1.2. PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.2. Các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
1.2.1.3. Điều kiện chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng
Theo kinh nghiệm của các thị trường chứng khoán trên thế giới, các tổ chức trên thế giới, các tổ chức thực hiện việc chào bán chứng khoán ra công chúng thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định do pháp luật quy định hoặc do thị trường đòi hỏi, đồng thời phải hoàn thành nhiều thủ tục khá phức tạp trước và sau khi chào bán chứng khoán ra công chúng. Việc các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán ra công chúng. Việc các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán lần đầu ra công chúng là bởi một số lý do sau:
- Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán cho một số lượng lớn công chúng đầu tư. Nhiều người trong số đó là các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư không có sự hiểu biết và khả năng phân tích cao về chứng khoán. Do đó để bảo vệ các đầu tư này, chứng khoán chào bán phải là các chứng khoán đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định, công ty chào bán phải là các công ty có triển vọng phát
triển tương lai.
- Do các công ty nêu trên là các công ty lần đầu chào bán ra công chúng nên các thông tin liên quan đến các công ty không được nhiều người biết đến. Các chuyờn gia phõn tích thị trường khụng cú điều kiện theo dừi cỏc cụng ty này trước khi công ty thực hiện chào bán. Việc đưa ra các điều kiện và tiêu chuẩn nhất định đối với các công ty lần đầu chào bán ra công chúng là để bù đắp những sự thiếu hụt về thông tin cho công chúng đầu tư.
Ngoài ra, ở các quốc gia đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán như Việt Nam, việc đưa ra các điều kiện và tiêu chuẩn chào bán ra công chúng còn xuất phát từ lý do tạo niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Do thiếu kinh nghiệm vận hành và tham gia thị trường chứng khoán ở quốc gia này, trong giai đoạn đầu sẽ có rất nhiều tâng lớp dân cư còn dè dặt trong việc chọn thị trường chứng khoán là nơi đầu tư các khoản tiết kiệm của mình.
Việc đưa ra các loại hàng hoá đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định sẽ bước đầu tạo dựng đựơc niềm tin cho công chúng vào thị trường chứng khoán và đây cũng được coi là một trong nhưng biện pháp kích cầu chứng khoán trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển thị trường.
Theo chế độ quản lý chất lượng tiêu chuẩn mà các công ty phải đáp ứng trước khi được phép chào bán chứng khoán ra công chúng có thể được chia ra làm hai nhóm bao gồm nhóm các tiêu chuẩn định lượng và các tiêu chuẩn định tính dưới đây là một số các tiêu chuẩn thuộc hai nhóm nêu trên:
- Các chỉ tiêu định lượng
+ Công ty phải có quy mô nhất định (chủ yếu là chỉ tiêu về vốn);
+ Công ty phải hoạt đông có hiệu quả trong một số năm liền tục trước khi xin phép chào bán ra công chúng;
+ Tổng giá trị của đợt chào bán đạt quy mô nhất định;
+ Chứng khoán chào bán được bán cho một số lượng quy định công chúng đầu tư;
+ Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định
vốn cổ phần của công ty trong một khoảng thời gian quy định.
- Các chỉ tiêu định tinh:
+ Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên ban giám đốc điều hành và hội đồng quản trị phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý công ty;
+ Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích cảu các nhà đầu tư.
Có nghĩa là cơ cấu công ty phải hạn chế ở mức độ cao nhất những xung đột liên quan đến quyền lợi của các bên liên quan, xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý
vv….
+ Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của công ty phải có độ tin cậy cao nhất. Điều này có nghĩa là các báo cáo tài chính của công ty phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín. Các tài liệu khác phải được lập theo đỳng quy định, ngụn từ và cỏc ký hiệu trong cỏc tài liệu phải rừ ràng và phải được lập hay thẩm tra của các tổ chức theo quy định:
+ Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;
+ Công ty phải được một hoặc một số các tổ chức chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được quy định tại Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Nghị định số 14/2007/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 19/1/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Thông tư số 17/2007/TT – BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Thông tư số 18/2007/TT – BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua bán lại cổ phiếu và một số trường hợp chào bán thêm cổ phiếu của công ty đại chúng. Nhìn chung, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam là dễ dàng hơn so với nhiều nước đang phát triển khác. Dưới đây là các tiêu chuẩn cơ bản để một công ty chào bán cổ phiếu đưa ra công chúng được quy định trong Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật:
- Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
+ Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
mười 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tín theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
+ Có phương pháp chào bán và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
+ Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sở kế toán;
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;
+ Có phương án chào bán, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
Thành viên hoặc Chủ ở hữu Công ty thông qua;
+ Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức cháo bán đối với nhà đầu tư về điều kiện chào bán, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
- Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:
+ Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào báo tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam;
+ Có phương án chào báo và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ qũy phù hợp với quy định của Luật này.
