; Hệ thống thuế đã trở thành công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế; lại vừa đảm bảo bảo hộ được SXKD trong nước vừa thực hiện được chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta.

Ngành thuế đã xây dựng chiến lược cải hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy SX trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác QLT, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản đó là: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, gọn nhẹ, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp và tự động hóa cao [5].

1.5.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý thuế GTGT a. Về chính sách thuế

Hệ thống chính sách thuế GTGT hiện hành vẫn còn hàm chứa nhiều bất cập.

Nội dung thủ tục kê khai khấu trừ, hoàn thuế, tính thuế GTGT vẫn còn có nhiều quy định phức tạp, chưa phù hợp với trình độ quy mô và trình độ quản lý của một bộ phận lớn các DN.

Do đang trong quá trình hoàn thiện nên chính sách thuế thường xuyên có sửa đổi cũng gây khó khăn cho các DN trong việc xác định nghĩa vụ thuế, ảnh hưởng

đến kế hoạch SXKD. Nhiều văn bản ban hành còn chậm, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho việc triển khai công tác QLT.

Nhiều quy định trong chớnh sỏch thuế khụng rừ ràng, cụ thể gõy nờn những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng. Một số quy định trong các văn bản dưới Luật về thuế sử dụng ngụn ngữ diễn đạt khụng rừ nghĩa gõy khú khăn vướng mắc cho NNT. Cụ thể như sau:

* Về thuế GTGT:

- Về đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế được quy định trong luật thuế là điều kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT, nên việc quy định đối tượng chịu thuế GTGT là “hàng hoá, dịch vụ dùng cho SX, KD và tiêu dùng ở Việt nam” là chưa đúng về phương diện lý luận cũng như bản chất của sự vật hiện tượng.

Thực tế thuế GTGT đánh vào hành vi người tiêu dùng chứ không phải đánh vào hàng hoá dịch vụ, nên thuế GTGT thuộc thuế tiêu dùng - nghĩa là hàng hoá, dịch vụ chưa được đưa vào lưu thông, chưa thông qua việc mua bán, trao đổi thì chưa bị đánh thuế GTGT, sẽ dẫn đến hệ quả không xác định được thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT và đó cũng là nhược điểm của thuế GTGT hiện hành.

- Về quy định đối tượng không chịu thuế GTGT: Số lượng nhóm mặt hàng không chịu thuế GTGT còn rất lớn. Theo quy định tại điều 5- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 thì còn 26 nhóm mặt hàng không chịu thuế GTGT.

- Về phương pháp tính thuế: Hiện còn tồn tại 2 phương pháp tính thuế đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Trong phương pháp trực tiếp lại có ba cách tính thuế.

- Về thuế suất: Đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung luật, nhưng vấn chưa áp dụng được một mức thuế suất để đảm bảo đơn giản trong việc tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ. Việc quy định nhiều mức thuế suất khác nhau gây nhiều khó khăn trong chấp hành pháp luật thuế của DN cũng như gây phức tạp cho công tác QLT. Ví dụ như: Luật Thuế GTGT chỉ quy định chung là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%, dẫn đến nhiều vướng mắc trong việc tính thuế GTGT đầu ra và kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động xây dựng,

lắp đặt công trình ở nước ngoài, hay hoạt động mua bán hàng hoá trong khu phi thuế quan nhưng có địa điểm giao nhận ở ngoài Việt Nam.

* Tình hình sử dụng hóa đơn

Hiện nay để phù hợp với hai phương pháp tính thuế GTGT nên vẫn còn tồn tại hai loại hoá đơn là hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng thông thường.

Do chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu nên tình trạng các DN bán hàng hoá dịch vụ không phát hành hoá đơn vẫn còn tương đối phổ biến, đặc biệt là ở những mặt hàng cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Hoá đơn còn bị lợi dụng cho mục đích hợp thức hóa chi phí đầu vào, kê khai khống thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Tình trạng DN thành lập phát hành hoá đơn bất hợp pháp rồi bỏ trốn vẫn còn tồn tại và khó kiểm soát.

b. Đối với cơ quan thuế

- Trong công tác TT&HT NNT đã có sự chuyển biến tích cực song vẫn còn những hạn chế. Cụ thể là:

Lĩnh vực TT&HT chính sách thuế cho NNT tuy được xác định là chìa khoá để đưa chính sách thuế vào đời sống xã hội nhưng hoạt đông còn chưa thực sự sâu rộng, chưa phù hợp với từng nhóm ĐTNT, nội dung và hình thức còn đơn điệu chưa tiếp cận một cách thiết thực đến NNT;

Công tác tuyên truyền và dịch vụ hỗ trợ NNT chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức, do vậy tính tuân thủ, tự nguyện của NNT cũng như hiểu biết của xã hội đối với các chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế còn rất thấp. Những kết quả đạt được của công tác TT&HT NNT trong thời gian qua còn rất khiêm tốn so với mục tiêu yêu cầu đặt ra cho công tác này, chưa đáp ứng được cải cách trong quản lý theo hướng hiện đại hoá.

- Về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của công chức thuế còn nhiều điểm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thu thuế khoa học, hiện đại và đặc biệt là rất bất cập khi phải thực hiện chính sách luân phiên luân chuyển cán bộ của ngành.

Thái độ và phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan, văn minh, lịch sự, chưa coi NNT là khách hàng quan

trọng nhất để nâng cao chất lượng phục vụ, chưa thực sự trở thành người bạn đồng hành của NNT trong việc thực hiện các luật thuế.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu đồng bộ và chưa hiện đại như yêu cầu của công tác QLT hiện đại đặt ra.

c. Đối với người nộp thuế

Bên cạnh các DN có ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật thuế vẫn còn có nhiều DN tìm cách “lách luật”, kê khai doanh thu chưa sát với thực tế phát sinh nhằm gian lận trốn thuế. Các hành vi vi phạm pháp luật thuế như: Chậm hoặc thậm chí không đăng ký thuế; Kê khai thuế và nộp thuế chậm, nợ đọng thuế kéo dài, khi bán hàng thì ghi hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán, thậm chí không ghi hoá đơn, vẫn còn diễn ra; Nhiều DN còn vi phạm pháp luật về kế toán, lập sổ sách kế toán chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan thuế. Những hành vi này không những gây thất thu cho NSNN mà còn gây cho cơ quan thuế rất nhiều khó khăn trong công tác QLT, làm ảnh hưởng lớn đến môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế.

d. Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan

Còn có lúc có nơi cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan trong xã hội nhìn nhận công tác thuế như là trách nhiệm chỉ của riêng ngành thuế, do vậy việc phối hợp trong công tác QLT còn chưa thống nhất, thiếu chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan; Chưa nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác thu NS.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w