đầu tư:
Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn trong Thông tư 38/2007 của Bộ tài chính và sau đó là Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Các đối tượng công bố thông tin, phương thức và nội dung thông tin cần công bố được tóm tắt trong Bảng sau. Các nội dung công bố thông tin
được tóm tắt trong Phụ lục 1.
Bảng 2.8: Tóm tắt nội dung các qui định công bố thông tin trên TTCK VN Đối tượng công bố Yêu cầu công bố thông tin
Công ty đại chúng Công bố định kỳ
Công bố thông tin bất thường Công bố thông tin bất thường Tổ chức phát hành trái phiếu ra công
chúng
Công bố định kỳ
Công bố thông tin bất thường
Tổ chức niêm yết Công bố định kỳ
Công bố thông tin bất thường Công bố thông tin theo yêu cầu Sở Giao dịch và Trung tâm giao dịch
chứng
Công bố định kỳ
Công ty chứng khoán, công ty quản lý
quĩ
Công bố định kỳ
Công bố thông tin bất thường Công bố thông tin theo yêu cầu
Các quĩ đại chúng Công bố định kỳ
Công bố thông tin bất thường Công bố thông tin theo yêu cầu
Những vấn đề cơ bản trong hoạt động công bố thông tin tập trung vào hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thể hiện ở 2 khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất là việc chậm trễ trong việc công bố thông tin theo qui định.
Đây được coi là hiện tượng “chuyện cũ luôn …mới” vì tình trạng này xảy ra phổ biến và kéo dài. Số liệu về việc nộp muộn thông tin được thể hiện trong
bảng sau đây:
Bảng 2.9 :Tình hình nộp muộn báo cáo tài chính so với qui định trong năm 2008 - 2009
Thời điểm HOSE HASTC
Quí II/2008: số công ty nộp báo cáo tài chính muộn/số công ty niêm yết; (tỷ lệ %)
68/156 (43%)
53/146 (36%) Quí IV/2008: số công ty nộp báo cáo tài chính
muộn/số công ty niêm yết; (tỷ lệ %)
66/170 (38%)
37/168 (22%) Quí I/2009: số công ty nộp báo cáo tài chính
năm 2008 muộn/số công ty niêm yết; (tỷ lệ %)
86/177 (48%)
72/177 (40%) Quí I/2009: số công ty nộp báo cáo thường niên
muộn/số công ty niêm yết; (tỷ lệ %)
145/177 (82%)
144/177 (81%) Nguồn: tổng hợp từ trang web của UBCKNN Số lượng các công ty niêm yết không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin đúng hạn đạt một tỷ lệ cao (dao động xung quanh mức 40%) trong các thời điểm nêu trong Bảng. Trong đó có một điểm đáng chú ý là các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM lại có tỷ lệ vi phạm cao hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm trễ trong việc công bố thông ti n, trong đó có các lý do không thuyết phục như lỗi phần mềm kế toán, máy tính nhiễm virus…
Thứ hai là về chất lượng công bố thông tin: khối lượng thông tin do các tổ chức niêm yết cung cấp có nhiều trường hợp là không đầy đủ, thông tin không phản ánh đúng về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của tổ chức công bố.
Theo qui định, các đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử và phải thường xuyên cập nhật việc công bố thông tin trên trang thông tin điện tử đó. Tính đến ngày
31/3/2009, đã có 95% công ty niêm yết trên HASTC xây dựng website. Tuy
nhiên theo đánh giá của UBCKNN là phần lớn các website còn sơ sài và chưa cập nhật đầy đủ thông tin. Trên HOSE, có 176/177 thành viên niêm yết có website, nhưng có tới 31 trường hợp chưa cập nhật đầy đủ thông tin đã công bố, có 7 website không truy cập được hoặc đang xây dựng.
Một tình trạng phổ biến trong các năm qua trong việc công bố thông tin của các tổ chức niêm yết là tình trạng báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình hoạt động của công ty. Khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, hoặc giá hàng tồn kho hoặc giá các khoản đầu tư giảm xuống, các công ty rơi vào tình trạng thua lỗ nhưng đã che dấu lỗ qua các biện pháp như: không trích lập dự phòng đối với hàng tồn kho bị giảm giá hoặc với chứng khoán bị giảm giá để tránh phải báo cáo lỗ, hoặc dồn lỗ vào quí 4 là quí cuối năm mới công bố, vì kết quả hoạt động cả năm của tổ chức niêm yết sẽ phải được kiểm toán nên không thể tiếp tục che giấu lỗ. Tình trạng này làm giảm sút nghiêm trọng độ tin cậy của báo cáo tài chính, làm mức độ rủi ro tăng cao và làm mất niềm tin của các nhà đầu tư.
Về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán của Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại. Các qui định về bảo vệ quyền của nhà đầu tư ở Việt nam được nêu trong Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, các qui định về phát hành, giao dịch chứng khoán và các qui định khác về chứng khoán.
2.2.3.2 Công tác quản lý và giám sát thị trường
Hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo mô hình 2 cấp: giám sát do Sở giao dịch chứng khoán thực hiện và giám sát của các đơn vị chuyên môn thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện.
Theo Luật Chứngkhoán và Quyết định 63/2007 của Thủ tướng Chính phủ,”UBCKNN … thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán’’ và Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch khoán niêm yết tại Sở/Trung tâm
giao dịch chứng khoán. Luật Chứng khoán cũng đã qui định 5 đối tượng cần được giám sát trên thị trường chứng khoán bao gồm: thị trường giao dịch, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quĩ, quĩ đầu tư, công ty đầu tư;
các tổ chức vận hành và cung cấp dịch vụ cho thị trường sơ cấp là Sở/trung tâm giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán.