- Theo định nghĩa tại Luật Chứng khoán, chào bán chứng khoá ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
+ Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
+ Chào bán chứng khoán cho từ một trưam (100) nhà đầu tư trở nên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
+ Chào bán có một số lượng nhà đầu tư không xác định.
*Thủ tục chào bán lần đầu
Thông thường, trước hết tiến hành việc chào bán chứng khoán ra công chúng lần dầu, Công ty chào bán phải lựa chọn cho mình một hoặc một số các tổ chức bảo lãnh phát hành (TCBL). Các TCBL này sẽ tham gia vào mọi công đoạn của quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng và có trách nhiệm liên đới đối với các bên tham gia vào đợt chào báo bao gồm cả Công ty chào bán. Thành công của đợt chào bán công chúng phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng nghề nghiệp và uy tín của TCBL.
Việc lựa chọn Công ty bảo lãnh phát hành do Hội đồng quản trị quyết định.
Thông thường, ngay sau khi việc chào bán cổ phiếu ra công chúng được quyết định, hội đồng quản trị cũng sẽ quyết định luôn Công ty nào được lựa chọn là Công ty bảo lãnh cho đợt chào bán của Công ty.
a) Chuẩn bị hồ sơn xin phép chào bán.
• Sau khi chấp nhận làm bảo lãnh phát hành, TCBL sẽ liên hệ với Công ty tư vấn và các tổ chức đại lý phân phối để thiết lập tổ hợp bảo lãnh (nếu cần).
• Tổ chức bảolãnh phải ký kết cam kết bảo lãnh phát hành với TCPH. Cam kết bảo lãnh phát hành là một trong những tài liệu của hồ sơ xin phép chào bán. Trường hợp bảo lãnh phát thành theo tổ hợp thì cam kết bảo lãnh phát thành phải được ký
giữa TCBL chính và TCPH hoặc giữa các TCBL với TCPH (tuỳ theo luật của từng nước).
• Tổ chức bảo lãnh cùng với TCPH tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ xin phép chào bán. Ở Việt Nam, hồ sơ xin phép chào bán bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn xin chào bán (theo mẫu quy định)
- Bản sao có công chứng giấy phép thành lập hoặc quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần;
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ hoạt động của TCPH;
- Nghị quyết của Đại hội cổ đông chấp nhận việc chào báo cổ phiếu hoặc Quyết định của HĐQT về việc phát hành trái phiếu;
- Bản cáo bạch
- Danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;
- Các báo cáo tài chính có kiểm toán liên tục trong 2 năm liên tục gần nhất tính tới thời điểm nộp hồ sơ;
- Cam kết bảo lãnh phát hành được ký kết giữa tổ chức bảo lãnh chính và TCPH (nếu có).
• Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ, tổ chức bảo lãnh chuyển hồ sơ xin phép chào bán cho Công ty tư vấn luật để xem xét các khía cạnh pháp lý liên quan tới đợt chào bán đó. Công ty tư vấn có trách nhiệm xem xét và đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định của UBCK.
• Tiến hành soát xét và xác định trách nhiệm giữa TCPH, TCBL và các Công ty tư vấn. Trong cuộc họp này, các bên phải rà soát lại các bước thực hiện, đồng thời xỏc định rừ trỏch nhiệm của mỗi bờn tham gia. Cỏc bờn sẽ ký vào biờn bản cuộc họp, biên bản này sẽ là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề kiện tụng phát sinh sau này, nếu có.
b) Nộp hồ sơ xin phép chào bán lên Uỷ ban Chứng khoản.
• Sau khi kết thúc giai đoạn "phân tích, đánh giá", tổ chức bảo lãnh hoàn chỉnh hồ sơ xin phép chào bán lần cuối cùng và đệ trình lên Uỷ ban Chứng khoán hoặc gửi qua đường bưu điện. Ở Việt Nam, các TCBL chưa phát triển nên luật pháp quy định Công ty phát hành là người nộp hồ sơ xin phép chào bán lên UBCKNN.
• Trong thời gian xét duyệt hồ sơ xin phép chào bán, tổ chức bảo lãnh cùng với TCPH phải thực hiện tất cả việc sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của UBCK. Các sửa đổi hoặc bổ sung này phải được lập bằng văn bản và gửi đến UBCK. Cần lưu ý
rằng UBCK chỉ bắt đầu tính thời gian xét duyệt kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép chào bán đầy đủ và hợp lệ.
• Trong thời gian này tổ chức bảo lãnh có thể sử dụng một trung thực và chính xác các thông tin trong bản cáo bạch đã gửi UBCK để thăm dò nhu cầu của các nhà đầu tư, tổ chức hội nghị khách hàng (Road show), nhưng không được phép mời chào, quảng cáo cũng như tiết lộ thông tin về giá cả của cổ phiếu hoặc tô vẽ triển vọng của TCPH.
• Cũng trong thời gian này, tổ chức bảo lãnh phối hợp với TCPH dự thảo công bố chào bán và Bản cáo bạch tóm tắt, lựa chọn các phương tiện thông tin đại chúng để công bố việc chào bán và các thông tin liên quan. Ở Việt Nam Hồ sơ đăng ký
chào bán được quy định chi tiết tại Thông tư Hướng dẫn Nghị định 144 về chào bán chứng khoán ra công chúng.
c) Sau khi hồ sơ xin phép chào bán có hiệu lực.
+ Công bố chào bán
Như đã nói ở phần đầu, ở các nước phát triển, việc công bố chào bán được thực hiện khi hồ sơ đăng ký chào bán được coi là có hiệu lực. Ở Việt Nam, việc công bố chào bán được quy định như sau:
• Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được Giấy phép chào bán do UBCKNN cấp, TCBL phải phối hợp TCPH để công bố việc chào bán trên một tờ báo TW hoặc một tờ báo địa phương nơi TCPH đặt trụ sở chính.
• Chuyển các bản cáo bạch (đầy đủ hoặc tóm tắt) tới tất cả các chi nhánh, đại lý phân phối hoặc những nơi công cộng để các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận.
+ Phân phối Chứng khoán
Ở các nước phát triển, quá trình tiếp thị và lập sổ được thực hiện ngay trong quá trình chuẩn bị hồ sơ chào bán cho đến khi nộp hồ sơ, do đó, việc phân phối Chứng khoán thường được thực hiện ngay sau khi hồ sơ đăng ký chào bán có hiệu lực. Ở Việt Nam, việc phân phối Chứng khoán được quy định như sau:
• TCBL hoặc TCPH yêu cầu các nhà đầu tư điền vào phiếu đăng ký mua, trong đú ghi rừ tờn, địa chỉ liờn lạc, số lượng chứng khoỏn đăng ký, số tiền ký quỹ.
Các phiếu đăng ký phải có phần gốc ghi lại các thông tin chính để tiện tham khảo khi cần thiết.
• TCPH có thể yêu cầu nhà đầu tư đặt cọc một khoản tiền, nhưng không quá 10% trị giá chứng khoán đăng ký mua. Việc ký quỹ có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc séc chuyển khoản của ngân hàng.
• Thời hạn đăng ký mua chứng khoán phải đảm bảo kéo dài tối thiểu 20 ngày làm việc.
• Hết thời hạn đăng ký mua, TCPH, tổ chức bảo lãnh phải thông báo cho người đầu tư biết số lượng chứng khoán được mua.
Tổ chức bảo lónh cõ̀n nờu rừ phương thức ưu tiờn phõn phối, cú thể dựng một hoặc một số phương thức sau:
- Ưu tiên về thời gian: ai đăng ký trước sẽ được ưu tiên mua trước.
- Ưu tiên về số lượng: ai đăng ký với số lượng lớn sẽ được ưu tiên mua trước.
- Cỏc ưu tiờn khỏc theo thoản thuận, cõ̀n được ghi rừ trong phiờ́u đăng ký mua chứng khoán.
- Kết thúc đợt chào bán
TCPH và bảo lãnh phát hành chuyển giao tiền và Chứng khoán. Nếu hợp đồng bảo lãnh có quy định, tổ chức bảo lãnh đóng vai trò ổn định thị trường sẽ giao dịch nhằm ổn định giá chứng khoán trong thời gian và theo những điều kiện quy định.
Tại Việt Nam, các TCPH, tổ chức bảo lãnh phải chuyển giao Chứng khoán cho người mua trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Tiền thu được từ việc phân phối Chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng.
Trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc đợt chào bán, TCPH phối hợp với tổ chức bảo lãnh lập báo cáo kết quả phân phối chứng khoán theo mẫu quy định tại.
* Bảo lãnh phát hành
a) Khái niệm và các hình thức bảo lãnh phát hành.
Khái niệm:
Bảo lãnh phát hành Chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức chào bán thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ Chứng khoán của tổ chức chào bán để bán lại hoặc mua số Chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức chào bán hoặc hỗ trợ tổ chức chào bán trong việc phân phối Chứng khoán ra công chúng. Như vậy, bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối Chứng khoán.
Các hình thức bảo lãnh phát hành
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương