Những hạn chế, khó khăn của vùng Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 30 - 35)

I. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ

1. Vùng đồng bằng sông Hồng

1.3. Những hạn chế, khó khăn của vùng Đồng bằng sông Hồng

1.3.1. Đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép giải quyết việc làm lớn.

Tính đến thời điểm 31/12/2008, Vùng ĐBSH là vùng có mật độ dân số cao nhất trong cả nước, 934 người/1km2 (gấp 3,57 lần so cả nước và 1,57 lần so với vùng có mật độ dân số đứng thứ hai – vùng Đông Nam Bộ) và là một trong những vùng nông thôn có mật độ cao nhất thế giới. Diện tích đất đang sử dụng của vùng ĐBSH khoảng 1.655 nghìn hecta. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có Quảng Ninh và Hải Phòng là có tỷ lệ đất sử dụng dưới 80%, còn các địa phương khác trong vùng đều có mức sử dụng trên 80%, thậm chí có tỉnh trên 88% (như Vĩnh Phúc) và cao hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ dân cư đô thị so với tổng dân số của vùng ĐBSH thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước (27,3 so 28,1).

Riêng 4 tỉnh Nam vùng ĐBSH, tỷ lệ dân đô thị mới chỉ đạt hơn 12,7%, chưa bằng một nửa so với mức bình quân chung cả nước. Trong khi mỗi hecta đất canh tác nông nghiệp của cả nước phải nuôi 6,4 người (ở nông thôn) thì ĐBSH là 15,7 người; cứ 1 hecta đất nông nghiệp của cả nước có 2,7 lao động nông nghiệp thì ở

Formatted: Level 4 Formatted: Level 5

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

ĐBSH chứa tới 6,2 lao động. Cứ 1 hecta ruộng canh tác lúa, bình quân cả nước có 6 lao động làm việc thì ĐBSH là 9 người. Như vậy ở những vùng thuần nông và độc canh cây lúa nước, mỗi lao động nông nghiệp một năm chỉ vật lộn với mảnh đất 111m2.

Mặc dù chất lượng lao động của vùng ĐBSH khá nhất trong cả nước ở một số lĩnh vực, nhưng nhìn chung chất lượng lao động của vùng chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Hầu hết các chủ đầu tư FDI khi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất phải mất vài tháng đào tạo đối với lao động không phức tạp hoặc phải cử các lao động có trình độ kỹ thuật đi tu nghiệp ở nước ngoài. Điều này làm tăng chi phí và thời gian đối với các công ty muốn đầu tư vào vùng và làm giảm tính hấp dẫn của vùng. Các lao động trong vùng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như lắp ráp máy móc, hoặc tham gia vào các ngành sản xuất có tiền lương thấp như dệt may, da giầy…

1.3.2. Kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông, điện) chưa tạo đủ tiền đề để phát triển nhanh và hiệu quả cao.

So với các vùng khác, vùng ĐBSH tuy có lợi thế về các công trình hạ tầng được đầu tư nhiều, tuy nhiên đa số lại rất khó cải tạo, nâng cấp và mở rộng các công trình hạ tầng hiện có đặc biệt là đường giao thông, đường điện nước. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy hoạch không hợp lý và thiếu diện tích, đồng thời rất tốn kém khi phải đền bù tiền giải phóng mặt bằng.

Hiện tại vùng chưa có “công viên phần mềm” hoặc “công viên silicon” như vùng Đông Nam Bộ. Nhiều khu đô thị mới nhanh chóng xuống cấp và thiếu các khu dịch vụ hoặc các kết cấu hạ tầng xã hội đi kèm nên đã không phát huy được hiệu quả.

Các công trình thủy lợi đều đã xuống cấp trầm trọng, nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc thoát nước, tưới nước cũng như cản trở giao thông đường thủy đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Vùng ĐBSH hiện chưa có sân bay quốc tế lớn tương xứng với tầm vóc của thủ đô của một quốc gia 100 triệu dân trong tương lai gần. Ngoài ra, hệ thống vận tải chưa được tổ chức và vận hành đồng bộ, gây cản trở cho việc thông thương và giải phóng hàng hóa tại các cảng. Tại thời điểm hiện tại những kế hoạch xây dựng đường cao tốc mới bắt đầu được thực hiện xây dựng và cần phải 10 năm nữa hầu hết các tuyến đường này mới đi vào sử dụng.

Formatted: Level 5

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

Giao thông đô thị hiện là một trong những vấn đề lớn. Vùng ĐBSH có số lượng xe máy trên đầu người cao và tiếp tục gia tăng, số xe ô tô cũng tăng lên nhanh chóng gây tắc nghẽn giao thông làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế.

Mật độ dân số quá cao ở nông thôn dẫn đến rất căng thẳng về việc làm và với một diện tích nhỏ hẹp, dân số đông nên việc bố trí không gian lãnh thổ của Vùng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phát triển, xây dựng thêm các trục đường giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu đô thị.

1.3.3. Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp, hiệu suất phát triển chưa cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp.

Hiện nay, theo các cuộc điều tra riêng rẽ, tỷ trọng công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp trong vùng hiện chưa được 3%, tỷ lệ tự động hóa dưới 10%...Nhìn chung, hiệu quả sản xuất trong vùng còn tương đối thấp ở trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là năng suất ruộng đất thấp, tiêu hao điện cao, năng suất lao động các ngành thấp, hệ số ICOR cao, xuất khẩu ròng thấp (khoảng 30-35%)…Trình độ khoa học công nghệ-kỹ thuật và trình độ quản lý của các cơ sở sản xuất còn thấp xa so với khu vực và thế giới, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều thuộc nhóm thay thế nhập khẩu, chu kỳ sản xuất ngắn, năng lực cạnh tranh yếu. Đi liền với tình trạng đó là phát triển chưa bền vững (phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài, thiếu điện, tắc nghẽn giao thông…) và khả năng cạnh tranh thấp. Vùng ĐBSH với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, có thể coi là những nơi có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khá hơn nhiều vùng khác, nhưng so với yêu cầu phát triển và hội nhập thì còn yếu. Quán tính của cơ chế kế hoạch hóa tập trung có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình hình này.

Theo báo cáo Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008, điểm cho chi phí thời gian để thực hiện các qui định của Nhà nước, chi phí không chính thức, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các tỉnh vùng ĐBSH đều thấp hơn hẳn so với các vùng phát triển năng động khác như vùng Kinh tế trọng điểmKTTĐ phía Nam và một số tỉnh miền Trung.

Mặc dù tỷ lệ biết đọc biết viết cũng như trình độ học vấn của vùng rất cao, nhưng phần lớn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chưa được đào tạo nghề hoặc chỉ được đào tạo nghề rất ít. Hầu hết các lao động có tay nghề đều tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long, trong khi các địa phương khác rất thiếu lao động cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất

Formatted: Level 5

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

1.3.4. Tổ chức lãnh thổ đã có bước phát triển nhưng còn bộc lộ nhiều bất hợp lý.

Sự phối hợp liên tỉnh chưa đảm bảo phát triển cân đối và hài hòa trong toàn vùng. Sự liên kết, gắn bó giữa các tỉnh với nhau lỏng lẻo, không tạo được sự phân công lao động trong vùng, do đó thiếu bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, chưa tạo thành được một sức mạnh tổng hợp làm cơ sở cho tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm vào đó, sự chênh lệch giàu nghèo vùng ĐBSH là rất lớn, đặc biệt giữa hai tiểu vùng: Vùng Kinh tế trọng điểmKTTĐ Bắc Bộ và vùng Nam ĐBSH. Hiện nay tiểu vùng Bắc vùng ĐBSH chiếm tới 83,6% trong tổng GDP của vùng; GDP bình quân đầu người đạt gần 1.200USD gấp 1,2 lần cả vùng ĐBSH và gấp gần 2 lần các tỉnh Nam vùng ĐBSH; thu ngân sách trên 1 đồng GDP gấp 1,1 lần cả vùng và gấp 1,8 lần so với Nam vùng; xuất khẩu bình quân đầu người gấp 1,3 lần cả vùng ĐBSH và gấp 4,8 lần vùng Nam ĐBSH. Các tỉnh phía Nam vùng ĐBSH có mức thu ngân sách thấp, thu không đủ chi (hàng năm nhận trợ cấp của Trung ương khoảng 70-80%).

Mặc dù tỷ lệ đô thị của vùng ĐBSH thấp hơn so với cả nước nhưng tốc độ đô thị hóa lại nhanh nhất cả nước (9,2% trong thời kỳ 1995-2008). Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa tăng nhanh do các quyết định hành chính là chủ yếu nên thực tế đô thị trong vùng chỉ có sự chuyển biến về lượng nhưng lại gần như không có sự thay đổi về chất. Do các đô thị phình to theo quy mô, theo chiều rộng mà chưa phát triển theo chiều sâu nên tốn nhiều diện tích tại một vùng đất có mật độ dân cư cao nên chưa phát huy đầy đủ thế mạnh của vùng đồng bằng châu thổ trù phú nhất ở phía Bắc.

1.3.5. Tõm lý phỏt triển chưa hỡnh thành rừ nột và phỏt huy tỏc dụng.

Vùng ĐBSH với vùng kinh tế trọng điểmKTTĐ Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố có tiềm lực kinh tế không khác gì so với vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra vùng KTTĐ Bắc Bộ còn được rất nhiều ưu đãi về vốn đầu tư, về đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách cũng được ưu tiên hơn so với vùng Đông Nam Bộ (vốn Nhà nước của vùng KTTĐ Bắc Bộ lớn gấp gần 1,4 lần so với vùng ĐNB). Nhưng có thể thấy, vùng ĐNB hiện đang có sự phát triển kinh tế tốt hơn vùng ĐBSH, với mức GDP/người gấp 1,3 lần so với vùng KTTĐ Bắc Bộ. Những nguyên nhân chủ yếu đó là: cơ chế, chính sách và văn hóa. Về yếu tố lịch sử, có nhiều nghiên cứu cho rằng người miền Bắc (vùng ĐBSH) còn nặng tư tưởng phong kiến giáo huấn, không dám

Formatted: Level 5

Formatted: Level 5

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

chịu rủi ro nhiều, cũn người miền Nam (vựng ĐNB) là những người mở cừi nờn dám chịu rủi ro, dám mạo hiểm và có cái nhìn rộng hơn.

1.3.6. Bảo vệ môi trường chưa hiệu quả, chất lượng môi sinh giảm sút Chất lượng vệ sinh môi trường của toàn vùng nói chung và khu vực đô thị nói riêng đang là một vấn đề chính mà ĐBSH phải đương đầu, đặc biệt là ở các thành phố lớn thì tình hình này ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tốc độ đô thị hóa của vùng ĐBSH diễn ra rất nhanh chóng trong khi kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng kịp là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về môi trường. Bên cạnh đó, dân số đông, diện tích chật hẹp và sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp cũng góp phần làm cho vấn đề môi trường trở nên đáng quan tâm hơn.

Trong tương lai, nếu ĐBSH không có những chủ trương, chính sách hợp lý và quyết liệt thì vấn đề môi trường sống sẽ trở thành một vấn đề bức xúc, càng để lâu, càng khó giải quyết.

1.3.7. Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc.

Cho đến nay các hàng hóa của ĐBSH trong thị trường Đông Nam Á có sức cạnh tranh không lớn. Hầu hết các mặt hàng của vùng ĐBSH sản xuất đưa ra thị trường thế giới đều giống những mặt hàng được sản xuất tại Trung Quốc, trong khi sản phẩm của họ có trình độ công nghệ cao hơn. Nhiều hàng hóa của vùng đang bị lấn áp bởi hàng hóa Trung Quốc do giá rẻ, phong phú về mẫu mã, chủng loại với nhiều nhóm hàng. Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, rất nhiều sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc chiếm lĩnh tới 70% thị phần ở vùng ĐBSH, nhất là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thép, dệt may, đồ chơi và các mặt hàng tiêu dùng. Lựa chọn đúng loại sản phẩm, tạo sức cạnh tranh lớn cho sản phẩm sản xuất ra, xây dựng các trung tâm sản xuất, trong sự hợp tác và phân công trong khu vực là những thách thức đang đặt ra đối với ĐBSH.

1.3.8. Biến đổi khí hậu và thiên tai gây khó khăn ngày càng lớn.

Có thể nói, ĐBSH là một trong những vùng của Việt Nam gặp nhiều loại thiên tai nhất. Về mùa đông, mùa màng bị ảnh hưởng bởi sương giá, mùa hè bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bão nắng kéo dài. Mỗi năm thường có từ 5-6 cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ, năm có từ 9-10 cơn.

2. Vùng Bắc Trung Bộ 2.1. Khái quát chung.

Vùng BTB bao gồm địa giới hành chính của 6 tỉnh và thành phố : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Diện tích tự

Formatted: Level 5

Formatted: Level 5

Formatted: Level 5

Formatted: Level 3 Formatted: Level 4

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

nhiên là 51.174km2, số dân năm 2008 là 19,9 triệu người. Diện tích của BTB chiếm 15,8% diện tích đất của cả nước và dân số chiếm 22,8% số dân của cả nước. Mật độ dân số trên 1km2 là 934 người.Đây là vùng lãnh thổ có thể hình độc đáo kéo dài trên nhiều vĩ độ, một hành lang giao thông hẹp, ở ngay chính giữa đất nước. Phía Tây là sườn Đông dãy Trường Sơn giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên một tuyến quốc giới dài 1.294km, phía Đông với bờ biển dài 670km kéo dài từ Nga Sơn tới Hải Vân..

Đây là vùng tài nguyên đa dạng về khoáng sản, rừng và biển, một cơ sở vật chẩt bước đầu đang phát triển, một lực lượng lao động có tính năng động cao và trải qua nhiều thử thách. Một vị trí địa lý vừa làm cầu nối giữa vùng kinh tế - xã hộiKT - XH với địa bàn trọng điểm Bắc Bộ, vùng ĐBSH và các vùng trọng điểm miền Trung và Nam Bộ, bản thân nó giữ một vị trí nổi bật trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hộiKT - XH cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)