Số lượng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây, thể hiện ở số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán. Ở Việt Nam hiện tại, mỗi nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch chứng khóan ở một công ty chứng khoán. Đến cuối năm 2008, tổng số lượng lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã đạt 531.428 tài khoản, trong đó các nhà đầu tư các nhân trong nước là 517.463 tài khoản, các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước là 2.500 tài khoản. Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh trong 3 năm 2007- 2009 (Bảng 2.6). Đến cuối năm 2009, số lượng tài khoản giao dịch đã tăng lên trên 822 nghìn tài khoản, trong đó có tới 800 nghìn tài khoản là của các nhà đầu tư cá nhân.
Số lượng áp đảo tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân có một hạn chế cơ bản đó là việc các nhà đầu tư cá nhân thường tham gia vào các giao dịch ngắn hạn mang tính đầu cơ do vậy, thị trường mang tính bầy đàn, giao
dịch theo phong trào. Số lượng ít của các nhà đầu tư có tổ chức cộng thêm với việc các nhà đầu tư tổ chức có xu thế nắm giữ chứng khoán dài hạn hơn, ít giao dịch hơn các nhà đầu tư cá nhân càng làm cho mức độ biến động giá chứng khoán trên thị trường tăng cao.
Về phía các nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm các đối tượng chủ yếu sau đây: các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quĩ đầu tư, quĩ bảo hiểm xã hội.
Các doanh nghiệp, công ty cổ phần là nhà đầu tư với việc nắm giữ cổ phiếu của chính công ty mình (hay cổ phiếu quĩ) hoặc nắm giữ cổ phiếu trong các công ty khác. Đặc biệt, trong các Tổng công ty lớn, việc các công ty con sở hữu cổ phiếu của các công ty con khác là phổ biến. Điều này có hạn chế cơ bản là nếu như hoạt động của công ty không minh bạch, có thể xảy ra các giao dịch nội gián gây tổn thất lợi ích cho các nhà đầu tư bên ngoài công ty.
Bảng 2.3: Số liệu thống kê về nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Năm Số lượng tài khoản
nhà đầu tư Nhà đầu tư nước ngoài
2000 2.908 N/A
2001 8.774 N/A
2002 13.520 N/A
2003 15.735 N/A
2004 21.595 N/A
2005 31.316 436
2006 106.393 4.500
2007 349.402 8.400
2008 448.674 11.257
2009 822.914 12.694
2010 1.032.413 14.894
N/A: Không có số liệu
Các công ty chứng khoán, các quĩ đầu tư chứng khoán là các nhà đầu tư tham gia tích cực vào hoạt động của thị trường chứng khoán. Đến cuối năm 2008 đã có 102 công ty chứng khoán được cấp phép và đi vào hoạt động.
Trong năm 2009 chỉ có 3 công ty chứng khoán mới được cấp phép, nâng tổng số công ty lên 105. Số lượng công ty chứng khoán đã tăng mạnh trong các năm 2006-2008 do hai nguyên nhân: để tránh các yêu cầu về vốn điều lệ tăng cao được qui định trong Luật chứng khoán 2006 và do nhu cầu giao dịch trên thị trường bung nổ gia i đoạn cuối năm 2006- 2007. Số lượng công ty chứng khoán và vốn điều lệ của các công ty này theo thời gian được thể hiện trong Bảng 2.8. Hoạt động của công ty chứng khoán đã một số thay đổi từ cuối năm 2008. Do yêu cầu về tăng vốn pháp định được qui định theo Luật Chứng khoán 2006, có tới 29 công ty chứng khoán phải thực hiện giảm bớt nghiệp vụ kinh doanh do không thể đảm bảo tăng vốn điều lệ theo qui định của Luật Chứng khoán mới.
Bảng 2.4: Số lượng công ty chứng khoán và quĩ đầu tư Năm Số lượng Công ty
chứng khoán
Vốn điều lệ các công ty (tỷ đồng)
Số lượng các công ty quản lý quĩ
2000 7 257 0
2001 8 317 0
2002 9 388 0
2003 12 523 0
2004 13 606 2
2005 15 723 5
2006 55 3.755 18
2007 78 12.382 25
2008 102 21.626 46
2009 105 21.822 46
2010 105 - -
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Đến cuối năm 2005, mới chỉ có 14 công ty chứng khoán được cấp giấy phép hoạt động, nhưng trong các năm từ 2006 đến 2008, số công ty chứng khoán được cấp giấy phép thành lập lần lượt là 39, 24, và 23 công ty, nâng số công ty chứng khoán tăng lên gấp 6 lần chỉ trong vòng 3 năm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thông báo ngừng tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty chứng khoán mới vì cho rằng đã có quá nhiều công ty hoạt động so với qui mô của thị trường chứng khoán hiện tại. Thêm vào đó, cũng chưa có qui định về giải thể, phá sản, sáp nhập công ty chứng khoán gây lúng túng cho cơ quan quản lý
khi xử lý các công ty chứng khoán thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Các công ty chứng khoán là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trên thị trường. Một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập và lãi của các công ty này là từ hoạt động tự doanh chứng khoán (thường chiếm tới 2/3 tổng thu nhập của các công ty). Cấu trúc về thu nhập và lợi nhuận của các công ty chứng khoán được thể hiện trong Bảng 2.9. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng đã tham gia thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu/trái phiếu lần đầu cho các công ty cổ phần thông qua việc tham gia làm đại lý đấu giá cổ phần hoặc tổ chức đấu giá cho các tổ chức phát hành.
Về hoạt động của các quĩ đầu tư và công ty quản lý quĩ: Đến cuối năm 2009, đã có 46 công ty quản lý quĩ được UBCKNN cấp phép thành lập và đi vào hoạt động. Các quĩ đầu tư bao gồm các quĩ đầu tư 100% vốn nước ngoài, quĩ liên doanh và quĩ nội địa. Hiện tại có 4 quĩ đại chúng thực hiện niêm yết chứng chỉ quĩ trên thị trường chứng khoán với vốn điều lệ của 4 quĩ là 2.516,46 tỷ đồng.
Sau cùng, đối tượng nhà đầu tư quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải kể đến là các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả các tổ chức và cá nhân. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng nhanh qua các năm gần đây, đến cuối năm 2007 là hơn 8.400 tài khoản, gấp 20 lần số tài khoản cuối năm 2005. Đến thời điểm cuối năm 2009, số tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài là 12.694 tài khoản, trong đó số tài khoản của nhà đầu tư tổ chức là 627 tài khoản.
Giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trên thị trường và được công bố hàng ngày. Các nhà đầu tư nước ngoài được cho là có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư chuyên nghiệp hơn. Trong giai đoạn thị trường chứng khoán giảm giá năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá thị trường thông qua việc mua ròng một số lượng chứng khoán lớn.
2.2.2.2 Hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán:
a) Hoạt động phát hành chứng khoán lần đầu trên thị trường sơ cấp
Một đặc điểm nổi bật của hoạt động phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp ở Việt Nam giống với các nước có nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu là quá trình này gắn liền với quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước. Việc đấu giá cổ phần lần đầu của các DNNN cổ phần hóa, các công ty cổ phần được thực hiện qua các Trung tâm/Sở GDCK hoặc qua các công ty chứng khoán.
Số liệu về hoạt động đấu giá cổ phần lần đầu qua các Sở giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 2005-2009 được thể hiện trong Bảng sau. Bảng: Chứng khoán phát hành lần đầu qua các Sở GDCK giai đoạn 2005 - 2009
Bảng 2.5. Số lượng đấu giá cổ phần lần đầu qua các Sở Giao dịch chứng khoán 2005-2009
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
1. Sở GDCK TP HCM
Số đợt đấu giá cổ phần 36 89 78 29 18
Khối lượng cổ phần phát hành (triệu cổ phần)
126,5 328 532 159 37,1
Giá trị cổ phiếu phát hành (tỷ đồng)
2.534,6 10.322,5 36.591 7.350 567,6
Số đợt đấu thầu trái phiếu 27 11 0 0 0
Giá trị trái phiếu phát hành (tỷ đồng)
2.310 4.257 0 0 0
2. Sở GDCK Hà Nội
Số đợt đấu giá cổ phần 28 40 53 29 19
Khối lượng cổ phần phát hành (triệu cổ phần)
184 213,9 285,3 42,94 123,5
Giá trị cổ phiếu phát hành (tỷ đồng)
2.039 7.746 14.847,7 1.038 1.546,8
Số đợt đấu thầu trái phiếu 6 21 44 44 60
Giá trị trái phiếu phát hành (tỷ đồng)
205 4.268 18.939 7.008 10.875,7 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Ngoài việc phát hành chứng khoán lần đầu, các doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 Sở giao dịch cũng thực hiện phát hành mới chứng khoán. Hoạt động phát hành trên thị trường sơ cấp đã bùng nổ trong năm 2007 khi thị trường thứ cấp trở nên sôi động. Tổng khối lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán (cả cổ phiếu và trái phiếu phát hành lần đầu và phát hành thêm) theo UBCKNN năm 2007 là 127 nghìn tỷ đồng (chiếm 11,69% tổng vốn huy động trong toàn bộ nền kinh tế). Trong 2 năm 2008-2009, do điều kiện kinh tế trong nước và thế giới không thuận lợi, khối lượng vốn mới huy động qua thị trường giảm xuống, ở mức 29.000 tỷ đồng năm 2008. Năm 2009 số liệu thống kê ban đầu cho thấy khối lượng phát hành lần đầu chỉ đạt xấp xỉ 13.000 tỷ qua 2 Sở giao dịch.
Một đặc điểm nổi bật trong năm 2009 là hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu riêng lẻ của các công ty niêm yết và công ty đại chúng. Trong đó, rất nhiều trái phiếu công ty được phát hành nhưng chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
b) Hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp b1) Hoạt động của Sở giao dịch CK TP HCM (HOSE):
HOSE bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000 và cho đến thời điểm cuối năm 2009, Sở đã thực hiện được 2.195 phiên giao dịch chứng khoán với những kết quả đáng ghi nhận trong việc tổ chức giao dịch thị trường chứng khoán. Từ việc giao dịch 3 phiên/tuần, tăng lên 5 phiên/tuần, rồi số lần thực hiện khớp lệnh tăng lên 2 lần/phiên, và tiếp theo là thực hiện khớp lệnh liên tục từ tháng 7/2007, năng lực thực hiện giao dịch của Sở đã tăng mạnh. Thêm vào đó, việc áp dụng
công nghệ thông tin, cho phép chuyển màn hình nhập lệnh từ Sở về các công ty chứng khoán, cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh qua Internet v.v… đã giúp cho việc giải toả năng lực xử lý lệnh giao dịch của cỏc nhà đõ̀u tư. Điều này thể hiện rṍt rừ trên thực tế.
Hình 2.1: Diến biến giá chứng khoán trên Sở GDCK TP HCM từ năm 2000-2011
Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt Trong giai đoạn từ tháng 10/2006 – 4/2007 là lúc thị trường tăng mạnh và qui mô giao dịch tăng lên cao nhất là 18 triệu chứng khoán khớp lệnh/phiên, hiện tượng nghẽn lệnh, chèn và rớt lệnh xảy ra phổ biến ở nhiều công ty chứng khoán. Tuy vậy, vào thời điểm tháng 6/2009 khi thị trường đi vào giai đoạn hồi phục, qui mô giao dịch có phiên đạt tới 100 triệu chứng khoán/phiên giao dịch và không có một sự ghi nhận nào về hiện tượng nghẽn lệnh hoặc rớt lệnh của nhà đầu tư. Bảng 2.11 thể hiện khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK TP HCM qua các năm 2005-2009.
Bảng 2.6: Giao dịch chứng khoán tại HOSE
Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009
Số phiên giao dịch 66 251 250 248 245 251
Khối lượng chứng khoán giao
dịch (triệu chứng khoán) 3,662 353 1.120 2.389 3.404 11.088 Giá trị chứng khoán giao dịch
(tỷ đồng) 92,35 26.877 86.829 245.651 152.615 432.650
Giá trị giao dịch bình
quân/phiên (tỷ đồng) 1,43 107 347 990 622 1.711,8
Mức độ tăng trưởng giá trị giao
dịch/năm (%) 100 35 223 182 -37 183
Mức độ tăng trưởng giá trị giao dịch bình quân giai đoạn 2005-
2009 117%/năm
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua Bảng trên ta thấy mặc dù có sự biến động mạnh về giá trị giao dịch trong giai đoạn 2005-2009, tuy nhiên mức độ tăng trưởng giá trị giao dịch bình quân trong giai đoạn này là 117%/năm, tức là qui mô giao dịch bình quân mỗi năm đã tăng gấp đôi so với năm trước đó. Đây có thể coi là một sự phát triển mạnh mẽ trong giao dịch trên thị trường thứ cấp.
b2) Hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX):
Mục đích tổ chức của HNX (trước đây là HASTC) là một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) trong chiến lược phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Hoạt động của HASTC tập trung vào ba mảng lớn:
Thứ nhất, tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu cho các tổ chức phát hành. Kể từ năm 2005 đến nay, Sở đã thực hiện nhiều đợt đấu giá cổ phần lần đầu cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và các công ty cổ phần (Bảng 2.9).
Hoạt động đấu giá cổ phần lần đầu đã diễn ra rất thành công trong 2 năm 2006- 2007, tuy nhiên trong năm 2008, số lượng vốn huy động được trên thị trường sơ
cấp sụt giảm đáng kể so với 2 năm trước đó do sự đi xuống trên thị trường thứ cấp gây nên.
Thứ hai, tổ chức đấu thầu và giao dịch các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình. Tháng 6/2008, thị trường trái phiếu chuyên biệt ra đời mở ra một bước phát triển mới đối với thị trường giao dịch trái phiếu. Tổng số thành viên đấu thầu trái phiếu tại HASTC đã tăng lên 77 thành viên cuối năm 2008. Cuối tháng 8/2008, lần đầu tiên HASTC đã tổ chức thành công phiên đấu thầu 500 tỷ trái phiếu Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam với lãi suất 16%/năm được Chính phủ bảo lãnh. Hoạt động đấu thầu tại HASTC năm 2008 cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm chung trên thị trường thứ cấp, khối lượng vốn huy động trái phiếu chỉ đạt 22,1% kế hoạch gọi thầu.
Thứ ba, tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch. Thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) chính thức đi vào hoạt động ngày 24/6/2009 sau hơn một năm trì hoãn với 10 công ty đại chúng đầu tiên đăng ký giao dịch. Sự ra đời của thị trường UPCOM thể hiện nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa các giao dịch chứng khoán và thị trường chứng khoán vào khuôn khổ, nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư cũng như lợi ích của các cổ đông của công ty đại chúng. Tới đầu tháng 5/2009, đã có 959 công ty đại chúng đăng ký với UBCKNN. Số công ty này sẽ được yêu cầu lưu ký toàn bộ chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và thực hiện giao dịch, thanh toán chứng khoán qua các công ty chứng khoán (theo Quyết định 87/2007/QĐ-BTC ngày 22/10/2007 của Bộ Tài chính). Khi đó, thị trường UPCOM được kỳ vọng sẽ là thị trường giao dịch chứng khoán lớn nhất về số lượng công ty đăng ký giao dịch so với 2 Sở giao dịch chứng khoán hiện nay.
Hoạt động của thị trường thứ cấp tại Sở GDCK Hà Nội bên cạnh ba mảng chính trên còn bao gồm thị trường niêm yết các công ty vừa và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh và thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt.
Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, ngày 24/9/2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chính thức khai trương hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt. Sự tách biệt hệ thống giao dịch cổ phiếu thông thường và trái phiếu chính phủ khắc phục được một số hạn chế của hệ thống giao dịch hiện tại. Giao dịch cổ phiếu thiên về khớp lệnh trong khi đó giao dịch trái phiếu thiên về giao dịch thỏa thuận. Do vậy nếu áp dụng hệ thống thông thường thì chỉ đơn thuần là báo cáo giao dịch chứ không thể cung cấp thêm thông tin gì thêm để trợ giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư.
Hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt có ưu thế tách giao dịch trái phiếu ra thành một hệ thống giao dịch riêng và công bố thông tin riêng giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài; tách giao dịch từ hoạt động Repos với giao dịch mua bán hẳn sẽ giúp xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn của trái phiếu chính phủ trên thị trường .
Thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt đi vào hoạt động được mong đợi là sẽ làm tăng tính thanh khoản, tính minh bạch cho giao dịch trên thị trường.
Theo lộ trình của UBCKNN trong thời gian tới, thị trường trái phiếu sẽ được tổ chức theo mô hình hệ thống giao dịch đa định chế: nhà đầu tư kết hợp với nhiều nhà kinh doanh trái phiếu để tìm giá tốt nhất thực hiện giao dịch. Sau đó, khi thị trường đã hình thành số lượng các nhà kinh doanh trái phiếu và các nhà đầu tư trái phiếu đủ lớn sẽ áp dụng mô hình giao dịch liên định chế: thị trường chỉ bao gồm các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp thực hiện giao dịch, các tổ chức đầu tư có thể thực hiện giao dịch với mức giá tốt nhất trên thị trường thông qua nhà môi giới.
Bảng sau thể hiện một số thông tin tổng hợp về giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK Hà Nội. Giá trị giao dịch đã tăng lần lượt hơn 32 lần và 11 lần trong 2 năm 2006, 2007 thể hiện sự tăng vọt về qui mô giao dịch trên thị trường thứ cấp. Tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch đã chậm lại trong năm 2008 và 2009. Đặc biệt trong năm 2009, giá trị giao dịch các loại trái phiếu giảm mạnh, nhưng tổng giá trị giao dịch vẫn tăng lên do có sự tăng mạnh trong giá trị giao dịch