Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 153 - 160)

Dịch vụ sau niêm yết

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.2.1. Giải pháp về phía doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán là nơi phân bổ nguồn lực tối ưu cho nền kinh tế, dòng tiền sẽ tìm đến những ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp có hiệu quả. Như vậy để huy động vốn trên thị trường chứng khoán thì doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp phải có khả năng hấp thụ tốt nguồn vốn là nguồn lực để đem lại hiệu quả kinh doanh.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải cho công chúng đầu tư thấy được tiềm năng phát triển, triển vọng tương lai của mình để các nhà đầu tư có thể an tâm bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề mà mọi doanh nghiệp nói chung và các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng hướng đến.

Chỉ có bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể là minh chứng thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận ấn tượng tăng trưởng qua từng

năm hoạt động sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Có thể nói nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố cốt lừi để huy động vốn của cỏc doanh nghiệp trờn thị trường chứng khoỏn, dũng vốn trên thị trường sẽ chảy đến những ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả và có khả năng sinh lời cao.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp với các đặc điểm riêng có của mình cần tìm ra những giải pháp đặc thù, tuy nhiên cần chú trọng một số giải pháp sau:

-Quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của DN. Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và DN phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần.

-Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong DN. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy, DN cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô DN, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn...

-Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý DN. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người. Cần tăng cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc tổ chức, phối hợp với các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.

-Xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong DN. Lợi thế cạnh tranh của DN phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần phải hiện đại hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

-Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất, kinh doanh. Các DN để khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để giúp DN hoạt động hiệu quả hơn.

-Quản trị môi trường. Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN như: cơ chế chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức quốc tế,...Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần phải quản trị môi trường. Đó là việc thu thập thông tin, dự đoán, ước lượng những thay đổi, bất trắc của môi trường trong và ngoài nước, đưa ra những biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất có thể có do sự thay đổi, bất trắc đó. Thậm chí, nếu dự đoán trước được sự thay đổi môi trường ta có thể tận dụng được những thay đổi này, biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất, kinh doanh của DN.

3.2.1.2. Nghiên cứu, tìm tòi các dự án đầu tư, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh hiệu quả

Các doanh nghiệp đều mong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được mở mang, phát triển và an toàn, hiệu quả. Để có thể phát triển được các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển dài hạn, các kế hoạch phát triển hàng năm. Qua xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp có thể hình dung diện mạo

của mình trong tương lai như thế nào. Phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường là nhiệm vụ không hề đơn giản. Những quyết sách đầu tư của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tương lai phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tìm tòi, đầu tư đổi mới sản phẩm sẽ dễ bị tụt hậu trên thươn trường và bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua. Muốn thực hiện được điều này cần phải có vốn đầu tư, bên cạnh vốn tích lũy của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng thì cần thiết phải có nguồn vốn từ thị trường chứng khoán để xây dựng cơ cấu vốn hợp lý đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Việc xây dựng các dự án đầu tư, chiến lược phát triển sản phẩm thị trường mới phải được tiến hành trên cơ sở phân tích một cách khách quan nhu cầu của thị trường, phân tích các đối thủ cạnh tranh, xu hướng, vòng đời của sản phẩm mà doanh nghiệp dự định cung cấp ra thị trường.

Trong phương ỏn cũng cõ̀n làm rừ được những rủi ro cú thể gặp phải trong quỏ trỡnh triển khai dự án, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Một mặt các doanh nghiệp cần năng động chớp thời cơ, cơ hội thị trường nhưng cũng có những phương án

“phòng thủ” đối phó với những biến động của thị trường đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

Trên thực tế, không ít doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán đã chưa làm tốt công tác xây dựng chiến lược mà lại chạy theo thị trường đầu tư vào chứng khoán, bất động sản trong thời gian qua, đây là những lĩnh vực mà doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nên đã gặp thất bại. Trong đó lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp không được quan tâm đúng mức dẫn đến những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động.

Để xây dựng được các phương án, dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn, có tâm có tài, hết lòng vì doanh nghiệp mới có thể đưa ra những quyết sách hợp lý giúp phát triển doanh nghiệp.

3.2.1.3. Nâng cao vai trò của Ban Kiểm soát doanh nghiệp, khuyến khích sự giám sát của cổ đông đối với doanh nghiệp

- Ban kiểm soát trong doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với sự minh bạch và lành mạnh trong các hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp vai trò của Ban Kiểm soát chưa được phát huy đúng mức, đôi khi bị nhầm lẫn với vai trò Ban Kiểm soát của Hội đồng quản trị. Đã có nhiều vụ việc xảy ra như Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty sử dụng nguồn vốn của Công ty vào những mục đích không theo các quy định của Công ty, thành viên Ban Lãnh đạo lợi dụng điều hành hoạt động của Công ty để trục lợi cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích công ty, quyền lợi của cổ đông. Ban kiểm soát công ty phải hoạt động độc lập nhằm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.

Ngoài ra, đối với các vấn đề phức tạp hoặc các vấn đề còn có ý kiến khác nhau thì Ban Kiểm soát công ty có thể thuê tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Do vậy, đại hội đồng cổ đông cần thông qua ngân sách hàng năm của Ban kiểm soát ở mức hợp lý để có thể đảm đương được các nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông giao phó.

Tuy nhiên, hoạt động của Ban Kiểm soát phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không được gây gián đoạn, khó khăn trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Do vậy, thành viên Ban kiểm soát của Công ty là phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và rất công tâm, chính trực bảo vệ quyền lợi của cổ đông công ty.

-Một trong những ưu điểm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán là hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sẽ tạo ra được sự giám sát của các cổ đông, sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của công ty cổ phần. Việc giám sát này nhằm làm minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin trong công chúng đầu tư nên có thể thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Công ty cổ phần phải khuyến khích cổ đông trao đổi về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những vṍn đề cổ đụng thắc mắc phải được giải thích rừ ràng, thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông. Một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có nguồn gốc là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, nhà nước nắm cổ phần chi phối thông qua các đại diện phần vốn nhà nước có biểu hiện không quan tâm trả lời thỏa đáng các câu hỏi của các nhà đầu tư nhỏ dẫn đến những phản ứng không tốt của cổ đông. Mặc dù quyền quyết định thông qua các quyết định vẫn thuộc về các đại diện phần vốn nhà nước nhưng nhà đầu tư nhỏ có cảm giác họ bị bỏ rơi, lạc lừng và hõ̀u như khụng cú quyền gỡ trong cụng ty mà mỡnh đó bỏ vốn ra đõ̀u tư. Do vậy, đại diện lónh đạo Cụng ty cõ̀n giải thích rừ ràng, chi tiờ́t cú tính thuyết phục cao tại đại hội đồng cổ đông, có như vậy mới hình thành một văn hóa minh bạch, tôn trọng trong quan hệ với cổ đông.

-Để tăng cường được vai trò của các cổ đông trong việc giám sát hoạt động của Công ty, cần phát huy được vai trò của Ban Kiểm soát Công ty trong vai trò làm cầu nối giữa các cổ đông và doanh nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát có quyền xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát sẽ báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu.

3.2.1.4. Đảm bảo hài hòa lợi ích của cổ đông và cán bộ nhân viên công ty

Cổ đông là những người bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp trong khi cán bộ công nhân viên công ty là đội ngũ lao động sản xuất ra sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó mới có cổ tức chia cho cổ đông. Cổ đông và cán bộ nhân viên đều là những nhân tố quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Việc xử lý mối quan hệ này nếu không hợp lý là nguyên nhân gây ra những vấn đề làm giảm sức hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp thường quá chú trọng đến lợi ích của cán bộ nhân viên mà chưa coi trọng đến lợi ích của các cổ đông đặc biệt là đối với các công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước. Tại các đại hội cổ đông, các cổ đông thường nêu nhiều thắc mắc về các khoản tiền thưởng cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành, chi phí tiền lương, trích quỹ phúc lợi, tỷ lệ chi trả cổ tức… Các công ty này về hình thức là công ty cổ phần nhưng về bản chất vẫn do nhóm đại diện phần vốn nhà nước (thường cũng là các lãnh đạo của doanh nghiệp) quyết định nên thường không thống nhất quyền lợi với các cổ đông ngoài nhà nước còn lại. Các cổ đông thường muốn chia mức cổ tức cao hơn trong khi các đại diện phần vốn nhà nước lại muốn chia thấp hơn để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch cho các năm sau và giữ lại nguồn vốn để sử dụng. Hoặc các cổ đông so sánh một công ty cùng ngành có hiệu quả cao hơn nhưng mức thưởng thấp hơn nhiều, hoặc tỷ lệ chia cổ tức trên lợi nhuận cao hơn, cổ đông được hưởng nhiều lợi ích hơn.

Trên thực tế cho thấy, các doanh nghiệp hay có các vấn đề xung đột lợi ích như vậy khi phát hành cổ phiếu huy động vốn thường rất khó thu hút các nhà đầu tư trên thị trường. Một mặt nhà đầu tư nhận thấy mình đầu tư vốn nhưng tiếng nói thiếu trọng lượng tại đại hội đồng cổ đông, mặt khác đối với các cổ phiếu này thì giá trên thị trường thường không tăng trưởng nhiều nên không mấy hấp dẫn các nhà đầu tư.

Do đó, cần phải đảm bảo hài hòa quyền lợi của cổ đông với Ban Lãnh đạo và cán bộ nhân viên công ty, các doanh nghiệp cần tìm hiểu để theo chuẩn mực chung

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 153 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w