Ở cấp giám sát thứ nhất, thông qua hệ thống giám sát giao dịch hàng ngày, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phát hiện các giao dịch bṍt thường, bỏo cỏo UBCKNN theo dừi, kiểm tra và xử lý. Đụ̀ng thời, các Sở giao dịch chứng khoán giám sát các công ty chứng khoán thành viên và các công ty niêm yết để đảm bảo việc tuân thủ qui định pháp luật của các tổ chức này thông qua chế độ báo cáo, công bố thông tin và kiểm tra tại chỗ.
Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM hoạt động giám sát giao dịch đã được thực hiện nhằm phát hiện các giao dịch thao túng thị trường và các giao dịch nội gián dựa trên việc phân tích chứng khoán có biến động bất thường. Các trường hợp vi phạm bị phát hiện được liệt kê trong Bảng 2.18.
Bảng 2.10 Kết quả hoạt động giám sát trong các năm 2007-2008
Hành vi bị phát hiện 2007 2008
Giao dịch thao túng thị trường 2 0
Thành viên nội bộ và người có liên quan giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết nhưng không thông báo
39 27
Cổ đông lớn không báo cáo giao dịch 3 4
Nhà đầu tư vi phạm qui định về mở tài khoản 183 0 Nhân viên công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch
tại công ty chứng khoán khác
74 0
Đặt lệnh giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài vượt sở hữu theo qui định
11 0
Nguồn: Thanh tra UBCKNN Tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, hoạt động giám sát giao dịch
cũng được thực hiện liên tục. Năm 2007, Trung tâm đã phát hiện gần 2000 trường hợp nhà đầu tư thực hiện đồng thời đặt mua và đặt bán cùng một loại chứng khoán,
150 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mở 2 tài khoản. Năm 2008, Trung tâm đã phát hiện 6.409 trường hợp nhà đầu tư thực hiện đồng thời đặt lệnh mua và đặt lệnh bán cùng một loại chứng khoán trong cùng phiên giao dịch; 7 trường hợp vi phạm trong việc báo cáo giao dịch của cổ đông lớn; 41 trường hợp vi phạm giao
dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan; 8 công ty vi phạm qui chế
về giao dịch cổ phiếu quĩ.
Ở cấp giám sát thứ hai, UBCKNN giám sát sự tuân thủ của mọi thành viên thị trường đối với Luật chứng khoán và các văn bản dưới luật. Ở cấp này, việc cưỡng chế xử phạt do Thanh tra Chứng khoán thực hiện và nhiệm vụ giám sát do 4 đơn vị chức năng sau đây thực hiện:
1. Vụ Quản lý Kinh doanh giám sát các hoạt động cấp phép thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán và các tổ chức cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán.
2. Vụ Quản lý các công ty quản lý quĩ và quĩ đầu tư chứng khoán giám sát việc tuân thủ các qui định về cấp phép thành lập và hoạt động của các công ty quản lý quĩ, các quĩ và các tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ.
3. Vụ Quản lý phát hành thực hiện giám sát việc tuân thủ các qui định về chào bán, công bố thông tin và quản trị công ty của các công ty đại chúng.
4. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán giám sát việc tuân thủ các qui định về tổ chức và hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán và các đối tượng tham gia vào quá trình giao dịch chứng khoán trên thị trường.
Công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trong các năm 2007-2009 đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện trong Bảng 2.19.
Hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong việc củng cố hoạt động lành mạnh, minh bạch và công bằng
của thị trường chứng khoán, nhưng theo đánh giá của UBCKNN, hoạt động giám sát vẫn tồn tại những hạn chế sau đây:
Một là giữa hai cấp giám sát chưa hình thành một qui trình giám sát đồng bộ, nhṍt quỏn, chưa phõn định rừ về phạm vi, trỏch nhiệm và thẩm quyền của từng cấp.
Bảng 2.11 Số liệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán các năm 2007- 2009
Hành vi vi phạm
2007 2008 2009 Vi phạm các qui định về công ty đại chúng, chào bán
chứng khoán ra công chúng; vi phạm qui chế về chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết
56 94 115
Vi phạm qui định về giao dịch chứng khoán như giao dịch giả tạo, thao túng thị trường, giao dịch của cổ đông nội bộ không thông báo
20 19 31
Vi phạm các qui định về hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán; vi phạm qui chế về chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty chứng khoán
6 11 12
Tổng 82 124 158
Nguồn: Thanh tra UBCKNN Hai là công tác giám sát giao dịch tại các Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoỏn chưa được thực hiện dựa trờn cỏc tiờu chí giỏm sỏt rừ ràng và khụng cú sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin giám sát tự động, do vậy chỉ phát hiện được các lỗi vi phạm đơn giản, dễ thấy như vi phạm chế độ công bố thông tin,vi phạm qui chế giao dịch của Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán. Việc phát hiện ra cỏc lỗi tinh vi hơn như giao dịch nội giỏn, thao tỳng giỏ dựa trờn theo dừi những diễn biến bất thường về giao dịch còn hạn chế.
Ba là công tác giám sát thị trường được thực hiện thủ công, chủ yếu dựa trên chế độ báo cáo định kỳ, chưa thực hiện kiểm tra khách quan, giám sát dựa trên các
tiêu chí và phân tích yếu tố rủi ro.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 31/12/2008 Bộ tài chính đã ban hành Qui chế giám sát Giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm nâng cao năng lực giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán. Qui chế này đã đưa ra những qui định cụ thể về phạm vi và đối tượng giám sát giao dịch, mô hình giám sát, về giám sát giao dịch của Sở/Trung tâm giao dịch chứng khoán, UBCKNN, và nghĩa vụ của các đối tượng giám sát.
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN